Chào mừng bạn đến với trang web!

Các bài viết admin sẽ duyệt trong thời gian sớm nhất.

Thiền - Tịnh - Mật căn bản cho Phật tử tại gia

thien thinh matI.Quá trình giáo hóa chúng sanh và thực trạng thời mạt pháp:

Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni ra đời nhằm mục đích giáo hóa chúng sanh từ mê lầm đến giác ngộ, từ sanh tử khổ đau đến chổ an vui giải thoát.

Suốt quãng đường đời độ sanh của Ngài, Ngài phương tiện nói ra rất nhiều pháp môn (84.000 pháp môn) mà chúng sanh từ vô lượng kiếp mãi lầm đường mê chấp trôi lăn trong 3 nẻo 6 đường chịu nhiều thống khổ.

 https://youtu.be/MdF5zRkMsFQ

 http://thientinhmat.com/

 

Trên lịch trình giáo hóa, Ngài dùng mọi phương chước phù hợp: khế lý, khế cơ; tiểu thừa, trung thừa, đại thừa; tùy theo căn cơ trình độ của chúng sanh. Pháp môn phương tiện ấy không những thích nghi tại thời điểm đó mà vẫn thích nghi cho thời mạt pháp sau này. Thời mà văn minh khoa học vật chất luôn dụ dẫn cuốn hút tâm địa con người chạy theo vật chất không phút giây dừng nghĩ, căn tánh trở thành si mê đần độn; tham vọng, móng khởi luôn bừng cháy. Thậm chí khi tụng kinh, niệm Phật, lễ Phật, cúng Phật lòng tham vọng mong cầu lợi dưỡng cũng biến thành sự trao đổi qua lại 2 chiều. Nói xa hơn lòng tham muốn “Trực chỉ chơn tâm, thấy tánh thành Phật”, tâm ham muốn niệm Phật mau được vãng sanh Tịnh độ, lúc trì chú cũng mong 1 vạn biến để đạt thành tựu sở nguyện v/v..Tóm lại, giữa tánh năng và sở chưa vắng lặng làm sao kiến tánh thành Phật, làm sao trở về Di Đà tự tánh, làm sao nhiếp hộ của chư Phật và các chúng bộ thần. Do tâm bệnh của chúng sanh quá nhiều nên đức Phật định chế ra nhiều pháp môn để trị tâm bệnh ấy.

 

I.Quá trình giáo hóa chúng sanh và thực trạng thời mạt pháp:

Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni ra đời nhằm mục đích giáo hóa chúng sanh từ mê lầm đến giác ngộ, từ sanh tử khổ đau đến chổ an vui giải thoát.

Suốt quãng đường đời độ sanh của Ngài, Ngài phương tiện nói ra rất nhiều pháp môn (84.000 pháp môn) mà chúng sanh từ vô lượng kiếp mãi lầm đường mê chấp trôi lăn trong 3 nẻo 6 đường chịu nhiều thống khổ.

Trên lịch trình giáo hóa, Ngài dùng mọi phương chước phù hợp: khế lý, khế cơ; tiểu thừa, trung thừa, đại thừa; tùy theo căn cơ trình độ của chúng sanh. Pháp môn phương tiện ấy không những thích nghi tại thời điểm đó mà vẫn thích nghi cho thời mạt pháp sau này. Thời mà văn minh khoa học vật chất luôn dụ dẫn cuốn hút tâm địa con người chạy theo vật chất không phút giây dừng nghĩ, căn tánh trở thành si mê đần độn; tham vọng, móng khởi luôn bừng cháy. Thậm chí khi tụng kinh, niệm Phật, lễ Phật, cúng Phật lòng tham vọng mong cầu lợi dưỡng cũng biến thành sự trao đổi qua lại 2 chiều. Nói xa hơn lòng tham muốn “Trực chỉ chơn tâm, thấy tánh thành Phật”, tâm ham muốn niệm Phật mau được vãng sanh Tịnh độ, lúc trì chú cũng mong 1 vạn biến để đạt thành tựu sở nguyện v/v..Tóm lại, giữa tánh năng và sở chưa vắng lặng làm sao kiến tánh thành Phật, làm sao trở về Di Đà tự tánh, làm sao nhiếp hộ của chư Phật và các chúng bộ thần. Do tâm bệnh của chúng sanh quá nhiều nên đức Phật định chế ra nhiều pháp môn để trị tâm bệnh ấy.

II.Tâm pháp của Thiền – Tịnh – Mật :

Trên phương diện tu trì của hành giả hiện nay, riêng về Việt Nam có 3 pháp môn chính yếu: 1 là Thiền tông, 2 là Tịnh độ tông, 3 là Mật tông

Pháp môn Tịnh độ (niệm Phật): 1 trong 3 pháp môn trên, là pháp môn xét ra rất dễ tu và ai ai cũng biết, câu Nam mô A Di Đà Phật, từ già đến trẻ, từ bình dân đến tri thức, từ chánh tín đến mê tín, ai cũng biết và dùng câu A Di Đà Phật v/v..và có ảnh hưởng rất lớn đến người Việt chúng ta. Đấy chỉ trên phương diện hình thức. Còn niệm Phật để trở về với Di Đà tự tánh,…vấn đề này hành giả cần nắm rõ tâm pháp niệm Phật để đạt kết quả, hành giả phải trải qua khóa học và được ấn ký của vị minh sư (Tịnh độ sư) để trong lúc tu tập có gặp chướng duyên gì, mau mau trình bạch lên vị minh sư để được hướng dẫn,…

Pháp môn Thiền tông: Thiền tông của Phật giáo Việt Nam, ảnh hưởng khá sâu đậm trong lòng dân tộc. Trên phương diện hình thức là cách xưng gọi trong chùa chiền Phật giáo như Thiền môn, chốn am Thiền, cửa Thiền, nhà Thiền, v/v..(chốn tịch mịch). Nhưng đứng về ứng dụng pháp môn Thiền hầu như pha trộn trong pháp môn Tịnh độ, còn chuyên thẳng về Thiền hầu như bị phôi pha khoảng 2,3 thế kỷ trước đây. Thứ 1, hoàn cảnh chiến tranh khói lửa, bom đạn, chạy giặc,..Thứ 2 cao trào văn minh vật chất lan tỏa qua các nước nghèo đói, lạc hậu v/v..Sau chiến tranh, áp lực kinh tế đã khiến thầy trò lo nhiều về khôi phục kinh tế, khôi phục chùa chiền nên pháp môn Thiền đã không đủ duyên để an tâm truyền thừa, mở lớp giảng dạy, khai thị, thoại đầu, thị quán, công án,..từ đó tâm pháp Thiền tông bị nhạt nhòa gần như mất gốc. Tuy nhiên, cũng có khi căn cơ khế ngộ giữa thầy và đệ tử vẫn được truyền thừa. Như Tịnh độ nói trên, thiếu Thiền sư dẫn đạo.

Pháp môn Mật tông: Riêng về Mật tông không ảnh hưởng nhiều trong Phật giáo Việt Nam. Có chăng chỉ 1 số thần chú, ấn khuyết và mẫu án tự,..để ứng dụng cho đàn pháp cần thiết. Pháp đàn trên hầu hết nằm trong Mật tông chính thống do chư Phật, chư Bồ Tát nói ra nằm rải rác trong các Kinh tạng. Chư tổ nương đấy mà truyền thừa và kế tục đến nay. Riêng về Mật sư tu chứng cũng có nhưng rất hiếm ví dụ: tổ Chi Cứng Lương, Khương Tăng Hội, Không Lộ Pháp Sư, Mật Ứng Đại Sư, Linh Ứng Đại Sư,..Các Ngài nắm giữ tâm pháp Mật tông (chân ngôn tông) nhằm trợ duyên và hỗ trợ cho người tu hành thẳng tiến đường tu và thành đạt trong sự nghiệp của cuộc đời và từ đó mà dẫn dắt họ hộ trì chánh pháp. Tâm pháp Mật tông không truyền thừa rộng rãi nên ít có ai trong giới tu hành nắm bắt 1 cách rõ ràng để chuyên tu pháp môn này. Vả lại pháp môn Mật tông dễ đưa hành giả vào đường thần Đạo, tăng trưởng ngả tướng, danh vị, quyền lợi và tình cảm. Nên chư Tổ chọn người truyền trao. Ngoài ra chỉ ứng dụng trợ lực những pháp môn Thiền và tịnh để hành giả mau thằng tiến trên lộ trình giải thoát.

III.Phần tổng yếu:

Đa số trí giả, hành giả đặt vấn đề, tất cả các tông pháp của Đức Phật thuyết ra, chúng sinh nào có duyên với pháp môn đó thì nương theo đó mà ứng dụng tu trì. Riêng về Phật giáo Việt Nam có 3 tông phái chính yếu, đó là Thiền – Tịnh – Mật được ứng dụng trong chốn Thiền gia cũng như hành giả tu tập hằng ngày. Nhưng tại sao không hành trì pháp môn nào cho ra pháp môn đó, mà lại pha trộn 1 lần cả 2,3 pháp?

Thắc mắc nêu trên rất đúng nhưng 3 tông pháp được kết hợp để hành giả ứng dụng, có lẽ Chư Phật, Chư Tổ muốn cho chúng sanh trong thời mạt pháp nương theo đây mà hành trì với các lý do sau đây:

1.Thời Đức Phật còn tại thế: con người thuộc hàng lợi căn lợi trì, nên khi Phật thuyết ra (thoại đầu, công án) họ ngộ ngay. Phật biết chúng sanh thời mạt pháp đa phần thuộc hàng độn căn, độn trí không thể nào “Trực chỉ chơn tâm, kiến tánh thành Phật” được. Phật vì thương chúng sanh và cũng nhân nơi Vua Tần Bà Sa La, Phật giới thiệu cảnh giới Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà, cầu vãng sanh về cảnh giới Tịnh độ đó (Tịnh độ tông)

2.Suy luận: từ lòng từ bi của Đức Phật nhằm dẫn dắt chúng sanh từ bờ mê qua bờ giác

Thí dụ: 1 cây cầu độc mộc bắt qua sông để cho người từ bờ bên này sang bờ bên kia để cho người đi tắt qua bờ giải thoát. Nhưng đối với người có đôi chân cứng cáp, rắn rỗi (hàng lợi căn) họ trực chỉ qua cầu 1 cách dễ dàng (cây cầu tượng trưng cho trực chỉ chơn tâm kiến tánh thành Phật)

Đức Phật biết chúng sanh thời mạt pháp (độn căn) như trẻ thơ mới biết đi chập chững, muốn từ bờ bên đây qua cầu sang bờ bên kia..thử hỏi 10 em qua bờ bên kia được mấy em? Đức Phật phương tiện tra thêm 1 cây vịn để nương vịn qua cầu, cây vịn ấy là cây Tịnh độ. Vậy cầu là nhiếp tâm, là trực chỉ, là chơn tâm. Nhiếp tâm (Thiền), niệm Phật (cây vịn Tịnh độ) thì 10 em sang bờ bên kia chắc chắn 80 – 90% sẽ qua được.

Thêm vào đó, 10 phương Chư Phật, Chư Bồ Tát và các bộ chúng Thiện Thần, tiếp nối lòng từ bi của Phật lại phát nguyện: Nếu chúng sanh sau này, ai muốn cầu giải thoát 1 cách an tâm và mau lẹ hãy kêu đến tên tôi hoặc đọc lên thần chú này chúng tôi tức khắc đến trợ giúp cho người đó thành đạt ý nguyện,..

Phật, Bồ Tát, chúng bộ thần (Mật tông) là những người đã từng quen đi cầu độc mộc, đến nắm 1 tay trẻ thơ (hành giả) dẫn dắt qua cầu, tất nhiên kết quả trăm phần trăm. Tóm lại: nhiếp tâm (Thiền), niệm Phật (tịnh), trì chú (Mật). 3 pháp môn không lìa hở như: cầu, vịn và người nắm tay dìu dắt.

IV.Phần thí dụ:

1.Mật tông trợ duyên như 1 phương tiện:

Mật tông là một năng lực nó chỉ có sức mạnh để trợ duyên ví dụ như xe máy, xe ô tô, máy bay,.. để đưa hành giả đi đến mục đích nhanh nhất. Nhưng nó lệ thuộc vào người điều khiển. Người điều khiển ngay, đúng thì nó ngay, đúng. Còn người điều khiển vào gốc cây, hầm hố,..thì nó cũng đưa người và phương tiện vào hầm, sụp hố,..nên thường nói “Mật tông là con dao 2 lưỡi”, người chánh nó chánh, người tà nó tà. Hơn nữa trong Mật tông nó có nhiều bí pháp (Kim Cang tạng) cơ cấu lại (thai tạng) trở thành năng lực của Mật pháp ví như chiếc xe, máy bay,..cấu tạo có nhiều bộ phận như: nơi chứa acquy điện, nhớt, xăng; bộ khởi động, kèn, xi nhan, thắng trước, sau,..đòi hỏi người điều khiển phải rành rẽ mọi thao tác. Người tu trì Mật tông cũng vậy.

2.Thiền tông như người chủ điều khiển phương tiện:

Có xe tốt (Mật tông) nhưng quan trọng là người điều khiển lúc di hành, nếu không chánh tâm, nhiếp niệm, không chủ ý để tâm phóng túng, điên đảo vọng tưởng thì khó có thể đến mục đích như ý muốn mà luôn bị va quẹt, đâm vào cột đèn, sa xuống hố. Sự shú ý cẩn trọng nêu trên là Thiền tông. Tâm pháp của Thiền là cục đá mồ côi, ổ gà, cành cây, cây đinh, sương mù, ảo giác,..tất cả là nội ma (ngũ ấm), ngoại ma (ngoại chướng) hành giả tu Thiền phải hiểu rõ và nắm vững thì đường đến chân tâm kiến tánh (hay Tịnh độ) rất mau lẹ.

 

3.Tịnh độ như mục tiêu được xác định rõ ràng:

Chính yếu là Tịnh độ. Tịnh độ là điểm đến, là mục tiêu có định hướng, xe tốt, người điều khiển xe có nhiếp tâm nhưng mục tiêu đi về đâu? Đi về điểm chân tâm kiến tánh hay vãng sanh về cực lạc của Phật A Di Đà hoặc giải thoát v/v..ít ra nó phải có định hướng rõ ràng, chứ lên xe chạy mà không biết đi đâu thì thử hỏi sẽ như thế nào? Tóm lại, Tịnh độ là 1 định hướng, là điểm đến. Nhưng từ khởi hành cho đến điểm đích; lộ trình ấy vô cùng phức tạp; không biết bao nhiêu ngã rẻ; đèn xanh, đèn đỏ; ngỏ hẹp, ngỏ to, đường tốt, đường xấu. Những cái đó gọi là yếu chỉ tâm pháp Tịnh độ. Người giao thông trên đường đó không cẩn trọng cũng khó đạt đến mục tiêu.

V.Kết luận:

Thiền – Tịnh – Mật là cái kiềng (đỉnh) 3 chân, đều liên đới Mật thiết không thể thiếu được. Trong Thiền phải có Tịnh độ, trong Tịnh độ phải có Thiền, Thiền – Tịnh cần phải có phương tiện hay gọi là năng lực, kiên trì mọi cần thiết của sức lực (Mật tông)

Nên Chư tổ thấy trong thời mạt pháp người tu hành cầu giải thoát cần đủ 3 pháp môn, nên định chế nghi thức tụng niệm trong chốn Thiền gia vào thời kinh (tu trì) phải: Tịnh tam nghiệp – Tịnh pháp giới – Tịnh khẩu nghiệp chơn ngôn và tụng chú Đại bi,..đó là Mật tông. Xong mới tụng trì các phần Kinh Di Đà, pháp hoa,v/v..hình thức tụng trì ấy là Tịnh độ. Sau cùng, phải tụng bát nhã tâm kinh (Thiền tông).Vậy 3 pháp có gắn kết với nhau không? Lìa 1 có đủ không?

Kính mong quý trí giả bình tâm xét kỹ lời khai thị này, nếu thấy phù hợp thì nương đấy làm hành trang tu tập.

 (HT Thích - Thượng Nhật - Hạ Quang)

 

Tham khảo chi tiết kính mời Quý vị có căn duyên vào địa chỉ web: 

http://thientinhmat.com/

https://youtu.be/MdF5zRkMsFQ

Mua bán Online

Bán Chó Con Phú Quốc thuần chủng

08-12-2024 Các dịch vụ khác

Chó Phú Quốc thuần chủng Chó con (dưới 3 tháng tuổi) 1.000.000 đ (ĐT 0385839339 - Thiên Bách), Phường Bình Đức, Thành phố Long Xuyên, An Giang

Cần tuyển 2 nam chăm sóc tưới cây xanh

08-12-2024 Việt làm, Học tập, Tâm linh

Cần tuyển 2 nam chăm sóc cây xanh: tưới cây, quét dọn rác cây xanh, bón phân, xịt thuốc (có người hướng dẫn làm) lương mổi người 6.000.000 đ/tháng có thưởng...

Lịch trình du lịch An Giang tự túc 3 ngày 2 đêm

08-12-2024 Du lịch ẩm thực

Lịch trình du lịch An Giang 3 ngày 2 đêm - Ngày 1: Núi Sam – Búng Bình Thiên – Thánh Đường Hồi Giáo Mas Jid Khoy Ri Yah – Chợ...