(LƯU Ý : BÀI ĐĂNG NÀY CHỈ ĐỂ VẬN ĐỘNG TIỀN IN ẤN SÁCH, BẢN QUYỀN THUỘC TÁC GIẢ: ANH ÔNG KIM KHẢI - HỘI SỬ HỌC AN GIANG- NHÀ RIÊNG TẠI ẤP THỊ 2 (CHỢ CÁI TÀU THƯỢNG) - XÃ HỘI AN- HUYỆN CHỢ MỚI - TỈNH AN GIANG)
CÁC BẠN THÂN MẾN!
HIỆN NAY CUỐN SÁCH ĐÃ ĐƯỢC CÔ NGUYỄN KIM NƯƠNG (CỰU HIỆN TRƯỞNG TRƯỜNG HỘI AN) HỢP ĐỒNG IN ẤN 1.000 QUYỂN CHI PHÍ 120.000.000Đ
DO BÀ CON QUÊ HƯƠNG CÁI TÀU THƯỢNG ĐÓNG GÓP ỦNG HỘ. NGÀY 10.11.2015 IN XONG ĐỂ CHÀO ĐÓN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11.2015 TẠI TRƯỜNG.
TÊN VÀ SỐ TIỀN ỦNG HỘ CỦA CÁC BẠN SẼ ĐƯỢC IN VÀO PHẦN TRI ÂN PHÍA SAU CUỐI SÁCH. NGÀY 20.10.2015 SẼ CHỐT DANH SÁCH ỦNG HỘ ĐỂ ĐƯA VÀO BẢN IN . CÁC BẠN QUÊ CÁI TÀU THƯỢNG CÓ ỦNH HỘ IN ẤN SÁCH XIN GỞI TIỀN QUA TÀI KHỎAN HOẶC TIỀN MẶT (ĐT: 0913.740.777):
+ NGUYỄN HỮU NGHĨA, NGÂN HÀNG EXIMBANK-CHI NHÁNH AN GIANG :
- SỐ TẢI KHỎAN : 150.214.849.154.134(VND)
- SỐ TẢI KHỎAN : 150.214.849.154.151(USD)
TRÂN TRỌNG.
CHÂN THÀNH CẢM TẠ
Quý cô chú và anh chị em cựu học sinh đã hỗ trợ chi phí in ấn,
phát hành cuốn Kỷ yếu Trường Tiểu học “A” Hội An
1-Thượng tướng Bùi Văn Huấn (Út Lê) -Nguyên Phó CN Tổng cục Chính trị QĐNDVN, hiện cư ngụ TP. Long Xuyên.-10.000.000-Đồng
2-Ô. Bùi Nguơn Mật và các con-Quê ở xã Hội An, nay cư ngụ tại TP.HCM.-10.000.000-Đồng
3-Ô. Lê Như Tứ và các con (Diễm Ái, Hòang Anh, Diễm Châu, Diễm Uyên, Đạt Thịnh) định cư tại Hoa Kỳ - 500 USD (tương đương 11.000.000 đồng)
3-Cán bộ, GV Trường Tiểu học “A” Hội An-Xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang-6.200.000-Đồng
4-Ô. Nguyễn Văn Hơn và các con-Nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang, hiện cư ngụ tại TP. Long Xuyên.-5.000.000-Đồng
5-Ô. Lê Hồng Khâm-UVTV Tỉnh ủy – Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang.-5.000.000-Đồng
6-KS. Nguyễn Hữu Nghĩa và BS. Trần Kim Thi-Công ty Điện lực An Giang/Trạm Y tế xã Mỹ An Hưng A (Lấp Vò, ĐT).-5.000.000-Đồng
7-BS. Phạm Ngọc Trung và DS. Trần Thị Diệu Hiền-PGĐ. Bệnh viện ĐKTT AG/Trưởng khoa Dược Bệnh viện Tim mạch AG.-5.000.000-Đồng
8-Bà Nguyễn Thị Tre-Doanh nghiệp tư nhân Mười Ty (xã Hội An, Chợ Mới, AG).-4.000.000-Đồng
9-ThS. Nguyễn Kim Nương-Nguyên HT. Trường PTCS “A” Hội An, hiện cư ngụ tại TP. Long Xuyên.-3.000.000-Đồng
10-BS. Nguyễn Thanh Hùng-Huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang-3.000.000-Đồng
11-Chi hội Khuyến học Trường Tiểu học “A” Hội An-Xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.-3.000.000-Đồng
12-Hội Cựu giáo chức xã Hội An-Xã Hội An, huyện Chợ Mới, AG.-2.400.000-Đồng
12-Ô. Nguyễn Tấn Lực-Nguyên GĐ.Cty Bảo hiểm PJICO AG, hiện cư ngụ tại xã Mỹ An Hưng A (Lấp Vò, ĐT).-2.000.000-Đồng
14-Ô. Bùi Trung Hưng và bà Văn Thị Hía-Phường Bình Khánh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang.-2.000.000-Đồng
15-LS. Đặng Thanh Huy-TP. Hồ Chí Minh.-2.000.000-Đồng
16-Bà Trương Thị Cầu-Doanh nghiệp tư nhân NHỌN ((xã Hội An, Chợ Mới, AG).-2.000.000-Đồng
17-BS. Lê Nhựt Tiến-Bệnh viện Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt tỉnh An Giang.-2.000.000-Đồng
18-Trường PTCS Hội An-Xã Hội An, huyện Chợ Mới, AG.-1.200.000-Đồng
19-KTS. Nguyễn Quốc Trạng-PGĐ. Sở Xây dựng Đồng Tháp.-1.000.000-Đồng
20-Ô. Nguyễn Hùng Thắm-HT. Trường Tiểu học “A” Hội An.-1.000.000-Đồng
21-Bà Lê Ngọc Ánh-Chủ tịch Hội Cựu giáo chức xã Hội An.-1.000.000-Đồng
22-ThS. Nguyễn Thị Tâm-Giảng viên Trường Đại học An Giang.-1.000.000-Đồng
23-BS. Trần Quang Khải-Giảng viên Trường ĐH Y dược Cần Thơ.-1.000.000-Đồng
24-Ô. Nguyễn Ngọc Ẩn-Xã Mỹ An Hưng A (Lấp Vò, ĐT).-1.000.000-Đồng
25-Ô. Nguyễn Văn Bé-TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.-500.000-Đồng
26-Bà Nguyễn Kim Thu-Cựu GV Trường Tiểu học “A” Hội An.-500.000-Đồng
27-Nguyễn Trần Quân-HS Trường THPT Huỳnh Thị Hưởng.-200.000-Đồng
Chốt danh sách và số tiền đến ngày 06.11.2015 là : 91.000.000-Đồng
SAU ĐÂY LÀ NỘI DUNG QUYỂN SÁCH XIN GIỚI THIỆU ĐỂ CÁC BẠN THAM KHẢO.
LỜI MỞ ĐẦU
Xưa kia, trường học là nơi như: đình, chùa hoặc là nhà của thầy đồ. Cư dân nào muốn khai tâm mở trí cho con em của mình thì đem gởi ở nhà thầy, hoặc hằng ngày phải đưa rước.
Và khi được thầy nhận làm học trò thì phải đem đến nhà thầy một con gà trống cồ vừa biết gáy để làm lễ “KHAI TÂM”. Bởi lẽ, người xưa luôn quí trọng “CÁI TÂM” hơn “BA CÁI TÀI”. Vì thế cho nên, người học trò xưa chỉ cầu mong sao được học biết chữ nghĩa của thánh hiền để “SÁNG CÁI TÂM” mà làm hành trang trong cuộc sống.
Hồi ấy, người thầy đóng vai của một “NGƯỜI CHA TINH THẦN” nên luôn đem hết sở học của mình để dạy bảo học trò, còn việc thù lao cho thầy thì phụ thuộc vào mùa nào mà thức nấy. Vì lẽ ấy, Nho giáo đã xếp địa vị của người thầy cao hơn cha mẹ “QUÂN – SƯ – PHỤ”. Từ đó phát huy tinh thần “TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO”, và trong tâm của người học trò thời phong kiến, “TAM CANG NGŨ THƯỜNG” đối với nam và “TAM TÒNG TỨ ĐỨC” đối với nữ luôn là thước đo về phẩm chất của một con người.
Nhưng kể từ khi Pháp thuộc, ngôn ngữ và văn minh phương Tây đã lấn át cái học từ chương, làm phai dần nề nếp của ông cha thuở trước.
Ngày nay, sự học cứ mãi phát triển theo chiều hướng khoa học. Từ đó, máy móc đã lần hồi chen lấn vào công việc dạy của người thầy, những tiện nghi hiện đại đã thu gọn tri thức của loài người vào trong túi áo.
BIÊN NIÊN SỬ TRƯỜNG LÀNG HỘI AN
(LƯU Ý : BÀI ĐĂNG NÀY CHỈ ĐỂ VẬN ĐỘNG TIỀN IN ẤN SÁCH, BẢN QUYỀN THUỘC TÁC GIẢ: ANH ÔNG KIM KHẢI - HỘI SỬ HỌC AN GIANG- NHÀ RIÊNG TẠI ẤP THỊ 2 (CHỢ CÁI TÀU THƯỢNG) - XÃ HỘI AN- HUYỆN CHỢ MỚI - TỈNH AN GIANG)
CÁC BẠN THÂN MẾN!
HIỆN NAY CUỐN SÁCH ĐÃ ĐƯỢC CÔ NGUYỄN KIM NƯƠNG (CỰU HIỆN TRƯỞNG TRƯỜNG HỘI AN) HỢP ĐỒNG IN ẤN 1.000 QUYỂN CHI PHÍ 120.000.000Đ
DO BÀ CON QUÊ HƯƠNG CÁI TÀU THƯỢNG ĐÓNG GÓP ỦNG HỘ. NGÀY 10.11.2015 IN XONG ĐỂ CHÀO ĐÓN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11.2015 TẠI TRƯỜNG.
TÊN VÀ SỐ TIỀN ỦNG HỘ CỦA CÁC BẠN SẼ ĐƯỢC IN VÀO PHẦN TRI ÂN PHÍA SAU CUỐI SÁCH. NGÀY 20.10.2015 SẼ CHỐT DANH SÁCH ỦNG HỘ ĐỂ ĐƯA VÀO BẢN IN . CÁC BẠN QUÊ CÁI TÀU THƯỢNG CÓ ỦNH HỘ IN ẤN SÁCH XIN GỞI TIỀN QUA TÀI KHỎAN HOẶC TIỀN MẶT (ĐT: 0913.740.777):
+ NGUYỄN HỮU NGHĨA, NGÂN HÀNG EXIMBANK-CHI NHÁNH AN GIANG :
- SỐ TẢI KHỎAN : 150.214.849.154.134(VND)
- SỐ TẢI KHỎAN : 150.214.849.154.151(USD)
TRÂN TRỌNG.
SAU ĐÂY LÀ NỘI DUNG QUYỂN SÁCH XIN GIỚI THIỆU ĐỂ CÁC BẠN THAM KHẢO.
LỜI MỞ ĐẦU
Xưa kia, trường học là nơi như: đình, chùa hoặc là nhà của thầy đồ. Cư dân nào muốn khai tâm mở trí cho con em của mình thì đem gởi ở nhà thầy, hoặc hằng ngày phải đưa rước.
Và khi được thầy nhận làm học trò thì phải đem đến nhà thầy một con gà trống cồ vừa biết gáy để làm lễ “KHAI TÂM”. Bởi lẽ, người xưa luôn quí trọng “CÁI TÂM” hơn “BA CÁI TÀI”. Vì thế cho nên, người học trò xưa chỉ cầu mong sao được học biết chữ nghĩa của thánh hiền để “SÁNG CÁI TÂM” mà làm hành trang trong cuộc sống.
Hồi ấy, người thầy đóng vai của một “NGƯỜI CHA TINH THẦN” nên luôn đem hết sở học của mình để dạy bảo học trò, còn việc thù lao cho thầy thì phụ thuộc vào mùa nào mà thức nấy. Vì lẽ ấy, Nho giáo đã xếp địa vị của người thầy cao hơn cha mẹ “QUÂN – SƯ – PHỤ”. Từ đó phát huy tinh thần “TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO”, và trong tâm của người học trò thời phong kiến, “TAM CANG NGŨ THƯỜNG” đối với nam và “TAM TÒNG TỨ ĐỨC” đối với nữ luôn là thước đo về phẩm chất của một con người.
Nhưng kể từ khi Pháp thuộc, ngôn ngữ và văn minh phương Tây đã lấn át cái học từ chương, làm phai dần nề nếp của ông cha thuở trước.
Ngày nay, sự học cứ mãi phát triển theo chiều hướng khoa học. Từ đó, máy móc đã lần hồi chen lấn vào công việc dạy của người thầy, những tiện nghi hiện đại đã thu gọn tri thức của loài người vào trong túi áo.
Thực tế đã cho thấy: Những gì muốn hiểu trong học tập, muốn biết trong cuộc sống thì học trò ngày nay rất e ngại hỏi thầy (vì sợ chúng bạn cười mình chậm hiểu) mà thường truy cập qua điện thoại nối mạng.
Điều đáng nói ở đây là tại sao nhiều người trong chúng ta quá quan tâm đến đời thường của cầu thủ, của ca sĩ mà mình yêu thích mà ít có học trò nào muốn biết thầy cô của mình đời sống ra sao, từ đâu đến để dạy dỗ cho mình, thậm chí một số học sinh còn trêu chọc thầy cô trong lớp học, trong khi thầy cô là những người thầm lặng luôn miệt mài từng trang giáo án để truyền thụ kiến thức cho đời.
Nay, sưu tầm để ghi chép về nguồn gốc Trường Tiểu học “A” Hội An nhằm mục đích tri ân những thầy cô đã hết lòng dạy dỗ từ buổi ban đầu, nơi đã là “CÁI NÔI” sản sinh nhiều tài năng giúp ích cho xã hội. Đồng thời, cũng tạo điều kiện cho thế hệ trẻ có thêm hiểu biết về những thầy cô đã từng dạy ông cha của mình.
Tài liệu này được đóng sách cũng là nhờ vào chuyện kể của nhiều thế hệ thầy cô đã từng DẠY, nhiều thế hệ học trò đã từng HỌC ở mái trường xưa yêu dấu.
Đặc biệt, xin cám ơn Ô. Đặng Hoài Dũng – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh An Giang – đã đóng góp ý kiến và chỉ đạo việc in ấn, phát hành cuốn sách này!
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng trong quá trình truy tìm thông tin của những thầy cô, những học sinh thành đạt, những học sinh thành danh và những học sinh xuất sắc của trường qua các thời kỳ thì tác giả không sao tránh khỏi thiếu sót và sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý để lần sau bổ túc cho cuốn sách đầy đủ hơn!
Cái Tàu Thượng, ngày 15.3.2015
ÔNG KIM KHẢI
THÀNH THẬT TRI ÂN:
- Thầy Nguyễn Văn Na (nay đã qua đời).
- Thầy Nguyễn Văn Bé.
- Cô Nguyễn Kim Nương.
- Thầy Lê Văn Hiền.
- Cô Nguyễn Thị Phi Phượng
- Ô. Lê Minh Chánh (cháu ngoại thầy Trần Văn Kiết).
- Cô Dương Thị Phi Phượng (giúp đánh máy bản thảo).
Và tất cả quí thầy cô, anh chị em cựu học sinh đã cung cấp thông tin.
* * *
LỜI GIỚI THIỆU
Độc giả đang cầm trên tay quyển “Biên niên sử Trường Tiểu học ‘A’ Hội An” thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Sách này do ông Ông Kim Khải - nguyên là một học sinh cũ của Trường, hội viên Hội Khoa học lịch sử An Giang - sưu tầm và biên soạn.
Vùng đất Chợ Mới là nơi đầu tiên lưu dân Việt vào định cư trên vùng đất An Giang, từ đầu thế kỷ XVII. Dân Chợ Mới từng tự hào là dân “hai huyện” (Tân Bình và Phước Long) thuộc phủ Gia Định do Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh lập ra vào cuối thế kỷ XVII. Với truyền thống hiếu học của dân tộc Việt, việc chăm lo học hành của thế hệ trẻ ở Chợ Mới có nét riêng và độc đáo.
Năm 1867, khi Pháp chiếm trọn Nam Kỳ lục tỉnh, sau một thời gian ổn địmh tình hình, từ năm 1879, chúng bắt đầu cho mở các trường tiểu học ở các hạt (tổng cộng có 20 hạt) để dạy chữ Pháp và chữ Quốc ngữ cho thế hệ trẻ. Sau đó, có lẽ năm 1886, thực dân Pháp mới bắt đầu cho mở trường sơ học ở tổng và xã. Làng Hội An xưa thuộc tổng An Thạnh, huyện Vĩnh An, hạt Sa Đéc đã được mở trường sơ cấp tổng (Ecole primaire élémentaire de Canton), là tiền thân của Trường Tiểu học “A” “Hội An” hiện nay. Tính đến nay, trường đã được gần 130 tuổi.
Để thực hiện quyển sách này, Ông Kim Khải đã dành thời gian hơn 20 năm ghi chép, sưu tập tư liệu. Và phải bằng tình cảm mãnh liệt của một học trò đối với ngôi trường thân yêu tại làng quê, với thầy cô, bạn bè … mới có đủ động lực, ý chí, quyết tâm hoàn thành quyển sách này.
Đọc xong quyển sách, chúng ta thấy được sự thăng trầm của một ngôi trường. Nhưng nhờ ý thức của cộng đồng, lòng hiếu học của người dân, ngôi trường đã nhanh chóng được tái lập. Và ở chương V cho chúng ta thấy, trong gần 130 năm tồn tại, một ngôi trường nhỏ đã đóng góp cho xã hội Việt Nam hàng trăm tài năng, nhiều lĩnh vực khác nhau; đặc biệt trong hai cuộc chiến đấu chống ngoại xâm (Pháp và Mỹ) và công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
Do công việc vượt quá sức của một cá nhân, mặc dù sách này có được nhiều người đọc và góp ý, song không tránh khỏi sai sót. Như tác giả đã ngỏ ý trong “Lời mở đầu”, rất mong sự lượng thứ của người đọc, và rất cần sự đóng góp chân tình để bổ sung cho đầy đủ hơn trong lần in sau.
Với lòng trân trọng tấm lòng, tâm huyết và thiện ý của tác giả, tôi xin giới thiệu quyển sách “Biên niên sử Trường Tiểu học ‘A’ Hội An” với quý độc giả, đặc biệt là với những người quê ở Chợ Mới, Hội An, nhất là với hàng vạn cựu học sinh Trường Tiểu học “A” Hội An, hiện đang sống ở mọi miền đất nước, kể cả ở nước ngoài.
ĐẶNG HOÀI DŨNG
Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử An Giang
I. NHỮNG THẦY DẠY CHỮ NHO TIÊU BIỂU
CỦA LÀNG HỘI AN
Trong thời kỳ đầu khai mở làng Hội An, thầy dạy chữ Nho là những người biết chữ dạy người chưa biết chữ. Khác với truyền thống ở ngoài Bắc và miền Trung, thầy dạy là những vị khoa bảng đã từ quan “Tiến vi quan, thối vi sư”.
Làng Hội An, khi ông Bùi Xuân Hòa vào đây mở trường dạy chữ Nho thì hầu hết những gia đình khá giả đều đem con đến học.
Lúc bấy giờ, Nam Kỳ đã là thuộc địa của Pháp và người Pháp cũng đã mở trường sơ cấp ở nơi này. Tuy vậy, nơi dạy chữ Nho của thầy Bùi vẫn luôn đông học trò.
1. Thầy BÙI XUÂN HÒA
Ông sinh năm 1865 tại Quảng Nam (Đà Nẵng). Trong lúc chờ khoa thi Hương(1) thì quân Pháp chiếm Bắc Kỳ, triều đình Huế phải ký Hòa ước Patenôtre (1884).
Công danh trắc trở, ông tìm đến làng Hội An mở trường dạy học. Theo truyền khẩu, ông viết chữ Nho rất đẹp nên mọi người gọi ông là thầy Phụng (chữ viết như rồng bay, phụng múa).
Lúc sinh thời, ông sáng tác nhiều thơ văn. Rất tiếc! Chiến tranh loạn lạc lại thêm cảnh “cha làm thầy, con bán sách” nên di cảo của ông chẳng còn. Tuy vậy, bài vè cháy chợ Cái Tàu Thượng của ông cảm tác năm 1888 vẫn còn được truyền khẩu. Mãi đến năm 1989, thầy Nguyễn Văn Na mới hoàn chỉnh việc giải thích nội dung của bài vè. (Xem Phụ lục, trang….).
Thầy Bùi Xuân Hoà đến tuổi sáu mươi thì bị loà đôi mắt nên không còn dạy học. Nối nghiệp thầy, học trò cũ của ông ở nhiều nơi cũng mở lớp dạy học.
Có lần tình cờ ngang qua lớp dạy của người học trò cũ, nghe học trò của mình giảng sai nghĩa, dù công việc của ông đang gấp, ông cũng bảo người nhà dừng lại đưa ông vào gặp riêng người học trò cũ. Ông tận tình giảng lại cho rõ nghĩa mới yên tâm lên đường.
Hiện nay, mộ phần của ông gần chùa Phổ Chiếu thuộc ấp An Quới, xã Hội An Đông, Lấp Vò, Đồng Tháp.
2. Thầy LÊ VĂN HỰU
Thầy Lê Văn Hựu sinh năm 1882 tại khu vực chợ Cái Tàu Thượng thuộc ấp Thị, thôn Hội An, tổng An Thạnh, huyện Vĩnh An, hạt Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, An Giang).
Ông là học trò của thầy Bùi Xuân Hoà. Lúc sinh thời, ông là thầy dạy học tại địa phương và cũng là thầy thuốc.
Theo truyền khẩu, ông được nhiều người khen ngợi về nhân cách. Ông có một người bác tên là Lê Văn Lộc. Qua tìm hiểu gia phả của họ Lê, ông Lê Văn Lộc (Tám Lộc) là người không có con nối dõi; tuy vậy, ông lại có hơn hai mươi người cháu gọi ông Lộc bằng chú, bằng bác và bằng cậu. Duy chỉ có ông Lê Văn Hựu gọi ông Lộc bằng bác được chọn làm người thừa kế. Điều này đã chứng minh được nhân cách của thầy Lê Văn Hựu.
Thầy Lê Văn Hựu mất năm 1929, hưởng dương 47 tuổi.
3. Thầy TRẦN VĂN CAO
Thầy Trần Văn Cao sinh năm 1884 tại ấp An Ninh, thôn Hội An, tổng An Thạnh, huyện Vĩnh An, hạt Sa Đéc (nay thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Ông là môn đồ ưu tú của thầy Bùi Xuân Hoà, nối chí làm thầy dạy học tại ấp An Ninh. Lúc sinh thời, ông sáng tác nhiều thơ văn để truyền lại cho con cháu và học trò với những lời khuyên về cách sống sao cho phù hợp với đạo làm người (hiện cháu nội của ông là Trần Minh Giám còn cất giữ nhiều di cảo).
Do không ai thông thạo chữ Hán Nôm nên chưa được dịch để phổ biến. Ngoài ra ông còn khởi xướng việc xây dựng chùa An Phước; sau đó chính ông cũng đã tổ chức tu bổ lại chùa này.
Ông mãn phần năm 1969, thọ 85 tuổi.
II. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ THAY ĐỔI TÊN TRƯỜNG
1. TRƯỜNG SƠ CẤP TỔNG
ECOLE PRIMAIRE ELEMENTAIRE DE CANTON
(18… - 1916)
Nhằm đào tạo lớp trí thức biết tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ để phục vụ cho chính quyền thuộc địa, ngay từ khi chiếm trọn 6 tỉnh Nam Kỳ (1867), chính quyền thực dân đã chú ý đến việc mở một số trường học. Ngày 17 tháng 3 năm 1879, Thống đốc Nam Kỳ Jules Lafont ký nghị định cải cách giáo dục thiết lập Sở Học chánh Nam Kỳ và tổ chức hệ thống giáo dục Pháp Việt. Tháng 7 năm 1979, thay Jules Lafont là Le Myre de Vilers - viên Thống đốc dân sự đầu tiên của Nam Kỳ - đã chú ý hơn về việc mở rộng hệ thống các trường học đến các trung tâm quận, tổng.
Làng Hội An bấy giờ thuộc tổng An Thạnh Thượng, trụ sở của tổng được đặt tại chợ Cái Tàu. Còn trường sơ cấp tổng (chưa biết thành lập từ năm nào) thì được xây dựng trên phần đất của ông Lê Văn Lộc (cách Trường Mẫu giáo hiện nay khoảng 10 mét về hướng chợ), nền móng xây bằng đá tảng nay vẫn còn.
Hồi ấy, người Pháp tuyển chọn học sinh để đào tạo làm thầy dạy học phải là con em của Hương chức trong Ban hội tề hoặc là thành phần địa chủ. Thế nên toàn tỉnh Sa Đéc xưa chỉ có vài chục học trò được chọn nên tình trạng thiếu thầy rất trầm trọng khi mở thêm trường lớp.
Căn cứ vào lời kể của ông Ông Kim Thuận (sinh 1911) vốn sinh trưởng tại Cái Tàu Thượng và cũng là học sinh của trường thì ông đã từng biết mặt và nơi ở của những người thầy trong thời kỳ đầu xây trường mở lớp, người biên soạn biết được nguồn gốc để truy tìm hậu duệ của các thầy.
2. TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁI TÀU THƯỢNG
ECOLE PRIMAIRE COMPLEMENTAIRE DE CÁI TÀU THƯỢNG
(1917 – 1938)
Chợ Cái Tàu Thượng là 1 trong 5 chợ lâu đời nhất của huyện Vĩnh An.
Sau khi Pháp thuộc, nơi đây vẫn luôn là trung tâm thương mại, trung tâm hành chánh của tổng An Thạnh Thượng. Vì lẽ ấy, Trường Sơ cấp tổng đến năm 1917 được nâng lên thành Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng.
Lúc bấy giờ, chính quyền thuộc địa đã thiết lập một hệ thống giáo dục tiểu học cho toàn quốc với chương trình phải học là 6 năm gồm các lớp như sau:
* Cấp Sơ học (Elémentaire) gồm:
1. Lớp năm (Enfantin) nay là lớp 1.
2. Lớp tư (Préparatorie) nay là lớp 2.
3. Lớp ba (Elémentaire) nay là lớp 3.
(Học hết lớp ba phải thi lấy bằng Sơ học. Tốt nghiệp Sơ học mới được dự tuyển vào năm thứ nhất của bậc Tiểu học).
* Cấp Tiểu học (Complémentaire) gồm:
4. Lớp nhì nhỏ (Cours moyen première année) – năm thứ nhất.
5. Lớp nhì lớn (Deuxième année) – năm thứ hai.
6. Lớp nhất (Troixième année) – năm thứ ba, còn gọi là Supérieur.
Những học sinh ở các trường sơ cấp như Mỹ Luông, Tấn Mỹ, Tân Phước (nay là Bình Phước Xuân), An Thạnh Trung, Mỹ An Hưng (nay là Mỹ An Hưng “A” và “B”), Hội An Đông đã tốt nghiệp Sơ học đều đến dự tuyển vào Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng.
3. TRƯỜNG TIỂU HỌC HUỲNH NGỌC QUẾ
ECOLE PRIMAIRE COMPLEMENTAIRE DE HUỲNH NGỌC QUẾ
(1939 – 1945)
Trường lấy tên của vị Hương bộ làng Hội An ở đầu thời kỳ pháp thuộc. Hồi ấy, ông Quế tuổi trên ba mươi, vừa được Ban hội tề cử làm Hương bộ(2) thì cũng là lúc cháy chợ Cái Tàu (1888), làm cho ông phải tiêu tan sự nghiệp.
Cảnh cha mẹ già, một vợ với ba con nhỏ, màn trời chiếu đất! Thầy Bùi Xuân Hòa cũng phải động lòng mà thốt lên trong bài vè Cháy chợ:
“Thương, là thương, thầy Lưỡng, thầy Dương,
Cám là cám Bộ Miên, Bộ Quế”.
Trắng tay, ông phải che tạm căn nhà ở nhờ trên phần Hương bộ Huỳnh Ngọc Quế đất của một người quen họ Phạm. Tại đây, ông phải làm
lại từ đầu bằng con đường “Quyết tâm lo cho các con ăn học”.
Do có sự ưu đãi của người Pháp dành cho những người tham gia trong guồng máy cai trị ở hạ tầng, đặc biệt nhất là con của thành phần Hương chức. Vì lẽ ấy, hai người con của ông Quế là Huỳnh Ngọc Bỉnh và Huỳnh Ngọc Trưng được chánh quyền thuộc địa trợ cấp cho ăn học. Tuy vậy, chi phí luôn không đủ, vì thương học trò của mình nên thầy Phạm Văn Hanh đã hết lòng giúp đỡ nên ông Bỉnh và ông Trưng mới công thành danh toại.
Thời ấy, không ai ngạc nhiên khi thấy ông Đốc phủ sứ Huỳnh Ngọc Bỉnh cùng với em là Tri huyện Huỳnh Ngọc Trưng (huyện Sến) khăn áo chỉnh tề, quà viếng, long trọng đến mừng tuổi thầy Hanh trong ngày mùng 3 tết.
Kể từ khi ông Huỳnh Ngọc Quế qua đời, hai người con của ông đã tri ân cha mình bằng cách:
- Cất thêm 3 phòng học kiên cố (nền xây đá tảng, mái ngói, tường vôi) và đổi tên trường thành ECOLE PRIMAIRE COMPLEMENTAIRE DE HUỲNH NGỌC QUẾ vào năm 1939.
Qua tìm hiểu những thế hệ thầy, cô và những thế hệ học trò của Trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Quế thì ai cũng luôn nhớ:
- Mỗi khi đến ngày giỗ của ông Huỳnh Ngọc Quế, Đốc phủ sứ Huỳnh Ngọc Bỉnh và Tri huyện Sến đều tổ chức long trọng như một ngày lễ hội tại khuôn viên trường học.
Hai ông đã cho mời Hương chức của nhiều địa phương, những thương nhân, địa chủ và luôn những cựu học trò từng được hai ông giới thiệu việc làm đến dự lễ giỗ cha mình.
Trong quá trình truy tìm thông tin, người biên soạn rất cẩn thận ghi chép để những thế hệ sau cảm nhận khách quan về tên gọi của trường Huỳnh Ngọc Quế.
Và trong những ngày đầu tiêu thổ kháng chiến, lực lượng Việt Minh cũng đã tiêu hủy trường nầy.
4. PHONG TRÀO BÌNH DÂN HỌC VỤ:
MỤC ĐÍCH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
Kể từ khi chánh quyền Việt Minh được thành lập thì phong trào bình dân học vụ được phát động rộng khắp, nhằm mục đích giúp người mù chữ biết chữ Quốc ngữ, nâng cao trình độ dân trí.
Hồi ấy, những thầy dạy là cán bộ Việt minh. Đến khi toàn quốc kháng chiến, Việt Minh chủ trương tiêu thổ kháng chiến nên cơ sở trường học bị phá sập; giặc Pháp cũng tăng cường đánh phá nhằm tiêu diệt Việt Minh ở vùng nầy.
Lúc bấy giờ, cũng đã có những học trò đầy lòng nhiệt huyết, tự nguyện tham gia phong trào. Lớp học là nơi mượn tạm của nhà dân, giờ học thì luôn thay đổi tuỳ theo thời sự, có lúc phải đốt đèn học cả ban đêm.
Là người Việt thì phải biết chữ Việt, đó là quyết tâm của Việt Minh. Vì lẽ ấy, chánh quyền Việt minh đã tổ chức phong toả khắp nơi để kiểm tra người đi đường phải đọc được, viết được chữ Quốc ngữ thì mới cho qua trạm, bằng không thì phải trở về nhà.
Ngày nay, dân trí đã được nâng cao, chương trình Bình dân học vụ cũng được nâng lên thành phổ cập giáo dục. Và ở mỗi địa phương đều có một trung tâm học tập cộng đồng.
5. TRƯỜNG SƠ CẤP ĐẢNG PHÁI
(1951 - 1955)
Năm 1945, khi thực dân Pháp trở lại, chánh quyền Việt Minh chủ trương tiêu thổ để kháng chiến chống Pháp. Không chỉ công sở mà nhà của địa chủ, quan chức địa phương cũng bị đốt. Cầu đúc kiên cố cũng bị phá sập. Chiến sự ngày càng ác liệt. Nghi ngờ cán bộ Việt Minh trốn ở phố chợ Cái Tàu Thượng, năm 1948, giặc Pháp đã đốt chợ.
Năm 1951, ông Nguyễn Văn Quế (tự Cà)(3) làm Đại đội trưởng Đại đội 11(4). từ Lấp Vò tấn công Việt Minh và tạm chiếm vùng nầy. Thuở ấy, chánh quyền tổ chức người dân phải dọn dẹp lại chợ. Đôi khi còn bắt được cả trăn lẫn chồn.
Riêng về trường học, tận dụng cột nhà do quân đội của đảng phái tịch thu để cất 2 phòng học sườn bằng gỗ thao lao, vách và mái thì bằng tre lá. Vị trí của 2 phòng nầy nằm ở giữa sân trường (gần với cổng), cửa lớp thì hướng ra cổng.
Năm sau, tiếp tục cất thêm một phòng cũng bằng tre lá nhưng cửa lớp lại mở ở phía bên hông của 2 lớp trước nên khu vực của trường mang hình chữ Nhị (二).
Thuở ấy, người thầy đi dạy ngày 2 buổi chỉ được đại đội 11 trợ cấp mỗi tháng vài thùng gạo thay cho lãnh tiền! Tuy vậy, với lòng yêu nghề, yêu trẻ cũng đã có 3 người đứng ra để dạy đó là:
1- Thầy Nguyễn Văn Na, dạy lớp Ba (kiêm trưởng giáo)
2- Thầy Nguyễn Kim Thoa, dạy lớp Tư (nay gọi là lớp 2).
3- Cô Ông Như Huệ, dạy lớp Năm (nay gọi là lớp 1).
Từ năm 1951 đến năm 1955, trường không có bảng hiệu. Bởi lẽ đây là điểm chính (5) do đại đội 11 tổ chức. Và quân đội của đảng phái chánh trị nầy, cũng bị tan rã sau khi Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống.
6. TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁI TÀU THƯỢNG
(1956 – 1964)
Năm 1956, Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng được tái lập. Địa phận của làng Hội An đã thuộc về tỉnh An Giang, nhưng tất cả hồ sơ hành chánh, thậm chí đến việc quản lý, giáo dục vẫn còn phụ thuộc vào tỉnh Vĩnh Long.
Trong khi trường tái lập, cấp tiểu học đang có nhu cầu mở 2 lớp Năm, 2 lớp Tư, 2 lớp Ba và 1 lớp Nhì. Ấy thế mà cơ sở vật chất của trường chỉ có 3 phòng học bằng tre lá. Do tỉnh Vĩnh Long không có trách nhiệm xây dựng trường, còn tỉnh An Giang mới vừa sáp nhập, việc học thì không thể dừng.
Đây là giai đoạn khó khăn nhất nên nhà trường phải nhờ đến những cựu học sinh góp sức. Hồi ấy, các làng phụ cận như Bình Phước Xuân, Mỹ An Hưng (nay là Mỹ An Hưng “A”) và Hội An Đông vẫn chưa có trường tiểu học nên con em người dân các nơi ấy học hết lớp Ba muốn học tiếp phải đến Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng.
Lúc bấy giờ, thầy cô giáo được tổ chức để dạy và công việc xây dựng trường được ghi nhận như sau:
* Thầy Nguyễn Văn Na (cựu giáo viên của trường) được lưu dụng dạy lớp Năm (nay là lớp 1).
* Thầy Trần Phú Quới mới bổ nhiệm, dạy lớp Năm (nay là lớp 1)
* Thầy Nguyễn Kim Thoa được lưu dụng để dạy lớp Tư (nay là lớp 2).
* Cô Trương Thị Hai mới bổ nhiệm, dạy lớp Tư.
* Thầy Lê Thành Cưu mới bổ nhiệm, dạy lớp Ba.
* Thầy Trần Kỳ Tài mới bổ nhiệm làm Hiệu trưởng, tạm thời dạy lớp Ba.
* Thầy Nguyễn Thanh Liêm mới bổ nhiệm, dạy lớp Nhì (nay là lớp 4)
Ngần ấy lớp chỉ có 3 phòng để học nên nhà trường phải mượn tạm chùa Ông (Thanh Đức Cung), căn nhà để trống của bà Ông Thoại Nga tại chợ Cái Tàu (nay là nhà của Trần Bá Nảng) và nhà khói của chùa Bà Lê (Phước Hội Tự) để làm nơi dạy học.
Năm 1957, Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng chính thức thuộc trách nhiệm quản lý của Ty Tiểu học tỉnh An Giang nên có sự hoán chuyển các thầy, cô:
* Thầy Nguyễn Văn Chánh về dạy lớp Nhất (nay là lớp 5)
* Thầy Nguyễn Văn A dạy lớp Ba thay cho thầy Trần Kỳ Tài bận công việc Hiệu trưởng.
* Cô Lâm Kim Tư dạy lớp Năm (nay là lớp 1) thay cho thầy Trần Phú Quới đã chuyển về Tân Hoà.
* Thầy Trần Văn Nghiêm dạy lớp Tư (nay là lớp 2) thay cho cô Trương Thị Hai chuyển về Sa Đéc.
Đầu niên học 1958, thầy Ngô Văn Giàu được bổ nhiệm về làm Hiệu trưởng thay cho thầy Trần Kỳ Tài. Thầy Nguyễn Thanh Liêm gia nhập quân đội nên Ty đã bổ nhiệm thầy Bùi Quang Trinh thay vào. Lại còn có thêm thầy Lê Ngọc Lưu chuyển về dạy lớp Nhất. Tuy vậy, vẫn thiếu thầy dạy lớp Nhì nên Hiệu trưởng Giàu tạm thời dạy thế. Và chỉ vài tháng sau, cô Nhan Thị Kiêm đã được bổ nhiệm về dạy lớp Nhì.
Cũng trong năm nầy, bà Huỳnh Mỹ Hương (con của bà Ông Thoại Nga), bà Ông Như Hữu (con của ông Ông Võ Châu) đã cất hiến cho trường xây 2 phòng học kiên cố (cột xây gạch thẻ, sườn cây thao lao, tường quét vôi, mái lợp tole ciment) để làm nơi dạy 2 lớp nhất (lớp A của thầy Chánh, lớp B của thầy Lưu). (Hai phòng nầy sau đã được phá bỏ để nối dài làm văn phòng, thư viện và 8 phòng học có lầu).
Đầu niên học 1959, học trò và đồng nghiệp không thấy bóng của thầy Nguyễn Văn A, xôn xao về bài thơ “Tạm biệt”.
Nhằm phát triển trường lớp, Ty Tiểu học An Giang đã cấp kinh phí để xây 3 phòng học bán kiên cố nối dài với 2 phòng tài trợ của bà Hương, bà Hữu. Đặc điểm của 3 phòng này là: Vách ngăn mỗi phòng được lắp ráp bằng ván ép carton, rất dễ tháo dỡ mỗi khi nhà trường có tổ chức lễ hội. Lúc ấy, 3 phòng không vách sẽ trở thành một hội trường và có cả một sân khấu cho học sinh ca múa, diễn kịch.
Năm 1960, bà Hữu và bà Hương lại tiếp tục cất hiến cho trường một văn phòng để nối dài gần đến hàng rào cổng (3 phòng học và văn phòng nay đã phá bỏ).
Cũng trong năm nầy, thầy Trần Văn Cống được bổ nhiệm về dạy lớp Nhất thay cho thầy Chánh.
Kể từ năm 1956 đến năm 1960, học sinh lớp Nhất mỗi tuần vẫn còn học thêm 1 giờ môn Pháp văn, sau đó bỏ hẳn.
Năm 1961, Ty Tiểu học An Giang đã bổ nhiệm thầy Nguyễn Hữu Ích, dạy lớp Nhất thay cho thầy Lưu. Lại còn có thêm cô Trà dạy lớp Ba, cô Kỉnh dạy lớp Nhì để thay cho thầy Nghiêm đi lính.
Năm 1962, ông Lê Văn Bang lúc bấy giờ là Hội trưởng Hội phụ huynh học sinh đã cùng với ông Lê Kim Thành (tức Hội đồng Hía) lên tận Sài Gòn để vận động ông Huỳnh Ngọc Nhuận (con của Đốc phủ sứ Huỳnh Ngọc Bỉnh) tài trợ 3 phòng học bán kiên cố (cột gỗ cũ của 3 phòng học cất năm 1951, tường quét vôi, mái lợp tole) được cất lại trên nền cũ của ông Huỳnh Ngọc Bỉnh hồi năm 1939.
Lúc cất thêm 3 phòng học, ông Huỳnh Văn Năm (thợ mộc chính) và ông Võ Văn Chấp (thợ mộc phụ), hai ông nầy đều nghèo, cơm nhà mang theo, làm mấy tháng trời mà không nhận tiền. Chỉ mong sao có chỗ để con cháu sau nầy học tập.
Năm 1963, Ty Tiểu học An Giang đã chuyển 2 thầy dạy lớp Nhất về Sài Gòn, đó là thầy Trần Văn Cống và thầy Nguyễn Hữu Ích; đồng thời bổ sung cho Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng (tái lập) 3 thầy dạy lớp Nhất:
1- Thầy Trần Văn Rép, dạy lớp Nhất A thay cho thầy Cống.
2- Thầy Phan Văn Thương, dạy lớp Nhất B thay cho thầy Ích.
3- Thầy Đoàn Thanh Xuân, dạy lớp Nhất C (mở thêm)
Lúc bấy giờ, từ cổng nhìn vào Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng có hình dáng chữ L lật đứng và có đến 3 lớp Nhất.
7. TRƯỜNG TIỂU HỌC CỘNG ĐỒNG HỘI AN “A”
(1965 - 1975)
Năm 1965, Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng được đổi tên là “Trường Tiểu học cộng đồng Hội An A” do nhiệm vụ phổ cập giáo dục ở nông thôn và trường học bấy giờ còn có trách nhiệm góp phần phát triển cộng đồng. Bởi lẽ, xưa kia trường học luôn được xây dựng tại trung tâm hành chánh hoặc gần với chợ nên trẻ em ở nông thôn đến trường tuổi muộn và cũng có nhiều hoàn cảnh phải thất học.
Nhằm nâng cao mặt bằng dân trí, chính quyền Sài Gòn đã mở thêm một trường sư phạm với qui mô khá lớn ở tỉnh Tân An là “Trường Sư phạm cộng đồng Long An”. Trường này đào tạo giáo viên tiểu học cộng đồng để dạy ở những điểm trường sẽ mang tên “trường ấp tân sinh” nằm trong địa phận của ấp tân sinh. Cơ sở vật chất và lương phát cho giáo viên đều do cơ quan văn hóa Hoa Kỳ tài trợ.
Do đồng loạt xây dựng trường ấp tân sinh nên không đủ giáo viên. Vì thế cho nên chính quyền của mỗi địa phương phải vận động người dân từ 18 đến 25 tuổi đã học qua lớp đệ lục (nay là lớp 7) mới đủ chuẩn nộp hồ sơ học khóa sư phạm cấp tốc ở Long Xuyên.
Hồi ấy, giáo viên cộng đồng khóa I về dạy ở làng Hội An năm 1966 là thầy Trần Vĩnh Phúc và dạy ở Mỹ Luông là thầy Phan Văn Kềm. Do trường ở Mỹ Luông thiếu phòng nên thầy Kềm tạm dạy Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”, năm sau mới chuyển về trường Mỹ Luông “B” ở Kinh Thầy Cai.
Kể từ năm 1966 đến năm 1968, ở Hội An đã hoàn thành các điểm trường ấp tân sinh. Các thầy cô phụ trách giảng dạy:
- Trường Sơ cấp ấp tân sinh An Phú:
Trường nầy gần với miếu Bà Đội. Do trước đó đã có bảng hiệu là Hội An “B” nên vẫn giữ nguyên tên gọi.
Thầy Phan Văn Thơi làm Trưởng giáo, ông là học sinh của Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng (thời Pháp thuộc). Các giáo viên gồm có: cô Triết (không nhớ họ), cô Nguyễn Thị Khoảnh, cô Phạm Thị Bồn, cô Đinh Thị Sữa.
- Trường Sơ cấp ấp tân sinh Ấp Thị:
(Đã phá bỏ, nay là sân của Trường Trung học cơ sở Hội An)
Thầy Trần Phú Quới làm Trưởng giáo. Thầy Quới người làng Tấn Mỹ thi đậu vào Trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Quế ở Hội An. Các giáo viên gồm có: cô Dương Thị Thé, cô Trương Bạch Huệ.
- Trường Sơ cấp ấp tân sinh An Ninh và An Khương:
Hai ấp nầy cùng một điểm trường Vàm La Kết.
Thầy Lê Quan Thiều (tên thường gọi thầy giáo Bo) làm Trưởng giáo. Thầy Thiều là cựu học sinh trường Huỳnh Ngọc Quế. Các giáo viên gồm có: thầy Nguyễn Hồng Tươi, cô Lê Thị Phạn (con thầy Thiều), cô Lê Thị Mai Tư, cô Lê Thị Khương, cô Huỳnh Thị Tuyết.
- Trường Sơ cấp ấp tân sinh An Thái ( vàm Cái Nai):
Không nhớ ai là Trưởng giáo, chỉ biết các giáo viên: cô Huỳnh Thị Chiêm, cô Trần Thị Cánh, cô Phạm Thị Chi, cô Cơ (không nhớ họ).
- Trường Sơ cấp ấp tân sinh An Bình ( Mộ Bà):
Cô Đặng Thu Vân làm Trưởng giáo và giáo viên là cô Lê Thị Sáu.
Hồi ấy, Trưởng giáo là giáo viên dạy lớp kiêm nhiệm. Hiệu trưởng Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A” do thầy Phan Văn Thương điều hành các trường sơ cấp ấp tân sinh.
Năm 1965, nhân dịp xây nhà mồ cho vợ là bà Lê Thị Kim Chi, ông Lê Văn Khâm - một doanh nhân đóng tàu ở Rạch Sỏi (Kiên Giang) - đã cất hiến cho nhà trường 1 phòng học nối liền với 3 phòng cất hiến của ông Huỳnh Ngọc Nhuận (con Đốc phủ sứ Huỳnh Ngọc Bỉnh). Đồng thời, ông Khâm cũng làm lại một hàng rào kiên cố trước cổng cho Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A” (nay vẫn còn).
Năm 1967, cơ quan Viện trợ Văn hóa Hoa Kỳ đã tài trợ để cất thêm 3 phòng nối liền với phòng cất hiến của ông Lê Văn Khâm tạo thành một dãy lớp 7 phòng (nay đã phá bỏ).
Lúc ấy, cơ sở của trường gồm có tất cả là 12 lớp học với 1 văn phòng. Từ cổng trường nhìn vào mang hình dáng chữ L lật úp xuống.
8. TRƯỜNG CẤP I HỘI AN
(1975 - 1977)
Sau ngày giải phóng miền Nam, tất cả các cơ quan của chánh quyền Sài Gòn đều được đổi tên: sở học chánh đổi lại là ty giáo dục.
Do vậy trường tiểu học cộng đồng và trường trung học tỉnh hạt ở các nơi được đổi lại là trường cấp I và trường cấp II.
Hồi ấy, Trường Cấp I Hội An cũng là trường dạy bổ túc văn hóa của xã. Học sinh học hết cấp I phải thi tuyển để học tiếp cấp II.
9. TRƯỜNG PHỔ THÔNG CƠ SỞ “A” HỘI AN
(1977 - 1985)
Nhằm phổ cập giáo dục cấp cơ sở (9 năm), xã Hội An chia thành 2 khu vực để phổ cập như sau:
Trường Cấp I Hội An được chọn làm cơ sở chính của Trường Phổ thông cơ sở A Hội An. Khuôn viên của trường gồm: cấp I, cấp II, bổ túc văn hóa, (có lớp mẫu giáo mượn phòng).
Những điểm phụ: Một điểm ở Vàm Kinh Cựu Hội và một điểm ở Trường ấp tân sinh ấp Thị (cũ). Đến năm 1982, mở thêm điểm phụ ở mương Bà Kỷ (ấp An Ninh).
Do quá tải về số lượng học sinh nên mỗi phòng đã có đến 3 lớp để học trong một ngày. Song song với việc thiếu phòng để học thì giáo viên để dạy cũng thiếu trầm trọng, ngành sư phạm đã phải đào tạo cấp tốc nhiều khoá: 9 + 1 (lớp 9 học 1 năm Sư phạm); 9 + 3; 10 + 2; 12 + 1.
Nhằm đáp ứng nhu cầu giáo viên dạy cấp II, những giáo viên được đào tạo chính qui dạy cấp I cũng được đôn lên để dạy cấp II.
Phần lớn học sinh Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An học hết cấp II vẫn tiếp tục thi chuyển cấp để học ở Trường Trung học phổ thông Mỹ Luông. Năm 1986, thành lập Trường Phổ thông trung học Hội An.
Trường PTCS “A” Hội An hoạt động trong thời kỳ đất nước phải đối phó ngoại xâm phương Bắc và chiến tranh biên giới Tây Nam. Thiên tai đã làm cho nhiều người phải ăn độn với bắp, khoai, bo bo, mì sợi. Ấy thế mà, người thầy vẫn chắc tay cầm phấn. Học trò vẫn luôn mót từng tờ giấy trắng còn sót lại của cuối năm để đóng thành quyển tập mà ghi chép lời dạy của thầy. Điều này đã khẳng định “Nghèo mà ham học, đói mà ham dạy”. Và kể từ năm 1986, tách rời cấp I khỏi cấp II. Trải qua nhiều lần sáp nhập với cấp III, đến năm 2003, THCS Hội An đã trở nên khang trang và vững vàng trong khu vực.
10. TRƯỜNG PHỔ THÔNG CẤP I HỘI AN
(1986-1988)
Năm 1982, toàn bộ học sinh cấp II và văn phòng Trường PTCS “A” Hội An được dời lên các phòng học của cơ sở Trường Trung học tỉnh hạt Hòa Hảo cũ (nay đã phá bỏ) và dãy lớp Trường ấp tân sinh ấp Thị cũ (đã phá bỏ để làm sân Trường THCS Hội An). Đồng thời, lớp dạy bổ túc văn hóa tại chức cũng được dời lên lộ nhựa (nhà của một ủy viên canh nông thời chánh quyền Sài Gòn). Riêng 2 phòng mẫu giáo vẫn còn ê, a cạnh hàng rào sát lộ.
Do học sinh cấp I tăng nhanh nên ngành giáo dục kết hợp với chánh quyền địa phương mở thêm điểm phụ ở mương Bà Kỷ thuộc ấp An Ninh cũng vào năm 1982.
Đến năm 1985, 2 lớp 10 đầu tiên được mở tại Hội An đã tạo điều kiện học tập thuận lợi cho con em ở địa phương. Tuy vậy, 2 lớp 10 này cũng chỉ là phân hiệu của Trường Trung học phổ thông Mỹ Luông.
Năm 1986, giải thể Trường PTCS “A” Hội An để thành lập Trường Phổ thông trung học Hội An. Cấp I được tách ra có tên là Trường Phổ thông cấp I Hội An.
11. TRƯỜNG CẤP I “A” HỘI AN
(1989 - 1990)
Kể từ năm 1986 đến năm 1988, nhà trường sử dụng giấy khen cấp cho học sinh đều mang tên Trường Phổ thông cấp I Hội An. Chữ ký tên là Phó Hiệu trưởng Nguyễn Thị Phi Phượng. Bởi lẽ, thầy Nguyễn Thành Tài đã xin nghỉ việc.
Đầu niên học 1989-1990, Phòng Giáo dục đã phân công cô Nguyễn Thị Cúc về làm Hiệu trưởng. Đồng thời các giấy khen đều được đổi lại là: Trường Cấp I “A” Hội An.
Hồi ấy, địa phận của xã Hội An được chia làm 3 khu vực để quản lý giáo dục như sau:
Trường cấp I “A” Hội An, điểm chính gần chợ Cái Tàu Thượng, điểm phụ tại vàm kinh Cựu Hội.
Trường cấp I “B” Hội An, điểm chính đặt gần vàm Cái Nai, điểm phụ gần Mộ Bà.
Trường cấp I “C” Hội An, điểm chính ở vàm La Kết, điểm phụ tại Mương Bà Kỷ và Mương Sung (hiện nay điểm chính đã dời về Mương Bún thuộc ấp An Khương).
12. TRƯỜNG TIỂU HỌC “A” HỘI AN
(1991 - ……. )
Năm học 1990-1991, điểm phụ ở Mương Bà Kỷ đã thuộc về Trường Tiểu học “C” Hội An. Những phòng học của lớp mẫu giáo cũng được tách ra để thành lập Trường Mẫu giáo tọa lạc tại bến Bà Huyện (khu vực Ban chỉ huy xã Đội), nay đã dời về Mương Sung.
Đây cũng là cơ hội tạo mặt bằng cho nhà trường xây thêm 6 phòng trệt. Từ cổng đi vào rẽ phải 1 phòng làm y tế học đường, 1 phòng âm nhạc, 1 phòng truyền thống, 1 phòng nhà kho và 2 phòng làm hội trường. Ngày 30.8.1991, UBND tỉnh An Giang đã ký Quyết định số 253 thành lập Trường Tiểu học “A’ Hội An.
Nhằm khích lệ việc dạy và học, năm 2000, nhà trường đã thành lập giải Lê Quí Đôn với sự đóng góp của nhiều mạnh thường quân để tổ chức thi cho 3 khối: lớp 3, lớp 4 và lớp 5. Đồng thời, việc phát thưởng cũng được tái hiện như một lễ xướng danh truyền thống. Thành tích này đã được cấp trên khen tặng và giải Lê Quí Đôn cũng đã lan tỏa ở nhiều trường.
Kể từ năm 2005 trở về sau, UBND xã tham mưu với UBND huyện mở rộng diện tích, Sở Giáo dục và Đào tạo đã cấp kinh phí xây mới 10 phòng học (có lầu) nhìn ra cổng trường, tiếp đó là xây thêm 10 phòng nhìn về hướng lộ (gồm 1 văn phòng, 1 thư viện và 8 phòng học). Năm học 2009-2010, UBND huyện mua 4.300 m2 đất và được tỉnh đầu tư xây dựng 8 phòng học ở điểm phụ (vàm kinh Cựu Hội).
Đến nay, nền móng và những phòng học đã xây dựng từ năm 1939 đến năm 1967 đã hoàn toàn không còn, chỉ riêng hàng rào cổng bằng ciment cốt thép do ông Lê Văn Khâm hiến tặng vào năm 1965 là còn; tuy vậy, chiều cao cổng chỉ ngang vai. Để bảo đảm tài sản của nhà trường, ông Bùi Trung Hưng - một doanh nhân thành đạt và cũng là cựu học sinh của trường đã làm rào sắt nối cao hơn cho bảng tên Trường Tiểu học “A” Hội An. Năm 2011, khi xây dựng khu dân cư tại sân vận động, phía sau trường học đã mở con đường liên xã. Vì thế cho nên ông Trịnh Văn Dũng – Trưởng ban đại diện Cha mẹ học sinh - đã phối hợp với nhà trường để xây dựng cổng hậu và hàng rào kiên cố.
______
III. HIỆU TRƯỞNG QUA CÁC THỜI KỲ
1. Thầy PHẠM KIM THINH (1917-1930)
Ông sinh khoảng năm 1882 tại Cái Tàu Thượng thuộc ấp Thị, thôn Hội An, tổng An Thạnh, huyện Vĩnh An, hạt Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Ông là cháu của vị Tham thần(6) làng Hội An Phạm Văn Hiếu. Sau khi tốt nghiệp sơ học tại quê nhà, học xong tiểu học ở Sa Đéc, ông tiếp tục học tại một trường sư phạm Đông Dương.
Năm 1917, thành lập Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng, ông dạy lớp Nhất (Supérieur) và kiêm Directeur des Ecoles (Đốc học), nay gọi là Hiệu trưởng.
Khoảng năm 1930, ông được chuyển lên Sài Gòn và kể từ khi làng quê lâm vào cảnh khói lửa chiến tranh, thân tộc của ông không còn ai ở Cái Tàu nên không rõ tin tức về con cháu của ông.
2. Thầy NGÔ VĂN HAY (1930-1934)
Ông là con của Hương cả(7) làng Tân Hưng Ngô Khắc Thiệu. Ông sinh năm 1903 tại thôn Tân Hưng, tổng An Hội, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là phường 2, TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp).
Năm 1924, ông tốt nghiệp giáo viên dạy tiểu học tại Sài Gòn, được Sở học chánh Sa Đéc bổ nhiệm về dạy lớp nhì lớn tại Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng.
Đến năm 1930, ông dạy lớp nhất và đảm nhiệm chức Đốc học (Hiệu trưởng). Năm 1935, ông được chuyển về dạy ở Sa Đéc.
Theo truyền khẩu, trong thời gian dạy học ở Cái Tàu Thượng, thầy luôn tận tâm và thường giúp đỡ những học trò nghèo hiếu học (trong số đó có Nguyễn Văn Thành, sau cũng làm nghề dạy học).
Năm 1945, ông tham gia chống thực dân Pháp được phong tặng “Nhân sĩ yêu nước” và bằng “Có công với nước”. Thời chống Mỹ, ông tiếp tục tham gia công tác nội thành nên sau khi đất nước thống nhất, ông được truy tặng “Huân chương chống Pháp hạng Nhì” và “Huân chương chống Mỹ hạng Nhất”.
Ông kết hôn cùng bà Huỳnh Thị Trưng – con của một địa chủ ở Đất Sét (nay là xã Mỹ An Hưng “B”), sinh được 9 người con, tất cả đều thành đạt, trong số đó có 4 người nối nghiệp làm thầy (hầu hết là quản lý giáo dục ở cấp tỉnh, thành); đặc biệt là Tiến sĩ Bác sĩ Ngô Thành Thọ - người đã từng chăm sóc sức khoẻ cho Bác Hồ.
Thầy Ngô Văn Hay mãn phần năm 1978, hưởng thọ 75 tuổi, được an táng tại quê nhà.
3. Thầy TRẦN VĂN KIẾT (1934-1939)
Là con của ông Trần Văn Giao, một nông dân ở làng Bình Ân đã quyết tâm cho con ăn học.
Ông sinh năm 1903 tại thôn Bình Ân, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).
Năm 1924, ông tốt nghiệp giáo viên dạy tiểu học tại Sài Gòn (BREVET DE CAPACITE POUR L’ENSEIGNEMENT PRIMAIRE), được bổ nhiệm về dạy ở Trường Tiểu học Tân Qui Đông (Sa Đéc). Tại đây ông kết hôn cùng với bà Lưu Thị Tây.
Đến năm 1932, Sở Học chánh bổ nhiệm ông làm Hiệu trưởng Trường Nữ tiểu học Sa Đéc. Năm 1934, ông được chuyển đến dạy Cours Supérieur (nay là lớp 5) và đảm nhận làm Đốc học (Hiệu trưởng) Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng. Hồi ấy người thầy dạy ngày hai buổi, lại còn phải lo việc dạy dỗ các con. Vì lẽ ấy, gia đình của ông đã phải thuê một căn phố để ở tại chợ Cái Tàu. Đến năm 1939, ông được điều về làm Chánh Thanh tra Sở Học chánh Sa Đéc.
Do giám sát tốt việc dạy và học nên năm 1943 ông được Toàn quyền Đông Dương tặng thưởng Huy chương Danh dự (Médaille D’honneur).
Đến thời chánh quyền Ngô Đình Diệm, ông được bổ nhiệm làm Chánh Thanh tra Tiểu học (tương đương Chánh Thanh tra Vụ Tiểu học).
Thời gian dạy ở Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng, ông đã quen thân với ông Lê Kim Thành (tức Hội đồng Hía) và đã kết tình thông gia.
Ông có 7 người con, tất cả đều tốt nghiệp đại học. Trong số đó có 2 người con gái nối nghiệp làm thầy. Riêng bà Trần Thị Khuê cũng từng làm Hiệu trưởng Trường Nữ trung học Gia Long ở Sài Gòn (nay là Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai – thành phố Hồ Chí Minh).
Ông mãn phần năm 1992. Thi thể được hoả táng tại Bình Hưng Hoà thuộc quận Bình Tân (TP.HCM), hưởng thọ 89 tuổi.
4. Thầy HUỲNH VĂN ĐỢI (1940-1944)
Ông gốc người Triều Châu, là con của một điền chủ làng Mỹ An, sinh năm 1906 tại khu vực Chợ Đất Sét thuộc thôn Mỹ An, tổng An Thạnh, huyện Vĩnh An, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Theo lời kể của thầy Nguyễn Văn Bé, sinh năm 1937 (con của thầy Nguyễn Văn Thành) thì thầy Huỳnh Văn Đợi và thầy Huỳnh Hồng Anh là anh em chú bác. Hai ông cũng là đôi bạn thân học cùng lớp.
Sau khi tốt nghiệp giáo viên dạy tiểu học ở Sài Gòn, ông được Sở Học Chánh tỉnh Sa Đéc bổ nhiệm về Trường Tiểu học Thầy Huỳnh Văn Đợi
Cái Tàu Thượng dạy lớp Supérieur (lớp Nhất).
Năm 1940, ông được đề bạt làm Đốc học (Hiệu trưởng). Đến năm 1944, ông được chuyển về dạy ở Sa Đéc.
Và kể từ ngày đất nước thống nhất cho đến nay, không ai biết tin về thầy.
Tuy vậy, nhờ vào ảnh tặng bạn đồng nghiệp là thầy Nguyễn Văn Thành (được thầy Nguyễn Văn Bé cung cấp) nên hậu sinh của chúng ta mới biết được hình ảnh của một người Thầy.
5. Thầy NGUYỄN HỮU HẰNG (1945)
Ông sinh năm nào không được rõ!
Chỉ biết quê hương ông ở Sa Đéc về đây dạy lớp Supérieur (lớp Nhất) và làm Đốc học (Hiệu trưởng) của trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Quế gần cuối niên học 1944-1945.
Chưa tròn một năm thì trường nầy bị phá sập nên ông phải trở về quê ở Sa Đéc và có lẽ ông đã bỏ nghề dạy học. Vì thế cho nên không ai biết tin tức về thầy.
6.Thầy NGUYỄN VĂN NA (1950-1955: Trưởng giáo)
Là em thứ bảy của thầy Nguyễn Văn Thành, sinh năm 1927 (gần vàm rạch Cái Tàu Thượng), thuộc ấp An Bình, làng Tòng Sơn, tổng An Thanh Thượng, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ, ông đã học qua 2 bảng hiệu của trường là: École Primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng và tiếp theo là École Primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế. Đến năm 1942, ông thi đậu bằng Certificate tại Sa Đéc.
Thầy Nguyễn Văn Na
Năm 1945, Việt Minh giành chính quyền, tổ chức đã phân công ông làm Thơ ký Công an của làng Hội An. Tiếp theo đó, ông tham gia dạy bình dân học vụ tại điểm chùa Ông (Thanh Đức Cung)
Đến năm 1951, quân đội của đảng phái tạm chiếm vùng nầy, ông được đề cử làm Trưởng giáo và đảm nhiệm dạy lớp Ba của điểm dạy Sơ cấp tại khuôn viên trường Huỳnh Ngọc Quế đã đổ nát.
Năm 1956, Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng (tái lập), ông được lưu dụng và phụ trách dạy khối lớp Năm (nay là lớp 1).
Năm 1970, ông được đề bạt làm Hiệu trưởng của Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”.
Năm 1977, ông xin nghỉ dạy.
Trải qua 26 năm làm thầy dạy học, từng đảm nhiệm Trưởng giáo đến Hiệu trưởng, hình ảnh của thầy luôn in đậm trong lòng của nhiều thế hệ học trò từ cái buổi ban đầu đi học.
Ông mãn phần vào năm 2011, hưởng thọ 84 tuổi. Được an táng trên phần đất gia đình toạ lạc tại ấp An Bình, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
34. Thầy TRẦN KỲ TÀI (1956-1958)
Sinh năm 1914 tại Tân Vĩnh Hoà, thôn Tân Qui Đông, tổng An Thạnh Hạ, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là phường 3, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp).
Lúc đầu, ông làm thầy dạy học ở làng Tân Nhuận Đông (Nha Mân), sau đó đổi về Trường Tiểu học Tân Khánh Trung (Mương Điều).
Năm 1956, Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng được tái lập, Ty Tiểu học tỉnh Vĩnh Long đã bổ nhiệm ông làm Hiệu trưởng.
Hồi ấy, Trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Quế đã bị phá sập. Đại đội 11 tạm chiếm nên chỉ làm tạm bợ 3 phòng bằng tre, lá. Do vậy, ông phải tạm mượn căn nhà bỏ trống của bà Ông Thoại Nga tại chợ và chùa Ông (Thanh Đức Cung) cạnh dốc cầu đúc Cái Tàu Thượng để làm nơi dạy học.
Tuy làm Hiệu trưởng, ông cũng vẫn là thầy giáo dạy lớp Ba. Điều này, đã làm cho những học trò về sau dù trên tuổi bảy mươi mỗi khi nhắc đến ông, đều nhớ đến hình ảnh của một người thầy hơn là ông hiệu trưởng.
Đầu năm 1958, ông làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Dương, ở quận Đức Thành (Lai Vung).
Ông kết hôn cùng với bà Trương Thị Nhiễu sinh được 8 người con. Duy chỉ có cô Trần Thị Thanh Xuân là người nối nghiệp.
Thầy Trần Kỳ Tài mãn phần năm 1998, thọ 84 tuổi. Thi thể của ông được hoả táng và tro cốt được thờ phượng tại Thánh thất Cao Đài (Sa Đéc).
8. Thầy NGÔ VĂN GIÀU (1958-1964)
Ông sinh năm 1909 tại thôn Thượng Văn, tổng An Hội, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp).
Ông làm thầy dạy học từ năm nào, dạy ở đâu trước khi về Cái Tàu Thượng, con trai trưởng của ông là Ngô Văn Cường (sinh năm 1945) cũng không nhớ rõ vì ông Cường vừa qua cơn tai biến. Tuy vậy, hình ảnh cũng như công việc dạy học và quản lý Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng (tái lập) thì có rất nhiều người còn nhớ. Hơn Thầy Ngô Văn Giàu
nữa, người viết tài liệu nầy cũng có khá nhiều thông tin và mang nhiều kỷ niệm về một người thầy đáng kính.
Năm 1958, ông về làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng được người tiền nhiệm bàn giao 3 phòng học bằng tre lá. Dấu tích của ngôi trường Huỳnh Ngọc Quế vẫn ngổn ngang đầy gạch vụn. Thế nên, ông phải tiếp tục mượn tạm những chỗ như: nhà bếp chùa Bà Lê, căn nhà để trống của bà Ông Thoại Nga tại chợ và chùa Ông (Thanh Đức Cung) ở dốc cầu đúc Cái Tàu Thượng để làm nơi dạy học.
Trước hoàn cảnh ấy, ông đã tìm những cựu học sinh của trường đang có sự nghiệp ở Sài Gòn như bà Huỳnh Mỹ Hương (con của bà Ông Thoại Nga), bà Ông Như Hữu (con của ông Ông Võ Châu), ông Huỳnh Ngọc Nhuận (con của Đốc phủ sứ Huỳnh Ngọc Bỉnh) góp sức. Vì thế cho nên, trong những năm làm Hiệu trưởng, ông đã vận động để xây cất 5 phòng học (kể cả bàn, ghế cho thầy cô giáo và học trò) với một văn phòng làm nơi hội họp.
Từ năm 1958 đến năm 1964, ông đã quản lý việc dạy và học tạo được tiếng vang, trường lớp cũng khang trang hơn các làng phụ cận.
Những thầy cô nào bận việc, ông dạy thế (vừa ổn định trật tự, vừa giúp cho học sinh theo kịp chương trình). Điều nầy, đã làm cho thầy cô mỗi khi xin nghỉ phải cân nhắc để có một lý do chính đáng. Tuy ở vị trí hiệu trưởng, những thầy cô giáo tuổi đáng con vẫn thân thiện gọi ông là “Anh Hai” như anh cả trong gia đình.
Để phát huy hạnh kiểm của học trò, nhà trường có thêm 1 phần thưởng “Đạo đức”, phần thưởng nầy về vật chất thì ngang bằng với phần thưởng hạng nhất. Bởi lẽ, đây là phần thưởng dành cho học sinh giỏi và hạnh kiểm tốt.
Mỗi kỳ phát thưởng, nhà trường tổ chức cho các thầy cô có khiếu về văn nghệ tập dượt học trò của mình biểu diễn một số tiết mục ca, múa, kịch. Ý nghĩa nhất là những vở kịch ngắn tái hiện lại cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng hoặc trận đánh hào hùng của Trần Hưng Đạo trên sông Bạch Đằng. Đây cũng là cách giáo dục lòng yêu nước cho mọi người.
Nhằm khuyến khích học sinh yêu lao động, nhà trường mở khu “Học đường viên” (nay là dãy 6 phòng trệt sát với quán Nhà Mồ). Học sinh từ khối lớp Ba đến lớp Nhất, mỗi lớp nhận 4m2 (ngang 1m dài 4m, có chừa lối đi để chăm sóc). Cô, thầy dạy lớp phải hướng dẫn cho học trò của mình trồng trọt các loại như: hoa, rau cải, khoai, bắp v.v… Và kết quả luôn được Hiệu trưởng đánh giá.
Ông đặc biệt chú ý xây dựng nề nếp học tập của học sinh. Trước khi vào lớp, học sinh phải xếp hàng, hàng nào ngay thẳng và trật tự thì được vào lớp, hàng nào chưa trật tự, chưa thẳng hàng thì vẫn ở ngoài cửa lớp. Trước khi ra về, học trò phải xếp hàng ở giữa sân, mặt hướng ra cổng. Học trò ở khu vực nào thì phải xếp hàng vào bảng có ghi hướng nhà ở của mình, thầy cô giáo có cùng hướng với học trò thì đi theo (ở ngoài hàng) để ổn định trật tự và nhắc nhở học sinh giữ cho thẳng hàng. Hồi ấy, xe cộ lưu thông rất ít, vậy mà mỗi khi tan học chẳng khác nào một đàn rắn khổng lồ lần lượt ra khỏi cổng trường.
Năm 1964, ông được chuyển về Ty Tiểu học An Giang. Đến năm 1969, ông trở lại Hội An làm Hiệu trưởng trường Tiểu học Cộng đồng Hội An “A” cho đến hết niên học thì hưu trí.
Lúc về già, ông sống cùng với vợ con tại nhà số 14 đường Võ Tánh ở chợ Sa Đéc.
Ông kết hôn cùng với bà Nguyễn Thị Bông sinh được 2 người con. Người con thứ ba là Ngô Phước Hùng làm Giáo sư dạy trường Trung học Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá (sau ngày đất nước thống nhất, ông Hùng đã định cư ở Hoa Kỳ).
Thầy Ngô Văn Giàu mãn phần năm 1992, hưởng thọ 83 tuổi. Được an táng trên phần đất của quê vợ thuộc xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
9. Thầy PHAN VĂN THƯƠNG (1964-1967)
Sinh năm 1943, tại ấp An Bình, làng Hội An Đông, tổng An Phú, quận Thốt Nốt, tỉnh Long Xuyên (nay là ấp An Thịnh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ, ông học Trường Tiểu học Bình Thành (Lấp Vò). Sau Thầy Phan Văn Thương đó, trúng tuyển vào Trường Trung học Thoại Ngọc Hầu.
Năm 1960, sau khi tốt nghiệp Tú tài phần I (nay là cuối năm lớp 11), ông học khoá Sư phạm cấp tốc do Ty Tiểu học An Giang mở lớp tại Trường Trung học Thoại Ngọc Hầu.
Năm 1961, ông được bổ nhiệm về dạy lớp Nhất Trường Tiểu học Mỹ Hiệp (cù lao Giêng). Cũng trong năm nầy, ông kết hôn cùng với bà Bùi Thị Thu Thuỷ là con của thầy giáo Bùi Văn Đài người ấp An Khương, xã Hội An.
Nhờ sự động viên của vợ, ông bắt đầu tự học và tốt nghiệp Tú tài toàn phần (nay là tốt nghiệp phổ thông).
Năm 1963, ông được chuyển về dạy lớp Nhất Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng. Cuối năm 1964, ông là Hiệu trưởng thay cho thầy Ngô Văn Giàu.
Lúc bấy giờ, ông đã có 2 con nhỏ và đã cất nhà tại chợ Cái Tàu (nay là nền nhà của ông Trần Văn Tưởng). Hồi ấy, ông vừa dạy lớp Nhất, vừa quản lý trường, vừa ghi danh học hàm thụ Đại học Luật.
Năm 1967, ông thi hành quân dịch và được biệt phái về tiếp tục dạy học. Ông đã đăng ký dạy công nhật cho trường Trung học Thoại Ngọc Hầu (Long Xuyên) và Trung học Tạ Thu Thâu (Lấp Vò). Đồng thời, tự học để hoàn thành luận văn Cao học Luật và Cao học Giáo dục.
Sau ngày đất nước thống nhất, ông trở về quê nỗ lực sản xuất với quyết tâm “nuôi các con ăn học”. Ông có 6 người con, 3 người tốt ngiệp phổ thông trung học, 3 người tốt nghiệp đại học. Trong đó, có Phan Hùng Thức được ông rèn luyện đã trở thành một học sinh giỏi toán toàn quốc.
Do tận tâm dạy dỗ các con thành đạt, tận lực với đồng ruộng để tăng năng suất nên ông đã được Thủ tướng Phan Văn Khải tặng Bằng khen về thành tích “Nông dân nhiều năm liền sản xuất giỏi”. Đài truyền hình An Giang cũng đã 3 lần phát hình về thành tích của ông qua chuyên mục “Gương sáng quanh ta” về các chủ đề như:
- Nông dân nhiều năm liền sản xuất giỏi.
- Gia đình hiếu học.
- Gia đình văn hoá tiêu biểu cấp tỉnh.
Thầy Phan Văn Thương là một tấm gương sáng về Học tập và Lao động. Về học tập, từ một thư sinh “Tú tài” tương đương với học trò lớp 11 ngày nay, ông vừa dạy, vừa làm công tác quản lý, vừa tự học để lần hồi hoàn tất 2 bằng Cao học. Về lao động, từ một thầy giáo tay phấn, chân mềm chưa từng “đội nắng, dầm mưa”, ấy thế mà liên tục nhiều năm liền là “Nông dân sản xuất giỏi, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Và đằng sau của sự thành công ấy, luôn có bóng dáng của người vợ đảm đang Bùi Thị Thu Thuỷ. Ông có 2 người con nối nghiệp làm thầy, các cháu nội ngoại noi gương hiếu học của ông nên tất cả đều là học sinh giỏi và thành đạt.
Hiện nay, gia đình của ông vẫn cư ngụ gần mương Cai Hùng thuộc ấp An Thịnh, xã Hội An.
10. Thầy PHẠM TẤN TIẾN (1967)
Ông còn có tên gọi là Cần, sinh năm 1940 tại ấp Bình Trung, làng Bình Đức Đông, tổng An Bình(8), quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Ông học Sơ cấp ở quê nhà. Sau đó, học Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng (tái lập). Do hoàn cảnh gia đình không học được ở xa, nên ông phải học lớp Đệ thất (lớp 6) và Đệ lục (lớp 7) của Trường Trung học tư thục Vạn Xuân toạ lạc tại Nhà thờ Tấn Mỹ.
Hồi ấy, trường này chưa mở lớp Đệ ngũ (lớp 8) nên ông phải thi tuyển vào lớp Đệ ngũ của Trường Trung học công lập Thoại Ngọc Hầu. Đến năm 1962, ông thi đậu Trung học đệ nhất cấp (nay là Trung học cơ sở). Ông học khoá Sư phạm cấp tốc tại Long Xuyên.
Đầu niên học 1963, ông được bổ nhiệm về dạy lớp Nhất đầu tiên của Trường Tiểu học Bình Phước Xuân. Vài tháng sau đó, ông chuyển về dạy lớp Ba Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng.
Đến năm 1967, ông thi hành quân dịch rồi được biệt phái về Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A” làm Hiệu trưởng.
Năm 1969, ông được chuyển về quê làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cộng đồng Bình Phước Xuân cho đến năm 1980, ông xin nghỉ.
Ông kết hôn với bà Nguyễn Thị Ngọc Liệp người quê ở ấp Tây Thượng, xã Mỹ Hiệp sinh được 5 người con., có 4 người nối nghiệp.
Ông mãn phần năm 1998, thọ 58 tuổi, được an táng tại quê nhà.
Quá trình học tập của ông cũng hơi đặc biệt. Năm 17 tuổi, ông là học trò năm cuối lớp Nhì của thầy Nguyễn Thanh Liêm (1956 – 1957).
Học xong lớp Nhất của thầy Nguyễn Văn Chánh, ông đã là thanh niên 18 tuổi. Cũng chính vì lẽ ấy, ông là 2 trong số 52 học trò của thầy Chánh không được dự thi vào lớp Đệ thất của các trường trung học công lập.
Trong những năm dạy học ở trường làng Hội An, ông đã sáng tác nhiều vở kịch ngắn để cho học trò diễn vào các kỳ lễ hội của trường.
Trong thời gian nghỉ dạy học, ông vừa nấu rượu để bán vừa sáng tác ca cổ, nhạc, kịch và cải lương cho đội văn nghệ xã Bình Phước Xuân. Ông được tặng nhiều giấy khen của huyện, bằng khen của tỉnh về phong trào văn nghệ quần chúng. Đồng thời, những kịch bản của ông,cũng được đội văn nghệ Bình Phước Xuân lưu diễn nhiều nơi ở trong cũng như ngoài tỉnh.
11. Thầy CHÂU HOÀNG HỘI (1967-1968: Q. Hiệu trưởng)
Sinh năm 1942 tại làng Tân Qui Đông, tổng An Thạnh Hạ, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp)
Năm 1962, ông là một trong những giáo sinh đầu tiên tốt nghiệp Khoá 1 Trường Sư phạm Vĩnh Long, được bổ nhiệm về dạy ở Núi Sập thuộc quận Huệ Đức, tỉnh An Giang.
Năm 1965, Ty Tiểu học An Giang chuyển ông về dạy lớp Ba Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Năm sau, ông được nhà trường phân công dạy lớp Nhì.
Niên học 1967 – 1968, ông được đề cử làm Xử lý thường vụ (nay là Quyền hiệu trưởng).
Cũng trong năm nầy, ông tuyển chọn những học sinh giỏi ở cuối năm lớp Nhì và những học sinh lớp Nhất đã thi hỏng Đệ thất để dạy chương trình “Tiếp liên”(9). Vì lẽ ấy, cuối năm lớp dạy của ông trúng tuyển rất cao vào các trường trung học công lập như: Tạ Thu Thâu (Lấp Vò), Chợ Mới và Thoại Ngọc Hầu (Long Xuyên).
Kể từ năm 1972 đến năm 1975, ông xin chuyển về dạy Trường Tiểu học Cộng đồng Tân Qui Đông. Đến năm 1977, ông về quê vợ dạy Trường Tiểu học “B” Bình Phước Xuân (nay gọi là “C” Bình Phước Xuân) cho đến năm 1989 thì xin nghỉ.
Ông kết hôn cùng với bà Trần Ánh Tuyết sinh được 3 người con, 2 người tốt nghiệp đại học và người con tên Châu Hoàng Kỳ đang là Hiệu trưởng của Trường Tiểu học “A” Bình Phước Xuân.
Hiện nay gia đình của ông cư ngụ gần cầu Trại Trị (10) thuộc ấp Bình Tấn, xã Bình Phước Xuân.
12. Thầy NGÔ VĂN GIÀU (1969)
(Xem tiểu sử của thầy Ngô Văn Giàu trang….)
13. Thầy NGUYỄN VĂN NA (1970-1975)
(Xem tiểu sử của thầy Nguyễn Văn Na trang….)
14. Thầy LÊ HỒNG CHÂU (1975-1976: Trưởng Ban điều hành)
Ông sinh năm 1947 tại ấp An Ninh, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang)
Thuở nhỏ, học Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng (tái lập). Sau đó tiếp tục học Trường Trung học Thoại Ngọc Hầu. Đến năm 1968, ông tốt nghiệp Khoá 5 Trường Sư phạm Vĩnh Long.
Lúc đầu, ông được bổ nhiệm về dạy tại Đặc khu Hải Yến. Đến năm 1970, ông được chuyển về dạy khối lớp 5 Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A” kiêm phụ tá cho thầy Hiệu trưởng Nguyễn văn Na.
Đầu niên học 1975 – 1976, ông được phân công làm Trưởng Ban điều hành (11). Sau đó, làm Hiệu phó Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An.
Từ năm 1984 đến năm 2004, ông chuyển sang công tác chánh quyền và từng giữ nhiều chức vụ thuộc các ban, ngành của địa phương. Từ năm 1987 đến năm 1989 ông là Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách về nông nghiệp.
Ông kết hôn cùng với bà Lâm Thị Diệu Mỹ, người ấp An Thái, xã Mỹ An Hưng (nay là Mỹ An Hưng “A”), sinh được 3 người con, tất cả đều tốt nghiệp đại học. Tuy vậy, không có ai nối nghiệp làm thầy.
Hiện nay ông là Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Hội An. Gia đình cư ngụ đối diện với khu dân cư thuộc ấp Thị 1.
15. Thầy LÊ NGỌC LỚP (1977-1978)
(Không có ảnh)
Sinh năm 1948 tại ấp Tây Thượng, làng Mỹ Hiệp, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là tỉnh An Giang).
Học xong Tiểu học ở quê nhà, ông Trúng tuyển vào Trường trung học Thoại Ngọc Hầu. Đến năm 1967, ông tiếp tục học Đại học Luật Cần Thơ. Tại đây, ông vừa học vừa dạy công nhật cho các trường trung học tư thục.
Năm 1975, ông dạy môn Toán trường cấp II Hội An. Đến năm 1977, ông được đề bạt làm Hiệu trưởng của Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An.
Năm sau, ông được phân công về Trường Tiểu học “B” Mỹ Luông (Kinh Thầy Cai) làm Hiệu phó.
Đầu niên học 1982 – 1983, ông lại được điều về làm Hiệu phó Lao động Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An.
Kể từ năm 1985, ông được chuyển về quê và đã liên tục phụ trách công tác Đoàn của Trường Phổ thông cơ sở “A” Mỹ Hiệp cho đến năm 2008 thì nghỉ hưu.
Ông kết hôn cùng với cô Nguyễn Thị Hai, người quê ở ấp An Phú, xã Hội An.
Vợ ông cũng là nhân viên quản lý Thư viện của Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An.
Ông và bà sinh được 5 người con. Kể từ khi vợ ông vắn số, thân làm gà trống nuôi con ăn học thành tài. Đơn cử như Lê Hoàng Phong – Thạc sĩ ngành Điện lực.
Hiện nay, ông cư ngụ gần chợ Mương Quạn thuộc ấp Tây Thượng, xã Mỹ Hiệp, Chợ Mới, An Giang.
16.Cô NGUYỄN KIM NƯƠNG (1978-1979)
Là con út trong gia đình 3 chị em con của ông Nguyễn Thanh Phú (thầy giáo làng Tòng Sơn), sinh năm 1954 (gần đình Tòng Sơn) tại ấp An Bình, làng Mỹ An Hưng, tổng An Thạnh Thượng, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ học Trường Sơ cấp Tòng Sơn, đến lớp Ba thì vào Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng. Học xong lớp Nhất, bà trúng tuyển vào Trường Trung học công lập Thoại Ngọc Hầu (Long Xuyên). Năm 1973, sau khi đậu Tú tài 2, bà thi vào Trường Sư phạm Long Xuyên.
Tháng 12 năm 1976, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng SP (12+1), bà được bổ nhiệm về dạy môn Văn Trường cấp II Hội An. Đầu niên học 1978 – 1979, bà được Ty Giáo dục tỉnh An Giang bổ nhiệm chức Hiệu trưởng Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An.
Chỉ sau khai giảng chưa đầy 2 tuần lễ, trường phải cho học sinh nghỉ học vì nước từ thượng nguồn tràn về dâng cao ngập hết đường sá và sân trường, lớp học. Lúa ngoài đồng chìm sâu trong nước lũ, nhiều nông dân trắng tay. Người nghèo phải lâm vào cảnh đói khổ. Chẳng khác nào dự báo cho một lãnh đạo trẻ phải đối mặt với những khó khăn đầy thách thức. Bởi lẽ, sau mùa lũ đã để lại hư hỏng nhiều phòng học và cả một dãy hành lang sụp lở. Trong khi ấy, vật tư xây dựng rất khan hiếm, ngân sách sửa chữa trường lại không có, bà đã cùng với ban lãnh đạo trường tìm mọi cách để khắc phục hậu quả nặng nề của trận lũ để việc dạy và học được tiếp tục.
Ngày 13.11.1978, trường tái khai giảng, học sinh trở lại học tập bình thường không vắng em nào.
Cũng trong năm học này, cuộc chiến đấu của quân tình nguyện Việt Nam giúp nhân dân Campuchia tiêu diệt bọn diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Sary đang hồi quyết liệt. Chiến tranh biên giới phía Bắc cũng đang cần mọi người dân Việt Nam chung tay đập tan mưu đồ xấu xa của bọn bành trướng Bắc Kinh. Giáo viên và đặc biệt là Đoàn Thanh niên giáo viên đã tham gia vận động nghĩa vụ quân sự vượt chỉ tiêu của huyện đề ra đối với xã Hội An, nhiều người được giấy khen của Huyện đội trưởng. Giáo viên của Trường PTCS “A” và “B” được huấn luyện quân sự như người lính sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù.
Tháng 9.1979, bà được cử đi học Trung cấp Chính trị tại Thủ Đức nhưng do sắp lập gia đình nên phải hoãn lại việc học. (đến năm 1984 mới theo học 3 năm Khóa 4 ở Trường Cán bộ quản lý & Nghiệp vụ - Bộ Giáo dục tại TP.HCM).
Năm 1982, bà chuyển về Long Xuyên (chồng công tác ở Long Xuyên). Năm 1989 đến 1995, bà dạy tại Trường Trung học phổ thông Thoại Ngọc Hầu. Sau đó chuyển ngành: Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Văn phòng UBND tỉnh. Sau khi lấy bằng Thạc sĩ ngành Ngữ văn, bà được bổ nhiệm làm GĐ. Trung tâm nghiên cứu Khoa học xã hội và Nhân văn của Trường Đại học An Giang. Rồi về Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh. Hai năm trước khi nghỉ hưu, bà công tác tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang.
Bà kết hôn cùng với ông Nguyễn Tập công tác tại Phân xã Thông tấn xã Việt Nam tại An Giang (trước khi về hưu là GĐ. Đài Phát thanh – Truyền hình AG), sinh được 2 người con (không ai nối nghiệp làm thầy).
Hiện gia đình bà cư ngụ tại phường Bình Khánh, TP. Long Xuyên.
17. Cô LÊ THỊ KIM XOA (1979-1982 và năm học 1984-1985)
Sinh năm 1942 tại Mương Hội Đồng thuộc ấp Thị, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Bà là con gái thứ 10 của ông Lê Kim Thành (tức Hội đồng Hía).
Chiến tranh loạn lạc đã phủ một màu đen trong ký ức tuổi thơ của bà về làng quê Hội An. Bởi lẽ, gia đình của bà mới vừa cất xong một căn nhà khang trang cũng phải đổ nát vì “tiêu thổ chống Pháp”. Từ đó, cả nhà phải tản cư để tá túc với cô dượng ở Rạch Giá (nhà của Bác sĩ Phùng Văn Cung, ông nầy sau đó làm Phó Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam).
Học xong tiểu học ở Rạch Giá, Bác sĩ Cung đổi về Bệnh viện Châu Đốc bà cũng được đi theo để tiện bề ăn học nên đã trúng tuyển vào Trường Trung học Thủ Khoa Nghĩa.
Kể từ khi ông Cung cùng với Luật sư Nguyễn Hữu Thọ lãnh đạo Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam để chống chế độ Ngô Đình Diệm thì bà đã được chuyển lên Sài Gòn để tiếp tục học Trường Trung học tư thục Thủ Khoa.
Sau khi tốt nghiệp Tú tài, bà đã vào học trường Sư phạm Sài Gòn. Đến năm 1963, bà được bổ nhiệm về dạy ở Bà Rịa (Vũng Tàu) mãi cho đến năm 1978, bà mới xin chuyển về quê dạy khối lớp 4 và khối lớp 5 Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An.
Năm 1979, Phòng Giáo dục cử một giáo viên nhận chức vụ hiệu trưởng thay bà Nguyễn Kim Nương nhưng giáo viên này từ chối, bà Lê Thị Kim Xoa phải nhận nhiệm vụ quản lý Trường PTCS “A” Hội An cho đến năm 1982 thì bàn giao chức Hiệu trưởng cho thầy Nguyễn Ánh Việt. Năm học 1984-1985, bà nhận lại chức Hiệu trưởng để thầy Việt sang làm PHT. Trường BTVH.
Do là giáo viên tiên tiến, giáo viên dạy giỏi khối lớp 4 cấp huyện, nên bà được lưu dụng đến năm 2000 (58 tuổi) mới nghỉ hưu.
Hiện nay bà cư ngụ tại nhà số 22/26 cư xá Lữ Gia, đường Lữ Gia, phường 15, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.
18. Thầy NGUYỄN ÁNH VIỆT (1982-1984)
Là con của ông Nguyễn Văn Ánh (Bí thư Huyện uỷ Lai Vung thời kỳ chống Pháp) và bà Võ Thị Đảnh (tức Nguyễn Thị Nhiễm - giáo viên Trường Tiểu học Thới Thuận “A”, Thốt Nốt; cũng là Bí thư Chi bộ của làng Hội An). Ông Nguyễn Ánh Việt còn một người chị.
Ông sinh năm 1950, tại làng Thới Thuận, tổng Định Mỹ, quận Thốt Nốt, tỉnh Long Xuyên (nay là quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ).
Thuở nhỏ, được ông bà nội nuôi dưỡng nên đã theo học tại Thầy Nguyễn Ánh Việt
Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng. Sau đó, học Trường Trung học công lập Thoại Ngọc Hầu.
Năm 1971, tốt nghiệp Khoá 8 Trường Sư phạm Vĩnh Long, ông được bổ nhiệm về dạy ở quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Năm sau chuyển về Sa Đéc. Đến năm 1976, ông dạy môn Toán ở Trường cấp II Hội An.
Năm 1977, trường đổi tên là Phổ thông Cơ sở “A” Hội An. Đến năm 1982, ông được đề bạt làm Hiệu trưởng của trường nầy. Năm 1986, cấp II được tách ra lập Trường Phổ thông trung học Hội An, ông được phân công làm Hiệu trưởng.
Năm 1987, ông chuyển qua công tác chính quyền, làm Phó Chủ tịch xã Hội An. Sau, làm Phó Bí thư Huyện uỷ - Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới. Đến năm 2003, ông làm Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh An Giang, kiêm Chánh Thanh tra Sở.
Ông kết hôn với cô Nguyễn Thị Sắc, một đồng nghiệp cùng trường, sinh được 2 người con đều thành đạt. Ông nghỉ hưu năm 2009. Hiện cư ngụ tại ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”, đảm trách Chủ tịch Hội Khuyến học của xã Hội An.
19. Thầy NGUYỄN THÀNH LONG (1985: Hiệu trưởng; Nguyễn Thị Phi Phượng và Nguyễn Thành Tài điều hành)
Sinh năm 1952, tại làng Thới Đông, tổng Thới Bảo, quận Thuận Trung, tỉnh Cần Thơ (nay là huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Hậu Giang).
Thuở nhỏ, học xong Tiểu học ở trường làng, ông tiếp tục học Trường Trung học tư thục Sao Mai. Đây là một trường lớn do kinh phí của đạo Công giáo sáng lập, toạ lạc ở Kinh B thuộc tỉnh Rạch Giá.
Năm 1970, Trường Trung học tổng hợp Chưởng Binh Lễ được thành lập, ông là một trong những học sinh giỏi của khối lớp 11 được tuyển chọn vào học ở trường nầy.
Thầy Nguyễn Thành Long
Năm 1972, ông trúng tuyển vào ngành Luật của Trường Đại học Cần Thơ. Cũng trong năm nầy, chiến sự ác liệt, chính quyền Sài Gòn đã ban hành lệnh tổng động viên. Hồi ấy, ông không được hoãn dịch theo quy định(12) nên đã phải nghỉ học.
Do sống ở quê vợ nên ông đã xin vào làm giám thị của Trường Trung học Tỉnh hạt Hoà Hảo(13).
Năm 1975, đất nước thống nhất ông được phân công dạy lớp 3 Trường cấp I Hội An. Sau đó phụ trách làm Thư ký UBND xã.
Năm 1985, ông được đề cử làm Hiệu trưởng Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An. Nhưng làm việc không được bao lâu thì ông lâm bệnh nặng. Hai Hiệu phó Nguyễn Thị Phi Phượng và Nguyễn Thành Tài điều hành hoạt động của trường. Đến năm 1986, ông phải xin nghỉ để điều trị bệnh nhưng bệnh không thuyên giảm nên đã qua đời cùng năm này.
Ông kết hôn cùng bà Bùi Thị Diệu quê ở ấp Thị (nay là ấp Thị 2) xã Hội An sinh được 3 người con (không ai nối nghiệp), riêng Nguyễn Ni Lê, sinh năm 1979 là bác sĩ thú y đang công tác tại Chi cục Thú y An Giang.
20. Thầy NGUYỄN THÀNH TÀI (1986: Xử lý hiệu trưởng)
Sinh năm 1961, tại ấp Đông Định, xã Tân Thuận Đông, tổng An Tịnh, quận Cao Lãnh, tỉnh Kiến Phong (nay là thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ ông học Trường Tiểu học Cộng đồng Tân Thuận Đông “B”; sau đó, học Trường Trung học tỉnh hạt Mỹ An Hưng (Đất Sét).
Năm 1983, học xong khóa Sư phạm mở lớp dạy ở Chợ Mới, ông được phân công về dạy qua các khối lớp 2, 3 và 4 của Trường PTCS “A” Hội An.
Đến năm 1985, ông được đề bạt làm Hiệu phó Lao động cấp I. Kể từ năm 1986, giải thể Trường PTCS “A” Hội An để thành lập Trường Phổ thông cấp I Hội An và Trường Phổ thông Cấp II Hội An thì ông được đề cử làm Xử lý hiệu trưởng thay cho thầy Nguyễn Thành Long đang lâm trọng bệnh (HT. Trường cấp I).
Do công việc làm ăn thuận lợi nên ông đã xin từ chức và sau này là một người thành đạt trong sản xuất kinh doanh đường cát.
Ông kết hôn cùng với bà Phan Thị Kim Dung, người quê ở ấp Bình Tấn, xã Bình Phước Xuân sinh được 3 người con (không ai nối nghiệp làm thầy).
Hiện nay, cư ngụ tại ấp Thị 1, xã Hội An.
21. Cô NGUYỄN THỊ PHI PHƯỢNG (Điều hành 1986-1988)
Là con độc nhất của thầy Nguyễn Kim Thoa, sinh năm 1957 tại ấp Thái Ninh Bình (14), xã Mỹ An Hưng, tổng An Thạnh Thượng, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là ấp An Bình, xã Mỹ An Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ, học trường Tiểu học Cộng đồng Hội An A. Đến năm 1969 trúng tuyển vào Trường Trung học tổng hợp Thoại Ngọc Hầu. Năm sau chuyển qua Trường Trung học tổng hợp Chưởng Binh Lễ.
Cô Nguyễn Thị Phi Phượng
Năm 1977, tốt nghiệp Khoá 2 Trường Sư phạm An Giang và được bổ nhiệm về dạy cấp I Trường Phổ thông Cơ sở “A” Hội An.
Lúc đầu, bà dạy lớp 1. Đến năm 1980 bà được phân công dạy lớp 5. Do có năng lực nên đến năm 1984, bà được làm Hiệu phó chuyên môn cấp I.
Cũng trong thời gian nầy, Hiệu trưởng Nguyễn Thành Long đau yếu thường xuyên nên bà cùng với thầy Nguyễn Thành Tài (Hiệu phó Lao động) tạm cùng nhau quản lý và điều hành trường cho đến năm 1985; và lại tiếp tục điều hành từ năm 1986 đến năm 1998.
Nhằm nâng cao nghiệp vụ, bà chịu khó vừa dạy, vừa học nên đến năm 1996 bà đã tốt nghiệp Cử nhân Tiểu học tại chức.
Trong suốt 35 năm làm thầy dạy học. Bà đạt nhiều danh hiệu và thành tích được ghi nhận như sau:
- Danh hiệu Giáo viên dạy giỏi khối lớp 1 cấp huyện.
- Danh hiệu Giáo viên dạy giỏi khối lớp 5 cấp huyện.
- Thành tích rèn luyện học sinh “vở sạch chữ đẹp” đạt giải nhất khối lớp 5 cấp huyện.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp có nhiều học sinh giỏi đạt giải cấp tỉnh.
- Trước khi nghỉ hưu, liên tục 3 năm (2009 – 2010 – 2011), bà đã đạt được thành tích “trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi đoạt giải ở cấp tỉnh”.
Sự cố gắng để có nhiều thành tích cũng đã thể hiện được tinh thần cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của bà ở quê hương Hội An chúng ta.
Hiện nay, bà mở lớp giữ trẻ và dạy trẻ tại nhà.
Sinh năm 1950, tại làng Long Điền, tổng Định Hòa, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là: xã Long Điền “A”, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Năm 1972, tốt nghiệp Khóa 2 Trường Sư phạm Long Xuyên. Được bổ nhiệm về dạy Trường Tiểu học Cộng đồng Mỹ Hiệp (cù Lao Giêng). Năm sau, chuyển về dạy học tại quê nhà cho đến khi đất nước thống nhất thì bà được phân công dạy ở xã Kiến An đến năm 1980.
Sự nghiệp quản lý giáo dục bắt đầu từ năm 1981. Khi ấy, bà là Phó Hiệu trưởng Trường Bồi dưỡng giáo dục của huyện Chợ Mới. Đến năm 1989, bà được điều về làm Hiệu trưởng của Trường Cấp I “A” Hội An.
Kể từ năm 1987 đến năm 1992 bà là cán bộ của Phòng Giáo dục Chợ Mới. Đến năm 1993, bà được bổ nhiệm Phó Trưởng phòng Giáo dục của huyện Chợ Mới cho đến năm 2005 thì nghỉ hưu và đảm nhiệm Phó Chủ tịch Hội Cựu giáo chức của huyện.
Cô Nguyễn Thị Cúc sống độc thân đã nuôi các cháu nên người. Hiện cư ngụ tại nhà số 33/3 đường Lê Lợi thị trấn Chợ Mới.
23. Thầy VÕ VĂN THỚI (1990-2004)
Sinh năm 1953, tại ấp Tấn Thạnh, làng Tấn Đức, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Năm 1972, ông tốt nghiệp Trường Sư phạm Long Xuyên, được bổ nhiệm về dạy Trường Ấp tân sinh Bình Phước và Bình Tấn thuộc xã Bình Phước Xuân.
Đất nước thống nhất, ông được đôn lên dạy môn Pháp văn Thầy Võ Văn Thới
và Toán cho Trường Phổ thông cơ sở Bình Phước Xuân. Đến năm 1979, làm Hiệu phó chuyên môn của Trường Phổ thông cơ sở Tấn Mỹ cho đến năm 1984. Sau đó, ông Phó Chủ tịch xã Tấn Mỹ rồi lên làm Chủ tịch UBND xã.
Năm 1990, ông được Phòng Giáo dục huyện Chợ Mới điều về làm Hiệu trưởng Trường Cấp I “A” Hội An. Năm sau, trường được đổi tên là Trường Tiểu học “A” Hội An. Năm 2000, ông tổ chức giải “Lê Quí Đôn” nhằm khích lệ cho học sinh thi đua học tập.
Nhờ tận tâm với giải và minh bạch trong việc quản lý nguồn tài trợ mà những mạnh thường quân như ông Bùi Trung Hưng (kinh doanh Bia và nước ngọt ở Cái Tàu Thượng), ông Trần Văn Lễ (tức Năm Lễ) kinh doanh vật tư Nông nghiệp (ở ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”), ông Nguyễn Phúc Toàn chủ nhà máy nước đá (ở vàm Kinh Cựu Hội) và một số phụ huynh học sinh đã nhiệt tình ủng hộ kinh phí cho nhà trường liên tục 4 năm.
Hồi ấy học sinh giỏi từ khối lớp Ba dự thi để tuyển chọn danh hiệu Thám hoa, học sinh giỏi khối lớp Bốn tuyển chọn danh hiệu Bảng nhãn và học sinh giỏi của khối lớp Năm tuyển chọn danh hiệu Trạng nguyên. Công việc chọn đề thi do thầy Võ Văn Thới, thầy Nguyễn Ngọc Ẩn và thầy Đoàn Hữu Có phụ trách.
Để bảo đảm sự công bằng, Ban giám hiệu luôn rọc phách những bài dự thi để giao cho các thầy cô dạy khối lớp Năm chấm điểm.
Nhà trường tổ chức lễ đăng quang cho các học sinh đoạt giải. Có cổng chào, kèn trống, áo mão, đã làm cho cha mẹ và thầy cô giáo chủ nhiệm của các em vui mừng. Bởi quang cảnh đã được tái hiện như ngày lễ xướng danh thời xưa.
Công việc của thầy Võ Văn Thới đã được cấp trên khen tặng và nhiều trường trong huyện cũng đã làm theo cách của Thầy.
Năm 2004, ông được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học “A” thị trấn Mỹ Luông cho đến năm 2013 thì nghỉ hưu.
Ông kết hôn với cô Nguyễn Thị Mỹ Dung, một đồng nghiệp cùng quê, sinh được 2 người con gái (không ai nối nghiệp cha mẹ làm thầy).
Hiện nay, gia đình cư ngụ tại quê nhà.
24. Thầy Lê Hữu Phước : Sinh năm 1957, tại làng MỸ Phước, tổng Định Phước, quận Châu Thành , tỉnh An Giang (nay là phường Mỹ Xuyên, thành phố Long Xuyên), là chồng của cô Trần Mũi Chen.
Học xong Trường Nam Tiểu học, ông trúng tuyển vào Trường Trung học công lập Thoại Ngọc Hầu.
Năm 1977, ông tốt nghiệp Khóa 2 Trường Sư phạm An Giang và được nhà trường giữ lại làm công tác ở Phòng Giáo vụ.
Niên học 1982-1983, ông được bổ nhiệm về dạy cấp I Trường Phổ thông cơ sở Mỹ Hòa. Năm sau, chuyển về làm Hiệu phó chuyên môn Trường Phổ thông cơ sở “B” Mỹ Luông.
Từ năm 1986 đến năm 1999, ông vừa dạy khối lớp 5 vừa làm Hiệu phó Lao động Trường Tiểu học “A” Hội An.
Năm 2000 đến năm 2005, ông là Hiệu trưởng của Trường Tiểu học “C” Hội An (Vàm La Kết).
Đầu niên học 2005-2006, ông được điều về làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học “A” Hội An, ông nối tiếp vị hiệu trưởng tiền nhiệm vận động các nhà tài trợ và phụ huynh học sinh tiếp tục thực hiện giải Lê Quí Đôn. Đến cuối năm học 2006-2007, ông được chuyển dạy khối lớp 5 Trường Tiểu học “A” Mỹ An. Sau đó, chuyển về Trường Tiểu học Võ Thị Sáu thành phố Long Xuyên.
Ông có hai người con. Không ai theo nghề của cha mẹ.
Hiện nay, gia đình của ông cư ngụ tại nhà số 29 đường Lê Hoàn thuộc Khu đô thị Sao Mai thành phố Long Xuyên.
25. Thầy NGUYỄN HỮU PHƯỚC (2007-2009)
Sinh năm 1957, tại ấp Mỹ Quí, xã Mỹ Luông (nay là thị trấn Mỹ Luông) tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Năm 1976, ông tốt nghiệp Sư phạm An Giang, được bổ nhiệm về dạy cấp I Trường PTCS “A” Tấn Mỹ. Đến năm 2007, ông được phân công làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học “A” Hội An cho đến năm 2009 thì chuyển về quê làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học “B” thị trấn Mỹ Luông cho đến nay (2015).
Ông tốt nghiệp Cử nhân Tiểu học (hệ tại chức).
Ông là một trong những giáo viên đầu tiên được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Ông kết hôn với cô Lê Thị Thu Hà một đồng nghiệp cùng quê, sinh được 4 người con (có 3 người nối nghiệp cha mẹ lầm thầy dạy học). Vượt trội hơn hết là người con thứ ba của ông tên Nguyễn Hữu Trí đang làm Phó Trưởng khoa Kinh tế của Trường Đại học An Giang.
Hiện gia đình cư ngụ tại Mỹ Quí quê nhà.
26. Thầy NGUYỄN HÙNG THẮM (từ năm 2009)
Ông nguyên quán ở ấp An Khương, xã Hội An, huyện Chợ Mới. Là cháu cố của Hương bộ làng Hội An Nguyễn Văn Đằng. Trong những năm “tiêu thổ kháng chiến” chống Pháp, làng quê chìm đắm trong khói lửa, nội tổ của ông phải tản cư đi nơi khác. Do vậy ông sinh năm 1968 tại xã Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay là xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang).
Năm 1985, tốt nghiệp Trường Sư phạm An Giang, được bổ nhiệm về Trường Tiểu học “A” Tân Hòa, huyện Phú Tân.
Đến năm 1992, ông được chuyển về nguyên quán của tổ phụ (gần vàm mương Sung) thuộc ấp An Khương, xã Hội An. Tại đây, ông dạy Trường Tiểu học “B” Hội An (vàm Cái Nai). Trong hai năm (2003-2005) ông vừa dạy vừa học lớp cán bộ quản lý tại Trường Đại học An Giang. Sau đó, là Hiệu phó Chuyên môn.
Đầu niên học 2005, ông được bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng Trường “C” Hội An (vàm La Kết). Đến năm 2009, ông chuyển về làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học “A” Hội An. Cũng trong năm này, ông đã vận động PHHS để tiếp tục tổ chức giải Lê Quí Đôn (2009-2010). Nhưng sau vì thiếu nguồn tài trợ nên giải Lê Quý Đôn không được tiếp tục.
Năm 2009 tốt nghiệp Cử nhân Tiểu học.
Thầy Nguyễn Hùng Thắm kết hôn cùng với cô Trần Thị Kim Hồng (quản thủ thư viện Trường Tiểu học “B” Hội An), người quê ở xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân sinh được một trai tên là Nguyễn Hùng Thắng, hiện đang là sinh viên năm thứ hai (2014-2015) Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay, gia đình cư ngụ tại ấp An Khương quê nhà.
IV. NHỮNG THẦY CÔ DẠY TỪ KHI THÀNH LẬP TRƯỜNG
CHO ĐẾN NAY (2015)
(Xếp theo thứ tự thời gian đến dạy ở trường và theo mẫu tự)
1. Thầy PHẠM VĂN HANH
Căn cứ vào tuổi của bà Phạm Thị Lư (sinh 1890, thân mẫu của ông Ngô Văn Đon) là con gái đầu lòng của thầy Phạm Văn Hanh thì ông sinh khoảng năm 1870 tại khu vực Mương Bà Phú thuộc thôn Hội An, tổng An Thạnh, huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang (nay là ấp Thị 2, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thân phụ của ông tên gì không ai rõ, chỉ biết ông là con của một điền chủ làng Hội An, gọi ông Phạm Văn Hiếu – vị Tham thần của làng Hội An - là chú ruột. Do vốn con nhà địa chủ, lại là cháu ruột của quan chức làng nên ông được chọn đi học ở Sa Đéc. Sau đó, ông trở về quê làm thầy dạy học của Trường Sơ cấp tổng. Trong thời gian này, ông đã hết lòng giúp đỡ cho học sinh nghèo hiếu học.
Ông có 2 người con đều là gái. Điền sản của ông ở khu vực Mương Bà Phú đều cho người con gái lớn. Ông sống với người con gái út ở Rạch Giá cho đến khi thất lộc, được an táng nơi xứ lạ quê người.
Căn cứ vào không gian, thời gian và các học trò của thầy Bùi Xuân Hoà, chúng ta có thể tôn vinh ông là sư thầy dạy chữ Nho của làng Hội An.
Căn cứ vào năm sinh và thời điểm thầy Phạm Văn Hanh dạy học ở Trường Sơ cấp tổng, chúng ta có thể tôn vinh ông là sư thầy của Trường Tiểu học “A” Hội An.
2. Thầy HUỲNH NGỌC TRƯNG
Thầy Huỳnh Ngọc Trưng còn có tên gọi là Sến, sinh năm 1877 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị, thôn Hội An, tổng An Thạnh, huyện Vĩnh An, hạt Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thân phụ của ông là Huỳnh Ngọc Quế (người mới vừa được đề cử làm Hương bộ làng Hội An thì cháy chợ Cái Tàu – 1888).
Thuở nhỏ, ông là học trò của thầy Phạm Văn Hanh, và cũng là người học trò đầu tiên trở thành đồng nghiệp của thầy.
Do có sự tin cậy của người Pháp (cha làm Hương bộ Thầy Huỳnh Ngọc Trưng của làng, anh là viên chức của chính quyền thuộc địa) nên ông đã bỏ nghề dạy học để được tuyển vào trường Hậu bổ (sau đó làm Tri huyện). Hồi ấy, ít ai gọi tên trong khai sinh của ông là thầy Trưng mà gọi là Huyện Sến. Ông có 4 người con, chỉ có người thứ ba tên Huỳnh Ngọc Nhựt làm thầy dạy học ở Tân Châu và lập nghiệp luôn ở nơi ấy.
Ông mãn phần vào ngày 29 tháng 10 năm 1945, hưởng thọ 68 tuổi. Nơi an táng ông ngang chợ Cái Tàu thuộc ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A” bây giờ. Các cháu nội và cháu cố của ông vẫn còn lưu cư tại đây.
3. Thầy PHẠM KIM THÌN
Ông sinh năm 1880 nhằm năm Canh Thìn (lấy năm sinh đặt tên, ông bà xưa thường thích như vậy).
Vốn xuất thân trong một gia đình Hương chức cư ngụ tại chợ Cái Tàu Thượng và cũng là cháu ruột của ông Tham thần Phạm Văn Hiếu.
Thuở nhỏ, ông học chữ Nho với thầy Bùi Xuân Hoà và cũng thuộc lớp học trò đầu tiên của Trường Sơ cấp tổng. Sau đó, ông tiếp tục học tiểu học ở Sa Đéc rồi trở về quê làm thầy dạy học. Mãi cho đến khi thành lập Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng (Ecole Primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng) thì ông được phân công dạy chữ Nho (Caractère Chinoise) cho những học sinh lớp Nhì lớn (Deuxième Année) và lớp Nhất (Supérieur) vào những ngày thứ năm trong tuần.
Ông có 5 người con, một người thành danh và hai người nối nghiệp làm thầy. Kể từ năm 1945, ông lên Sài Gòn sống chung với người con thứ năm là bác sĩ Phạm Kim Tương ở đường Tản Đà cho đến lúc mãn phần.
4. Thầy BÙI THÁI TOÁN
Ông sinh khoảng năm 1885 tại ấp Thị, thôn Hội An, tổng An Thạnh, huyện Vĩnh An, hạt Sa Đéc (nay là ấp Thị 2, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ, ông học Trường Sơ cấp tổng và học thêm chữ Nho với thầy Bùi Xuân Hoà. Ông là một trong những học trò cũ trở về trường xưa làm thầy dạy học.
Hồi ấy, ông dạy lớp Elémentaire (nay là lớp 3). Sau đó, người bác họ của ông là Hương cả Bùi Qui Ngoạt đề cử ông làm xã trưởng của làng Hội An (viên chức giữ mộc ấn và thu chi ngân sách của xã). Do thâm lạm tiền công quỹ nên ông phải bán nhà và bán đất để đền bù.
Theo lời kể của người cháu gọi ông bằng bác là ông Bùi Văn Khả (sinh năm 1921, tên thường gọi là Sáu Hoành) thì xưa kia thầy Toán rất giỏi tiếng Pháp và viết chữ Nho đẹp. Nhà của ông nằm cạnh mương nên người thời ấy gọi mương này là mương thầy giáo Toán (nay gọi là mương Ba Đon).
Kể từ ngày ông bị phát mãi và bỏ xứ xa quê, trong thân tộc họ Bùi chẳng ai biết rõ về ông cũng như gia đình.
5. Thầy CHÂU VĂN THÂN
Ông sinh năm 1890 tại Cái Tàu Thượng thuộc ấp Thị, thôn Hội An, tổng An Thạnh, huyện Vĩnh An, hạt Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Ông cũng là học trò cũ trở về trường xưa làm thầy dạy học. Theo lời kể của nhiều thế hệ học trò ở cuối thời Pháp thuộc thì ông chuyên dạy lớp Enfantin (lớp 1).
Năm 1948, giặc Pháp đốt chợ Cái Tàu Thượng, nhà của ông đã không còn. Vì lẽ ấy, ông phải về sống nơi quê vợ ở ấp An Quới (nay là ấp An Thạnh), xã Hội An Đông.
Năm 1951, Đại đội 11 tạm chiếm vùng này, ông được mời ra dạy lớp Năm (nay là lớp 1) ở điểm Sơ cấp (chợ Mương Kinh). Đến năm 1956, Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống, tổ chức lại trường lớp ở nông thôn. Lúc bấy giờ, thầy Châu Văn Thân đã quá lục tuần nhưng vẫn còn tráng kiện và yêu nghề nên xin mở lớp vỡ lòng dạy học tại nhà.
Ông kết hôn cùng với bà Lê Thị Tất sinh được 6 người con, không ai nối nghiệp làm thầy.
Ông mãn phần năm 1976. Hưởng thọ 86 tuổi, được an táng tại quê vợ xã Hội An Đông, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp.
6. Thầy HUỲNH PHƯỚC TƯỜNG
Ông gốc người Triều Châu(15) nên có tên gọi là Xìa, sinh năm 1897 tại chợ Đất Sét thuộc thôn Mỹ An, tổng An Thạnh, huyện Vĩnh An, hạt Sa Đéc (nay là xã Mỹ An Hưng “B”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Ông là con thứ sáu của điền chủ Huỳnh Quí Hợi. Thuở nhỏ ông học Trường Sơ cấp tổng Hội An. Sau đó học tiểu học ở Sa Đéc và tiếp tục vào trường sư phạm Đông Dương tại Sài Gòn.
Năm 1920, ông được Sở Học chánh tỉnh Sa Đéc bổ nhiệm về Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng dạy lớp Nhì nhỏ. Khi đi dạy, Thầy Huỳnh Phước Tường
ông mặc quốc phục “áo dài, khăn đóng”.
Tại đây, ông kết hôn cùng với bà Ông Như Vinh – con của một điền chủ nhà ở chợ Cái Tàu Thượng. Cuộc sống vợ chồng không có con nên ông đã xin cháu ruột gọi ông bằng cậu và cho mang họ của mình là Huỳnh Ngọc Ẩn. (Ông Ẩn trước 1975 làm thầu khoán xây dựng ở Sài Gòn).
Thầy Huỳnh Phước Tường mãn phần năm 1943, hưởng dương 46 tuổi, được an táng ở Đất Sét quê nhà.
Hơn hai mươi năm làm thầy dạy học, tên trong khai sanh của ông là Huỳnh Phước Tường ít có người biết đến. Tuy vậy, học trò ngày xưa vẫn nhớ như in một thầy giáo tên Xìa.
7. Thầy HUỲNH NGỌC DIỆP
Ông gốc người Triều Châu, là con của một điền chủ làng Mỹ An. Sinh năm 1904 tại Đất Sét thuộc thôn Mỹ An, tổng An Thạnh, huyện Vĩnh An, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ An Hưng “B”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ ông học ở trường Sơ cấp tổng ở Hội An, sau đó học tiểu học ở Sa Đéc và tiếp tục học sư phạm ở Sài Gòn. Ông được Sở Học chánh tỉnh Sa Đéc bổ nhiệm về Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng dạy lớp Cours Préparatoire (nay là lớp 2).
Năm 1945, trường lớp bị phá sập, gia đình ông tản cư xuống làng Tân Qui Đông (Sa Đéc). Tại đây, ông tiếp tục dạy cho đến năm 1964 thì nghỉ hưu.
Ông mãn phần năm 1966, hưởng thọ 62 tuổi, được an táng tại quê nhà. Trong 3 người con của ông, chỉ có ông Huỳnh Ngọc Chuối làm thầy dạy học.
8. Thầy HUỲNH HỒNG ANH
Ông là em thứ chín của thầy Huỳnh Phước Tường. Sinh năm 1906 tại Chợ Đất Sét thuộc thôn Mỹ An, tổng An Thạnh, huyện Vĩnh An, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ An Hưng “B”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Học xong lớp Supérieur Trường Tiểu học Cái tàu Thượng, ông tiếp tục học sư phạm ở Sài Gòn. Tốt nghiệp, ông được Sở Học chánh tỉnh Sa Đéc bổ nhiệm về trường cũ làm thầy dạy học. Hồi ấy ông dạy lớp Deuxième Année (lớp Nhì lớn).
Năm 1945, ông tản cư xuống Sa Đéc cho đến năm 1947 thì Thầy Huỳnh Hồng Anh
qua đời. Hưởng dương 41 tuổi, được an táng tại quê nhà.
Ông có 3 người con đều tốt nghiệp đại học. Trong số đó có Huỳnh Thu Vân là giáo sư đệ nhị cấp của Trường Nữ trung học Gia Long (nay là Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai TP. Hồ Chí Minh).
9. Thầy LÊ VĂN TÀI
Ông sinh năm nào không được rõ, chỉ biết quê ông ở Sa Đéc.
Đầu những năm 1930, ông dạy lớp Elémentaire (lớp ba) Ecole Primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng cho đến năm 1939.
Theo lời kể của cô Lê Ngọc Ảnh (sinh 1949, là cựu giáo viên của trường) thì thầy Lê Văn Tài là thầy dạy lớp ba cho thân mẫu cô (tức bà Nguyễn Thị Bê, sinh năm 1921). Điều mà người học trò của thầy vẫn còn nhớ: Lúc làm cầu đúc Cái Tàu Thượng năm 1939 thì cũng là lúc thầy Tài chuyển về dạy ở Cần Thơ.
Và kể từ khi Collège de Cần Thơ đổi tên là Trường Trung học Phan Thanh Giản, ông được tuyển dụng làm giám thị.
Cũng từ đấy, không ai biết thông tin về thầy.
10. Cô NIÊN
Không rõ họ và năm sinh cũng như cô về đây dạy học từ năm nào. Chỉ biết quê cô ở Sa Đéc.
Theo lời kể của bà Lê Kim Nguyên (sinh năm 1926, con gái thứ ba của ông Lê Kim Thành – Hội đồng địa hạt làng Hội An) thì cô Niên là cô giáo dạy lớp Elémentaire (lớp ba) của bà Nguyên. Hồi ấy, ngoài việc dạy văn hoá, cô Niên còn phụ trách mỗi tuần 1 giờ môn Couture (nữ công).
Cô dạy rất nghiêm và luôn nhắc nhở từng đường kim, mũi chỉ cho học trò.
Năm 1947, khi làm công tác nội thành ở Sa Đéc. Bà Lê Kim Nguyên có gặp lại cô giáo cũ của mình. Và từ ấy cho đến nay không rõ cô Niên đã làm gì? Ở đâu?
11. Thầy VÀNG
Cũng như cô Niên, chỉ biết tên và quê hương của thầy Vàng ở Sa Đéc.
Theo lời kể của thầy Phạm Văn Bỉnh, sinh năm 1929 (thân phụ của cô Phạm Thị Thanh Thủy, cựu giáo viên của trường Tiểu học A Hội An) thì:
Năm ông Bỉnh lên 7 tuổi đã vào học lớp Enfantin (lớp 1) của thầy Vàng.
Căn cứ theo lời kể của bà Lê Kim Nguyên, sinh năm 1926 là học trò lớp Ba của cô Niên và ông Phạm Văn Bỉnh, sinh năm 1929 học lớp 1 của Thầy Vàng.
Chúng ta có thể hình dung:
Thầy Vàng với cô Niên đã dạy học ở làng Hội An cùng một thời.
Và ấn tượng khó phai của người học trò Phạm Văn Bỉnh là: Thầy Vàng đi dạy học “luôn mặc áo dài, khăn đóng”.
12. Thầy TRẦN QUANG HẠO
Sinh năm 1908, tại thôn Mỹ Trà, tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường (nay là phường 3, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).
Theo lời kể của thầy Nguyễn Văn Bé, sinh năm 1937 (con của thầy Nguyễn Văn Thành) thì:
Thầy Trần Quang Hạo đậu bằng Diplôme. Thời gian đầu ông dạy ở đâu không rõ, chỉ biết khi ông đến dạy Ecole Primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng vào năm 1936. Cũng tại nơi đây, ông lập gia đình với bà Trịnh Vương Kiết, một cô gái Triều Châu, nhà ngang chợ Cái Tàu (nhỏ hơn ông đến mười tuổi).
Năm 1938, cưới vợ xong, ông xin chuyển về quê dạy Ecole Primaire Complémentaire de Cao Lãnh. Sau đó, đắc cử làm Hội đồng Quản hạt của quận (16).
Cũng trong thời gian nầy, ông vừa đi công tác ở các làng và cũng vừa tìm hiểu địa danh, di tích, nhân vật, sự kiện của toàn quận. Ông thu thập tài liệu cho đến năm 1963 mới đem in ở Nhà in Bùi Trọng Thúc tại quận Phú Nhuận, Sài Gòn. Sách dày 188 trang, kể cả hình ảnh của các nhân vật lịch sử và những bài xướng – họa của nhiều trí thức đất Cao Lãnh. Sách có tựa đề “CAO LÃNH… đến 1954”, xuất bản lần thứ nhất năm 1963 tại Sài Gòn. (Hiện nay, sách của ông là tài liệu quí của Trung tâm Nghiên cứu và Truyền thông Lịch sử của tỉnh Đồng Tháp).
Trong những năm đầu quận Cao Lãnh được nâng lên làm tỉnh Kiến Phong, ông tiếp tục ứng cử và đã đắc cử làm Chủ tịch Hội đồng tỉnh.
Kể từ khi hưu trí, ông cùng với bà Trịnh Vương Kiết mở nhà thuốc Tây tại chợ Cao Lãnh và sống hạnh phúc bên nhau đến trọn đời.
Lúc sinh thời, ông có đến ba người vợ (hợp pháp)(17) sinh cho ông được 10 người con, tất cả đều có chung một tên Châu (chỉ phân biệt với nhau qua chữ lót). Duy chỉ có cô Trần Hạnh Châu(18) là người nối nghiệp làm thầy.
Ông mãn phần năm 1978, thọ 70 tuổi, được an táng gần chùa Linh Sơn tại quê nhà.
13. Thầy NGUYỄN VĂN SÁU
Ông sinh năm 1906, tại ấp Thị, thôn Hội An, tổng An Thạnh, huyện Vĩnh An, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An , huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Tốt nghiệp Tiểu học ở quê nhà, tiếp tục học Collège de Mỹ Tho. Từ năm 1925 đến năm 1945, ông dạy Cours Moyen préminière Année (lớp Nhì nhỏ) Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng và Trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Quế.
Toàn quốc kháng chiến, ông được Mặt trận Việt Minh phân công làm Trưởng Ty Giáo dục tỉnh Long Châu Sa(19).
Kể từ khi tỉnh Vĩnh Long thành lập Trường Trung học Tống Phước Hiệp tại Vĩnh Long và Trường Trung học Tống Phước Hòa ở Sa Đéc thì ông được tuyển dụng vào dạy Pháp văn chương trình trung học đệ nhất cấp (từ lớp 6 đến lớp 9). Sau đó ông được đề bạt làm Tổng Giám thị của Trường Trung học Tống Phước Hòa.
Năm 1966, ông được nghỉ hưu. Tuy vậy, do yêu nghề và cũng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập nên ông đã mở Trường Trung học Tư thục Phước Hòa (ông làm Hiệu trưởng)
Ông kết hôn với bà Trần Thị Ánh, một đồng nghiệp dạy cùng trường với ông, từ thuở ban đầu.
Thầy Nguyễn Văn Sáu mãn phần năm 1992, thọ 86 tuổi. Được an táng tại quê vợ ở khóm 2, phường 1, TP. Sa Đéc.
14. Cô TRẦN THỊ ÁNH
Sinh năm 1906 tại thôn Tân Hưng, tổng An Hội, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là phường 2, TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp)
Năm 1926, bà được bổ nhiệm về Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng. Tại đây bà dạy Enfantin (lớp Vỡ lòng). Và cũng chính tại đây bà đã bằng lòng làm vợ thầy Nguyễn Văn Sáu.
Do dạy cùng trường với chồng nên gần 20 năm vẫn không học trò nào biết được tên thật của cô mình. Hầu hết đều gọi bà là “Cô giáo Sáu”.
Kể từ ngày “tiêu thổ kháng chiến”, bà cùng gia đình trở lại quê nhà ở Sa Đéc để tiếp tục dạy ở Trường Tiểu học Tân Qui Tây. Tại đây, bà dạy khối lớp Ba cho đến năm 1961 thì nghỉ hưu.
Các con của bà chỉ có ông Nguyễn Bá Thọ là người nối nghiệp. Bà mãn phần vào năm 1964. Hưởng dương 58 tuổi, được an táng ở khóm 2, phường 1, TP. Sa Đéc.
15. Thầy NGUYỄN TRÍ MẪN
Là con của một thầy giáo dạy chữ Nho, sinh năm 1908 tại thôn Sơn Định, quận Chợ Lách, tỉnh Vĩnh Long (nay là huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre).
Thuở nhỏ, ông học chữ Nho với cha nên đến trường muộn hơn các bạn cùng lứa. Tuy vậy, ông rất chăm học và sáng trí nên luôn đứng đầu lớp. Vì lẽ ấy, ông được nhà trường xét cấp Bourse Scolaire (học bổng).
Năm 1928, ông tốt nghiệp Thủ khoa Collège de Cần Thơ. Được bổ nhiệm về Trường Sơ cấp Chợ Thủ (Long Điền). Đến năm 1930, ông chuyển về Sở Học Chánh tỉnh Sa Đéc nên đã dạy qua các trường sau đây:
- Năm 1930 đến năm 1931 dạy Trường Sơ cấp Hội An Đông.
- Năm 1931 đến năm 1933 dạy Trường Sơ cấp Nhị Mỹ (Cao Lãnh)
- Kể từ năm 1933 đến năm 1945, ông dạy Elémentaire (lớp Ba) Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng (sau đổi tên là Huỳnh Ngọc Quế).
Toàn quốc kháng chiến, ông tạm nghỉ dạy học. Đến năm 1952, ông tiếp tục dạy ở Rạch Rắn (Sa Đéc), Cái Tàu Hạ (ở làng Tân Hựu).
Đầu niên học 1961 – 1962, Ty Tiểu học tỉnh Vĩnh Long bổ nhiệm ông làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mỹ An Hưng (Đất Sét). Đây cũng là trường tiểu học đầu tiên của làng nầy.
Kể từ năm 1963, ông về dạy tại Trường Nam Tiểu học thị xã Sa Đéc cho đến năm 1968 thì hưu trí.
Trong 34 năm làm thầy dạy học, trải qua rất nhiều địa phương, chỉ có làng Hội An là nơi ông dạy lâu nhất và cũng chính nơi đây ông đã tìm được một nửa của mình.
Trong cuộc đời làm Thầy, ông luôn tận tâm với nghề nên được học trò kính trọng, đồng nghiệp thân thiện và cấp trên khen ngợi.
Trong cuộc sống đời thường, ông luôn thể hiện phong cách của một nhà mô phạm.
Trong gia đình, kể từ khi dạy học có tiền, ông thay mặt cha mẹ quyết tâm lo cho bốn người em ăn học nên người.
Ông kết hôn cùng với bà Nguyễn Thị Thuần cư ngụ tại khu vực chợ Cái Tàu Thượng thuộc ấp Thị, làng Hội An, sinh được 7 người con đều tốt nghiệp cao đẳng và đại học. Trong số đó có 5 người nối nghiệp làm thầy. Ngoài ra, ông còn kết thông gia cùng với ông Lê Kim Thành (vị Hội đồng danh dự của làng Hội An).
Thầy Nguyễn Trí Mẫn mãn phần năm 1976, hưởng thọ 68 tuổi, an táng tại Chợ Lách quê nhà.
16. Thầy PHẠM KIM LIÊU
Là con thứ tư của thầy Phạm Kim Thìn, sinh năm 1909 tại khu vực Trường Sơ cấp tổng thuộc ấp Thị, thôn Hội An, tổng An Thạnh, huyện Vĩnh An, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Ông vốn là học sinh Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng và tốt nghiệp Collège de Cần Thơ.
Theo lời kể của thầy Phan Thanh Xuân (con thứ bảy của ông Phan Thanh Nhãn, Hương sư(20) làng Hội An) thì: Xưa kia, thầy Liêu dạy lớp Supérieur (lớp Nhất) Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng. Đến năm 1939, trường đổi tên là Huỳnh Ngọc Quế thì ông xin chuyển về quê vợ để dạy Collège de Cần Thơ, mãi cho đến khi Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống thì trường nầy được đổi tên là Trung học Phan Thanh Giản và ông vẫn tiếp tục dạy Pháp văn nơi đây.
Riêng về địa chỉ của thầy Liêu thì thầy Phạm Văn Bỉnh (thân phụ của cô Phạm Thị Thanh Thủy, cựu giáo viên Trường Tiểu học A Hội An ) đã từng đến nhà của thầy Liêu -gần trụ sở của Tòa án Cần Thơ.
17. Thầy NGUYỄN VĂN NÚI
Ông sinh năm 1912 tại thôn Tân Hựu Đông, tổng An Mỹ, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp).
Năm 1933, ông tốt nghiệp Collège de Mỹ Tho, được Sở Học chánh tỉnh Sa Đéc bổ nhiệm về Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng. Tại đây, ông dạy lớp Enfantin (lớp Vỡ lòng kiêm luôn môn Thể dục)
Năm 1939, ông tham gia kháng chiến chống Pháp, được phân công làm Trưởng ty Công an tỉnh Long Châu Sa. Đến năm 1954, ông xuống tàu ở bắc Cao Lãnh để tập kết ra Bắc cho đến khi đất nước thống nhất mới trở về Nam với quân hàm Đại tá. Sau đó lên Thiếu tướng.
Ông được 7 người con, trong số đó chỉ có duy nhất một trai và cũng đã hy sinh trong đợt tổng tấn công tết Mậu Thân năm 1968.
Thầy Nguyễn Văn Núi mãn phần năm 1990. Hưởng thọ 78 tuổi, được an táng tại Nha Mân quê nhà.
18. Thầy DƯƠNG VĂN DẦY
Ông sinh năm 1911 tại khu vực cầu Cái Sơn, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là phường 1, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp).
Sau khi tốt nghiệp sư phạm tiểu học ở Sài Gòn, ông được bổ nhiệm dạy học ở đâu thì không rõ. Chỉ biết sau khi thành lập Trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Quế thì ông đã về đây dạy lớp “B” Élémentaire (nay gọi là lớp 3B). Còn thầy Nguyễn Trí Mẫn thì dạy lớp “A” Élémentaire (nay gọi là lớp 3A)
Theo lời kể của thầy Nguyễn Văn Bé (con của thầy Nguyễn Văn Thành) thì thầy Dương Văn Dầy có 6 người con: 4 trai, 2 gái (không ai nối nghiệp làm thầy).
Và kể từ khi “tiêu thổ kháng chiến”, gia đình thầy đã an cư luôn ở Vĩnh Long nên ít ai biết đến.
19. Thầy LÊ VĂN AN
Ông là con thứ ba (gọi thứ tư trong gia đình) của thầy dạy chữ Nho Lê Văn Hựu, sinh năm 1913 tại khu vực trường Sơ cấp tổng thuộc ấp Thị, thôn Hội An, Tổng An Thạnh Thượng, huyện Vĩnh An, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Học xong Tiểu học tại quê nhà, ông tiếp tục học Collège Cần Thơ. Sau đó, dạy trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Quế. Hồi ấy, ông dạy lớp Préparatoire (lớp Tư).
Năm 1945, trường lớp bị phá sập, ông tản cư lên Sài Gòn. Tại đây, ông được tuyển dụng vào làm nhân viên hành chánh của hãng thuốc lá Mic. Lần hồi, ông được đề bạt làm Chủ sự Phòng Hành chánh (nay gọi là Trưởng phòng Hành chánh).
Do có thời gian làm thầy dạy học, và tuy đã chuyển nghề khác làm ăn ở phương xa nhưng mỗi lần ông về thăm quê, bà con lớn tuổi quí mến gọi ông là “Tư Giáo” (gọi thứ và nghề dạy học của ông trước đây).
Ông có 10 người con, không ai nối nghiệp làm thầy. Chỉ có bà Lê Thị Cần tham gia phong trào Bình dân học vụ.
Ông mãn phần vào năm 1995, hưởng thọ 82 tuổi. Được an táng sau vườn nhà.
20. Thầy NGUYỄN VĂN THÀNH
Ông sinh năm 1911 tại thôn Tòng Sơn, tổng An Thạnh Thượng, huyện Vĩnh An, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp An Bình, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp)
Thuở nhỏ, ông sống ở quê ngoại nên học trường Sơ cấp Mỹ Luông. Đến năm 1923, ông trúng tuyển vào Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng.
Do điều kiện làm ăn không phù hợp với việc học nên thân phụ ông phải trở về quê hương, để tiếp tục làm nghề xắt thuốc(21).
Hồi ấy, gia đình của ông rất đông anh em, cha mẹ lại nghèo, ông là con trưởng nên vừa đi học vừa phải chèo đò suốt ngày chúa nhật để phụ với cha mẹ lo “cơm áo, gạo tiền”; thậm chí còn phải chèo đò suốt cả mùa hè. Bởi lẽ, nhà của ông gần với vàm Rạch Cái Tàu Thượng.
Thương ông ngoan hiền lại hiếu học nên thầy dạy lớp Nhì lớn (Deuxième Année) là ông Ngô Văn Hay thường giúp đỡ (cho tiền) lúc ông đi học ở Collège de Cần Thơ.
Nghị lực của thầy Nguyễn Văn Thành là một tấm gương sáng, nên 6 người con của ông đều tốt nghiệp đại học. Trong số đó có thầy Nguyễn Văn Bé từng là Hiệu trưởng của trường Trung học Tống Phước Hòa (Sa Đéc).
Kể từ năm 1929, ông bắt đầu dạy học tại làng Thới An, tỉnh Gia Định (nay là phường Thới An, quận 12, TP. Hồ Chí Minh). Đến năm 1939, ông trở về Trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Quế daỵ lớp Cours Moyen Première (năm thứ nhất Tiểu học, còn gọi là lớp Nhì nhỏ)
Năm 1945, ông tiếp tục daỵ ở Trường Nam tiểu học tại Sa Đéc. Đến năm 1965, ông làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học cộng đồng Đông Qui (thuộc xã Tân Qui Đông, Sa Đéc).
Thầy Nguyễn Văn Thành mãn phần vào năm 1994, hưởng thọ 83 tuổi. Được an táng tại khu mộ gia đình ở ấp An Bình, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
21. Thầy giáo MÃO
Ông sinh năm nào không ai biết!
Nếu căn cứ vào tuổi của các đồng nghiệp cùng dạy chung với ông ở trường Huỳnh Ngọc Quế và dựa theo sở thích của ông bà xưa “sanh con năm nào, đặt làm tên của năm đó” thì ông sinh năm Ất Mão 1915.
Theo truyền khẩu, ông người quê hương ở Sa Đéc, dạy lớp Enfantin (lớp Năm) nay gọi là lớp 1.
Năm 1945, trường Huỳnh Ngọc Quế bị phá sập, ông trở về Sa Đéc cho đến nay không ai rõ về tin tức của thầy.
22. Thầy KHOẺ
Ông sinh khoảng năm 1915, quê quán ở Sài Gòn. Ông được bổ nhiệm về dạy lớp Préparatoire (lớp Tư) (nay gọi là lớp 2) của Trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Quế.
Theo lời kể của thầy Nguyễn Văn Bé (con của Thầy Nguyễn Văn Thành, lúc dạy học ở Cái Tàu, thầy Khoẻ có 2 người con gái. Kể từ khi trường Huỳnh Ngọc Quế bị phá sập, gia đình ông trở về Sài Gòn và định cư luôn ở chợ Vườn Chuối.
Số 1: Thầy Ngô Văn Hay (dạy lớp Nhì lớn và làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng), số 2: Thầy Huỳnh Ngọc Diệp (dạy lớp Tư Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng), số 3: Thầy Nguyễn Trí Mẫn (dạy lớp Ba Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng và Trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Quế), số 4: Thầy Nguyễn Văn Thành (dạy lớp Nhì nhỏ Trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Quế.
22. Cô LÊ THỊ CẦN
Là con đầu lòng của thầy Lê Văn An. Bà còn có tên gọi là Liên, sinh năm 1932 tại khu vực Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Học xong Cours Supérieur (nay là lớp 5), cũng là lúc Trường Huỳnh Ngọc Quế bị phá sập.
Bà tham gia dạy lớp Bình dân học vụ, điểm dạy là Hậu điện của chùa Bà Lê (lúc bấy giờ chùa đã bị Việt minh tháo dỡ phần chánh điện).
Hồi ấy vùng nầy là do Việt Minh kiểm soát, vì thế mà thực dân Pháp thường tổ chức hành quân nên việc phải tản cư là chuyện thường ngày. Bà đã tham gia phong trào Bình dân học vụ và thoát ly cho đến năm 1948.
Hiện nay, gia đình của bà cư ngụ gần Trường Tiểu học A Hội An. Con của bà là Nguyễn Kim Thu cũng có thời gian dạy ở trường nầy.
23. Thầy NGUYỄN VĂN ĐẮC
Là con thứ hai của Hương bộ làng Hội An Nguyễn Văn Chắc, sinh năm 1932, gần chùa Bà Lê, thuộc ấp Thị, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang)
Ông học cùng lớp và dạy cùng điểm với cô Lê Thị Cần. Tuy vậy, đến năm 1951 ông gia nhập vào Đại đội 11 và đã chết năm 1955.
24. Thầy GIANG MẬU TÒNG
Thân phụ của ông là người Triều Châu, sinh năm 1932 tại khu vực mương Bà Phú thuộc ấp Thị, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Ông học cùng trường, cùng lớp với cô Cần và thầy Đắc. Điểm dạy là khu vực mương Bà Phú.
Do ở gần nhánh sông cái nhỏ nên mỗi lần tàu tuần của Tây ngang qua đều nã đạn vào xóm nầy. Bởi lẽ, nơi đây Việt Minh thường phục kích đánh tàu Tây, mỗi khi chúng tổ chức càn quét từ hướng Mỹ Luông và neo đậu ở bến đò chợ Cái Tàu.
Kể từ khi Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống, ông được tuyển dụng làm thầy, dạy học ở xã Hoà An, thị xã Cao Lãnh, tỉnh Kiến Phong (nay là phường Hoà An, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).
Ông định cư ở Hoà An, khi mãn phần cũng được an táng tại nơi nầy.
25. Cô ÔNG NHƯ HUỆ
Bà gốc người Triều Châu. Là con của địa chủ Ông Võ Châu, sinh năm 1923 tại Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị, thôn Hội An, Tổng An Thạnh Thượng, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Học xong tiểu học ở quê nhà, bà tiếp tục học Collège des Jeunesse Filles(22) tại Sài Gòn. Do mê đàn tranh nên bà chỉ học được 2 năm thì nghỉ để học đàn.
Mãi đến năm 1951, quân đội của đảng phái tạm chiếm vùng nầy, bà được chọn để dạy lớp Năm (nay là lớp 1) điểm dạy Sơ cấp của làng Hội An.
Đến năm 1956, Ngô Đình Diện lên làm Tổng thống, cũng là lúc tái lập Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng thì bà bị buộc phải nghỉ dạy. Bởi lẽ, chồng của bà là sĩ quan tham mưu của Đại đội 11.
Bà có 5 người con, không ai nối nghiệp, mãn phần vào năm 1982, thọ 59 tuổi. Được an táng sau chùa Bà Lê.
26. Thầy NGUYỄN KIM THOA
Ông còn có tên gọi là Mạnh, sinh năm 1930 tại khu vực vàm rạch Cái Tàu Thượng thuộc ấp An Bình, làng Mỹ An Hưng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp An Bình, xã Mỹ An Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Ông là học sinh của trường làng Hội An. Thi đậu Tiểu học tại Sa Đéc vào năm 1946.
Chiến tranh loạn lạc, ông từng tham gia dạy Bình dân học vụ. Đến năm 1951, ông được chọn dạy lớp Tư (nay là lớp 2) của điểm Trường Sơ cấp Hội An (do Đại đội 11 tổ chức).
Năm 1956, Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng tái lập, ông được lưu dụng để dạy lớp Tư. Do sức khoẻ yếu kém nên ông đã xin nghỉ dạy vào năm 1977.
27. Thầy LÊ THÀNH CƯU
Ông còn có tên gọi là Đởm, sinh năm 1929 tại thôn Tân Qui Đông, tổng An Thạnh Hạ, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là phường Tân Qui Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp).
Năm 1956, ông được Ty Tiểu học tỉnh Vĩnh Long bổ nhiệm về dạy lớp Ba trường Tiểu học Cái Tàu Thượng (tái lập). Nhắc đến thầy Lê Thành Cưu, một phần nhớ đến công lao đóng góp về sự nghiệp giáo dục của làng quê Hội An; một phần nhớ đến tính cá biệt của thầy. Bởi lẽ, thầy có cha mẹ, vợ con ở quê nhà. Việc đoàn tụ với gia đình chỉ có mấy tháng nghỉ hè. Ấy thế mà thầy đã dạy học ở trường làng Hội An liên tục 20 năm mà “không hề tai tiếng”, luôn giữ tư cách của một người thầy. Hiếm có thầy, cô nào phải chịu “một cảnh, hai quê” trong một thời gian dài như vậy.
Thầy Lê Thành Cưu dạy học trò cũng rất dễ hiểu, dễ nhớ về 4 phép tính. Ông cũng có một tấm bảng gỗ có treo nhiều thẻ lớn, nhỏ nhiều màu như của thầy Nguyễn Kim Thoa.
Từ năm 1956 đến năm 1965, phong trào văn nghệ quần chúng ở nông thôn chỉ có đờn ca tài tử, cải lương, người dân hầu như chưa được thưởng thức ca nhạc, vũ, kịch. Ông đã tự nguyện dạy cho học trò của mình ca nhạc và múa vũ để góp vui cho nhà trường ở mỗi kỳ phát thưởng.
Mãi đến năm 1976, ông xin chuyển về quê nhà tiếp tục dạy khối lớp Ba cho đến năm 1989 thì nghỉ hưu. Kể từ khi nghỉ dạy học, cuộc sống gia đình của ông càng trở nên khó khăn. Bởi lẽ nhà ông ở gần mé sông cái lớn nên bị sạt lở phải dời nhà đến 2 lần.
Học trò cũ ở Cái Tàu Thượng biết tin thầy của mình nghèo túng nên cũng thường viếng thăm và chung tay giúp đỡ.
Ông mãn phần vào năm 2010, thọ 81 tuổi. Hiện nay phần mộ của ông được an táng tại xã Tân Dương, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
28. Thầy NGUYỄN THANH LIÊM
Sinh năm 1932 tại làng Hoà An, tổng An Tịnh, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là phường An Hoà, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).
Năm 1956, ông được bổ nhiệm về dạy lớp Nhì (nay là lớp 4) Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng (tái lập).
Hồi ấy, lớp của ông phân nửa là thiếu niên, phân nửa là những chàng trai trẻ. Bởi lẽ, trong 9 năm chống Pháp trường lớp đều bị phá sập nên việc học hành gián đoạn. Khi trường được tái lập, những học trò nào đã học qua lớp Ba thì nay lại được tiếp tục học lớp Nhì nên lớn tuổi.
Năm 1958, ông đi khoá sĩ quan. Lần hồi lên đến Trung tá. Mùa hè năm 1972 ( mùa hè đỏ lửa!), ông tử trận tại Đồng Xoài. Hưởng dương 40 tuổi, được an táng tại quê nhà.
29. Thầy TRẦN PHÚ QUỚI
Ông sinh năm 1930 tại làng Tấn Đức, tổng An Bình(11), quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Sau khi tốt nghiệp Sơ cấp ở quê nhà, ông xuống Hội An dự tuyển Cours Moyen Preminière Année và đã trúng tuyển vào Trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Quế. Tại đây, ông ở trọ nhà của một người bạn học.
Năm 1956, ông được Ty Tiểu học tỉnh Vĩnh Long tuyển dụng và bổ nhiệm về dạy lớp Năm (nay là lớp 1) trường Tiểu học Cái Tàu Thượng (tái lập).
Năm 1957, được chuyển về Trường Sơ cấp (Tân Hoà) thuộc xã Tân Dương, huyện Đức Thành (nay là Lai Vung). Năm sau, chuyển về Trường Sơ cấp Long Bửu thuộc xã Hoà Long.
Hồi ấy, đường giao thông nông thôn của quận Đức Thành phần nhiều là cầu tre. Vợ của ông đang mang thai lại còn phải chăm sóc con nhỏ. Trước hoàn cảnh ấy, người bạn học cũ là Nguyễn Bá Thọ (con của thầy Nguyễn Văn Sáu) đang dạy ở Trường Sơ cấp Tòng Sơn đã tự nguyện hoán chuyển với ông.
Để tiện việc dạy học và dạy thêm, gia đình của ông cất nhà gần chùa Thanh Đức Cung. Đến năm 1965 thì dời nhà về Chợ Cái Tàu. Lúc bấy giờ, ông cũng được đề cử làm Trưởng giáo Trường Sơ cấp ấp Tân Sinh ấp Thị (trường nầy đã phá bỏ, nay là sân của Trường Trung học cơ sở Hội An).
Do chuyên dạy lớp vỡ lòng nên ông có nhiều sáng kiến giúp cho học trò ham học, dễ hiểu, dễ nhớ. Đơn cử như: Hôm nào dạy chữ O, ông đem theo một quả trứng gà và mua một ít bánh kẹo. Học trò nào lập lại: Chữ O tròn vo như quả trứng gà trên tay ông thì được thưởng cho 1 viên kẹo hoặc 1 cái bánh men. Chữ a, chữ b, chữ c … cũng đều có cách để thị phạm.
Kể từ ngày miền Nam được giải phóng, ông xin nghỉ dạy đế vấn thuốc lá điếu.
Ngoài ra, ông còn được chánh quyền phân công ông làm Quản lý chợ. Lúc nầy chợ luôn sạch sẽ, mua bán ngăn nắp. Ông cũng thường tổ chức kiểm tra cân, đong, đo, đếm để tạo sự công bằng. Hơn nữa, chợ họp là phải tan, trả lại mặt bằng cho thanh thiếu niên làm sân để đá banh mủ (nhựa).
Ông có một người con trai duy nhất không nối nghiệp, nhưng cháu nội của ông thì theo nghề dạy học .
Ông mãn phần vào năm 1998, hưởng thọ 68 tuổi. Được an táng gần chùa Bà Lê.
30. Thầy NGUYỄN VĂN A
Ông sinh năm nào, quê ở đâu, không ai biết! Chỉ biết, ông về Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng, dạy lớp Ba niên khoá 1957 – 1958. Tuy ngắn ngủi nhưng các học trò của ông nay đã trên bảy mươi vẫn còn nhớ mãi bài thơ “Chia tay” chứa chan tình thầy trò.
Bài thơ sau đây được ghi lại qua ký ức của người học trò thời ấy, có tên là Châu Công Mẫn (tên thường gọi là Bảy Bụng), sinh năm 1943, hiện cư ngụ tại ấp An Bình, xã Mỹ An Hưng A, như sau:
LỜI KHUYÊN HỌC TRÒ
Hôm nay ngày học cuối năm
Là ngày từ biệt các em của Thầy
Rồi Thầy sẽ vắng nơi đây
Ra đi để lại một bầy trẻ thơ
Thầy đi không biết bao giờ
Trở về thăm lại các trò mến yêu
Thầy đi nhớ mấy em nhiều
Và nầy là cả những điều Thầy khuyên:
Sang năm cố học cho chuyên
Chớ đừng lười biếng làm phiền Mẹ Cha
Tánh tình phải giữ nết na
Sao cho đẹp nước vui nhà mai sau
Tuy Thầy chẳng dạy mấy lâu
Nhưng tình lưu luyến không sao phai mờ
Thầy đi dưới bóng ngọn cờ
Thầy đi vá mãnh cơ đồ Việt Nam!
Và kể từ ngày chia tay vội vã ấy, người kỹ sư tâm hồn của thế hệ xưa đã đi đâu, làm gì, không ai biết! Bởi lẽ, ông chưa một lần về thăm lại những đồng nghiệp nên chẳng ai biết được tông tích của thầy. Tuy vậy, trong lòng của những học trò cũ nay đã hơn “thất thập cổ lai hi” vẫn còn nhớ mãi lời khuyên của thầy.
31. Thầy NGUYỄN VĂN CHÁNH
Là con trai út của ông Nguyễn Văn An, Hương cả của làng Long Hậu, sinh năm 1934 tại Long Hậu, tổng An Thới, quận Lai Vung, tỉnh Sa Đéc (nay là huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp)
Năm 1957, ông được Ty Tiểu học tỉnh An Giang bổ nhiệm về dạy lớp Nhất của Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng.
Cuối niên học đầu tiên, học trò của ông đã trúng tuyển 50/52 vào các trường trung học công lập như: Chợ Mới, Thoại Ngọc Hầu. Chỉ còn lại hai học sinh: 1 đã theo chồng, 1 vì hoàn cảnh nghèo nên nửa chừng nghỉ học.
Hồi ấy, ông cất nhà tại xóm Hàng Me đường đi cầu ván sau chợ Cái Tàu (nay là nhà của ông Lâm Văn Ly)
Chỉ có 3 năm dạy học ở đây mà ông đã tạo được tiếng vang cho trường làng Hội An Cái Tàu Thượng.
Đầu niên học 1961, ông được chuyển về dạy lớp Nhất cho Trường Tiểu học Tân Lộc Đông thuộc quận Thốt Nốt, tỉnh An Giang.
Đến năm 1963 ông xin chuyển về dạy ở quê nhà. Vài năm sau đó, ông được đề bạt làm Hiệu trưởng của Trường Tiểu học cộng đồng Long Hậu. Cũng trong thời gian nầy, ông đã soạn bài để dạy riêng một lớp Tiếp liên. Vì thế cho nên luôn có hơn tám chục phần trăm trúng tuyển vào Đệ thất Trường Trung học quận Đức Thành và Trường Tống Phước Hoà ở Sa Đéc.
Từ năm 1970 đến năm 1975, ông là Thanh tra Ty Tiểu học Sa Đéc (phụ trách quận Đức Thành và quận Lấp Vò).
Đất nước thống nhất, ông trở về quê tiếp tục dạy học và trong những năm cây quít hồng làm giàu cho huyện Lai Vung thì ông là một trong những chủ nhà vườn có tiếng.
Ông có 3 người con, chỉ có người con trưởng theo nghề dạy học. Nhưng kể từ khi ông qua đời thì người con này cũng đã bỏ nghề để chăm sóc vườn nhà.
Ông mãn phần tại chợ Long Thành vào năm 2004, hưởng thọ 70 tuổi. Được an táng tại ấp Long Khánh A, xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
32. Cô TRƯƠNG THỊ HAI
Bà sinh năm nào, không được rõ. Chỉ biết bà quê ở Sa Đéc được bổ nhiệm về dạy Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng vào năm 1956.
Theo lời kể của cô Lê Ngọc Ảnh, sinh năm 1949 (cựu giáo viên của trường) thì cô Trương Thị Hai là thầy dạy lớp Tư của cô Ảnh.
Năm 1958, cô Trương Thị Hai chuyển dạy nơi khác. Kể từ ấy, không ai biết tin tức về cô nữa.
33. Thầy TRẦN VĂN NGHIÊM
Ông sinh năm 1937 tại làng Mỹ Phước, tổng Định Phước, quận Châu Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).
Năm 1950, ông trúng tuyển vào Collège de Long Xuyên (nay là Trường Trung học phổ thông chuyên Thoại Ngọc Hầu). Đến năm 1957, ông tốt nghiệp Tú tài phần I và học khoá Sư phạm cấp tốc tại Long Xuyên.
Cũng trong năm nầy, ông được Ty Tiểu học An Giang bổ nhiệm về dạy lớp Nhì (nay là lớp 4) Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng. Đến năm 1961, ông gia nhập quân đội lần hồi lên đến Đại uý làm Trưởng phòng An ninh quân đội của tỉnh An Giang. Ông tử trận năm 1972, hưởng dương 35 tuổi.
Lúc sinh thời, ông kết hôn cùng với bà Trần Thị Mãnh, người cùng quê và cũng là giáo viên dạy Trường Tiểu học cộng đồng Mỹ Hoà Hưng (cù lao ông Hổ).
Thầy Nghiêm và cô Mãnh sinh được 5 người con, trong số đó có 3 người nối nghiệp mẹ cha dạy học.
34. Cô LÂM KIM TƯ
Bà gốc người Triều Châu, sinh năm 1937 tại chợ Long Xuyên, thuộc làng Mỹ Phước, tổng Định Phước, quận Châu Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là phường Mỹ Long, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).
Theo lời kể của cô Trần Thị Mãnh (vợ của thầy Trần Văn Nghiêm) thì cô Lâm Kim Tư cùng học Collège de Long Xuyên và cùng khoá Sư phạm cấp tốc với thầy Nghiêm. Cả hai cùng được bổ nhiệm về Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng.
Hồi ấy, cô Lâm Kim Tư dạy lớp Năm (nay là lớp 1). Kể từ ngày miền Nam được giải phóng, cô Mãnh không gặp cô Lâm Kim Tư nên không biết cô ở đâu!
35. Thầy LÊ NGỌC LƯU
Ông là người miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, được Ty Tiểu học An Giang bổ nhiệm về dạy lớp Nhất Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng vào đầu niên học 1958. Tại đây, gia đình của ông tạm ở chung với thầy Nguyễn Văn Chánh (nay là nền nhà của ông Lâm Văn Ly).
Đến năm 1962, ông xin chuyển lên Sài Gòn để vừa dạy vừa học. Sau đó làm Giáo sư dạy trường tư thục Nguyễn Bá Tòng. Trước năm 1975, thầy Nguyễn Minh Thống (hiện dạy môn Toán tại Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng) đã lên ở trọ nhà thầy Lưu tại đường Lê Văn Duyệt để học.
Kể từ sau ngày đất nước thống nhất, không rõ gia đình của thầy đã ở đâu. Chỉ biết ông có 3 người con và tất cả đều thành đạt.
Ông là một trong những thầy dạy giỏi của Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng.
36. Thầy BÙI QUANG TRINH
Ông sinh năm 1936, tại làng Bình Thành Tây, tổng An Phú, quận Thốt Nốt, tỉnh Long Xuyên (nay là thị trấn Lấp Vò, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Học xong tiểu học tại quê nhà, ông trúng tuyển vào Collège de Long Xuyên (nay là Trường Trung học phổ thông chuyên Thoại Ngọc Hầu).
Tốt nghiệp Tú tài phần I, ông học khoá Sư phạm cấp tốc tại trường và được bổ nhiệm về Hội An dạy lớp Nhì Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng vào năm 1958.
Tại đây, ông đã tìm được “một nửa của mình” qua một đồng nghiệp duyên dáng, ấy là cô Nhan Thị Kiêm.
Đầu niên học 1962, ông được chuyển đến dạy Trường Tiểu học Phú Hoà, quận Châu Thành, An Giang. Năm sau, ông được chuyển về dạy chung với cô Kiêm ở Trường Tiểu học Thới Thuận “B” Vàm Cống.
Năm 1977, ông xin chuyển về dạy Trường Tiểu học Bình Thành (Lấp Vò) cho đến năm 1979. Sau đó, ông lại chuyển về Trường Tiểu học Thới Thuận “B” làm Hiệu trưởng cho đến khi hưu trí.
Hiện nay, gia đình ông cư ngụ tại khu dân cư Hoà Thạnh, phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên.
37. Cô NHAN THỊ KIÊM
Bà sinh năm 1939, tại làng Mỹ Phước, tổng Định Phước, quận Châu Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ bà học Trường Nữ Tiểu học Long Xuyên. Tiếp theo đó là Trường Trung học tư thục Quang Trung (sau đổi là bán công Khuyến học, nay là Trường Tiểu học Lê Lợi, thành phố Long Xuyên).
Học xong lớp Đệ nhị (nay là lớp 11), bà học khoá Sư phạm cấp tốc tại Long Xuyên. Đầu niên học 1959-1960, bà được Ty Tiểu học An Giang bổ nhiệm về dạy lớp Nhì Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng.
Để tiện việc dạy học, bà đã cất nhà tạm ở xóm Hàng Me. Và cuối niên học của lần đầu tiên đi dạy bà đã đồng ý kết hôn cùng với thầy Bùi Quang Trinh, một đồng nghiệp chung trường.
Năm 1962, bà cùng chồng chuyển sang nơi khác. Thầy Trinh thì dạy ở Phú Hoà, còn bà thì về Trường Tiểu học Thới Thuận “B” Vàm Cống (nay là Trường Tiểu học Trần Phú, thành phố Long Xuyên).
Do sức khoẻ tốt, dạy giỏi khối lớp 2 nên bà được lưu dụng đến năm 2000 mới được nghỉ hưu. Bà có 2 người con, không ai nối nghiệp làm thầy.
Hiện nay thầy Trinh và cô Kiêm sống chung với người con trai tại khu dân cư Hoà Thạnh, phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên.
38. Thầy TRẦN VĂN CỐNG
Ông sinh năm 1942, tại tỉnh Phước Tuy (nay là Bà Rịa – Vũng Tàu). Năm 1960, ông được bổ nhiệm về dạy lớp Nhất Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng.
Tại đây, ông kết hôn cùng với cô Hồng Sâm Nhung (tên thường gọi là Trang) một “hoa khôi” ở chợ Cái Tàu.
Năm 1963, ông xin chuyển lên Sài Gòn vừa dạy vừa học. Sau đó, dạy môn Toán ở các trường công lập và tư thục tại Sài Gòn và nghỉ hưu năm 2002. Tuy vậy, ở tuổi “thất thập cổ lai hi”, ông vẫn còn hợp đồng dạy thêm ở các trung tâm giáo dục thường xuyên cho các quận nội thành.
Lúc dạy ở Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng, ông có tiếng là thầy dạy giỏi và cũng nổi tiếng về việc sử dụng roi mây.
39. Thầy NGUYỄN HỮU ÍCH
Ông sinh năm 1941, tại quận Tân Trụ, tỉnh Tân An (nay gọi là Long An). Năm 1961, ông được Ty Tiểu học tỉnh An Giang bổ nhiệm về dạy lớp Nhất Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng.
Đến năm 1963, ông chuyển lên Sài Gòn vừa dạy vừa học. Kể từ sau ngày đất nước thống nhất, ông là Trưởng phòng giáo dục quận 8 Sở Giáo Dục Thành phố Hồ Chí Minh, hưu năm 2001.
40. Cô TRẦN HIỀN KỈNH
Sinh năm 1940, tại chợ Sa Đéc thuộc quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là phường 1, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp)
Dạy lớp Nhì Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng từ năm 1961 đến năm 1966. Sau đó, lập gia đình rồi chuyển về quê chồng tiếp tục dạy Trường Tiểu học Thới Thuận “B” (Vàm Cống).
Kể từ ngày thống nhất đất nước, bà chuyển sang mua bán tại chợ Cái Sắn, hiện đang sống với con ở thành phố Hồ Chí Minh.
.
41. Cô NGUYỄN THỊ TRÀ
Sinh năm 1940, tại quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp).
Năm 1961, cô về Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng dạy khối lớp Nhì và lớp Ba.
Đến năm 1966, cô chuyển về Sa Đéc. Từ ấy đến nay không ai biết cô làm gì, ở đâu. Ông sinh năm 1940, quê tỉnh Bến Tre.
Năm 1962, ông được bổ nhiệm về dạy lớp Nhất trường Tiểu học Cái Tàu Thượng.
42. Thầy TRẦN VĂN RÉP
Tại đây, ông lập gia đình với con gái của chủ tiệm buôn Nghĩa Lợi (tên Phụng) tại chợ Lấp Vò.
Năm 1966, ông thi hành quân dịch và sống đời lính cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Ông mãn phần năm 1999, an táng gần chùa Thiên Phước thuộc ấp An Bình, xã Hội An Đông. Các con của ông vẫn còn định cư tại Lấp Vò.
43. Thầy ĐOÀN THANH XUÂN
Sinh năm 1938, tại làng Mỹ Ngãi, tổng Phong Thạnh, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ Ngãi, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).
Năm 1962, ông được bổ nhiệm về Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng. Tại đây, nhà trường phân công ông dạy lớp Nhất, sau đó dạy lớp Nhì.
Để tiện việc ăn ở và dạy học, ông cùng với vợ con thuê nhà ở tạm đối diện với trường.
Năm 1966, ông xin chuyển về quê ngoại ở xã Mỹ Hiệp (cù lao Giêng) và tiếp tục dạy Trường Tiểu học cộng đồng Mỹ Hiệp cho đến năm 1975 và tiếp tục dạy ở đấy đến năm 1987.
Hiện nay, gia đình của ông cư ngụ tại chợ Mỹ Hiệp.
44. Thầy NGUYỄN VĂN CƠ
Sinh năm 1943, tại quận Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (nay là huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang).
Năm 1963, ông được bổ nhiệm về dạy lớp Nhất Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng. Hồi ấy, ông cùng vợ mới cưới thuê nhà ở ngã tư dốc cầu đúc Cái Tàu.
Đến năm 1966, ông thi hành quân dịch, sau đó biệt phái về dạy học ở Sa Đéc.
Kể từ năm 1972 đến năm 1975, ông là Hiệu trưởng của Trường Trung học tỉnh hạt Mỹ An Hưng (Đất Sét). Từ ấy đến nay, không rõ ông làm gì và ở đâu.
45. Thầy NGUYỄN VĂN CHÁNH
Không rõ năm sinh, chỉ biết quê ông ở tỉnh Bến Tre. Ông cùng vợ được bổ nhiệm về dạy Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng vào đầu niên học 1964 – 1965. Tại đây, nhà trường đã phân công ông dạy lớp Năm (nay gọi là lớp 1) có chụp ảnh lưu niệm năm 1964.
46. Thầy NGUYỄN HỮU HẠNH
Ông sinh năm nào không được rõ! Chỉ biết người quê ở Sài Gòn về dạy lớp Nhì Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng, niên khoá 1964 – 1965.
47. Cô TÙNG
Không rõ họ, không rõ năm sinh, không rõ nguyên quán! Chỉ biết bà là vợ của Thầy Nguyễn Văn Chánh, được bổ nhiệm về dạy lớp Tư (nay là lớp 2) Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng (có chụp ảnh lưu niệm ngày tựu trường niên học 1964 – 1965).
48. Thầy THU
Không rõ họ, không rõ năm sinh. Theo lời kể của thầy Đoàn Thanh Xuân thì quê của thầy Thu ở Sài Gòn.
Năm 1965, ông được bổ nhiệm về dạy lớp Nhì Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng.
THẦY CÔ TRƯỚC VĂN PHÒNG TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁI TÀU THƯỢNG
(Đầu niên học 1964 – 1965)
Số 1: Thầy Nguyễn Văn Na, số 2: Thầy Nguyễn Kim Thoa, số 3: Thầy Lê Thành Cưu, số 4: Thầy Ngô Văn Giàu, số 5: Cô Trần Hiền Kỉnh, số 6: Cô Nguyễn Thị Trà, số 7: Thầy Trần Văn Rép, số 8: Thầy Đoàn Thanh Xuân, số 9: Thầy Phan Văn Thương, số 10: Thầy Phạm Tấn Tiến, số 11: Thầy Nguyễn Văn Chánh.
49. Thầy PHAN VĂN THƠI
Là học sinh của Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng (thời Pháp thuộc), sinh năm 1926 gần đình Hội An thuộc ấp Thị, thôn Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 2, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Từ năm 1965 đến năm 1977, ông là giáo viên dạy lớp Ba của điểm phụ (Vàm Kinh Cựu Hội thuộc Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”) kiêm Trưởng giáo, ông mãn phần năm 1978, hưởng dương 52 tuổi.
50. Thầy LỮ DIÊU THUẬN
Sinh năm 1944 tại làng Bình Đức, tổng Định Thành Hạ, quận Châu Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).
Ông dạy lớp Nhất Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A” từ năm 1965 đến năm 1967.
Ông vừa dạy vừa học, sau đó dạy môn Lý Hoá Trường Trung học tỉnh hạt Lễ Thành Hầu ở xã Long Kiến, Chợ Mới, An Giang.
51. Cô TRIẾT
Sinh năm nào không được rõ, chỉ biết cô dạy điểm phụ cùng thời với thầy Phan Văn Thơi.
Hiện nay bà định cư tại Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình.
52. Cô TRƯƠNG THỊ CHẨM
Sinh năm 1941 tại làng Tân Phước, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Dạy lớp Nhất Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A” từ năm 1966 đến năm 1979 tiếp tục dạy Trường Tiểu học Tân Thuận Tây, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cho đến năm 1996 nghỉ hưu.
53. Thầy PHAN TRUNG HẬU
Là học sinh của Trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Quế, sinh năm 1931 tại ấp Bình Phước, làng Tân Phước, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Ông dạy lớp Nhất Trường Tiểu học cộng đồng Mỹ Hiệp chuyển về dạy lớp Nhất Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A” năm 1966. Đến năm 1968, ông xin chuyển về quê dạy Trường Tiểu học Bình Phước Xuân cho đến khi đất nước thống nhất.
Ông có 7 người con, 3 người nối nghiệp làm thầy. Trong số đó có Phan Kim Trinh đang là Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang. Ông mãn phần năm 2009, hưởng thọ 78 tuổi.
54. Cô VĂN THỊ HÍA
Thân phụ là người Triều Châu. Bà sinh năm 1947 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ, bà học Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng, sau đó học Trường Trung học Thoại Ngọc Hầu.
Bà dạy khối lớp Ba Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A” từ năm 1966 đến năm 1972 thì chuyển qua dạy Trường Tiểu học cộng đồng Mỹ Phước “A” (Long Xuyên).
Đất nước thống nhất, bà trở về quê tiếp tục dạy khối lớp Ba cho đến năm 1981.
Hiện nay bà là một doanh nhân khá thành đạt ở Long Xuyên.
55. Thầy PHAN VĂN KỀM
Ông sinh năm 1946 tại quận Tân Trụ, tỉnh Tân An (nay là Long An). Dạy lớp Nhì Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”, niên học 1966 – 1967 thì chuyển về dạy Trường Tiểu học “B” Mỹ Luông (Kinh Thầy Cai). Sau đó làm Hiệu trưởng ở Trường Tiểu học cộng đồng xã Kiến An.
Hiện ông cư ngụ quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
56. Thầy TRẦN VĨNH PHÚC
Ông sinh năm 1946 tại quận Thủ Thừa, tỉnh Tân An (nay là Long An). Dạy lớp Nhất Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A” từ năm 1966 cho đến năm 1969 thì chuyển về quê.
Hiện cư ngụ tại chợ Long An, tỉnh Long An.
57. Thầy THỌ
Không rõ họ, không rõ năm sinh cũng như nguyên quán. Chỉ biết ông về trường Tiểu học Cộng đồng Hội An “A” dạy khối lớp Ba vào năm 1966 đến năm 1968.
58. Cô PHẠM THỊ BỒN
Là học sinh của Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng, sinh năm 1949 tại ấp Thị, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị I, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Bà dạy khối lớp Hai (điểm phụ ở kinh Cựu Hội) từ năm 1967 đến năm 1975, dạy điểm chính cấp I “A” Hội An từ năm 1976 đến năm 2004 thì nghỉ hưu.
59. Cô LỮ THỊ CÒN
Là học sinh của Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng, sinh năm 1948 tại Châu Phú, quận Châu Thành, tỉnh Châu Đốc (nay là huyện Châu Phú, tỉnh An Giang).
Dạy khối lớp Nhì Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A” từ năm 1967 đến năm 1975.
Kể từ khi đất nước thống nhất, bà dạy khối lớp 1 cho đến năm 2003 thì nghỉ hưu.
60. Cô VÕ ÁNH HUỆ
Sinh năm 1948 tại Tân Vĩnh Hoà, làng Tân Qui Đông, tổng An Thạnh Hạ, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là phường 3, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp).
Năm 1967, bà dạy lớp Nhất trường Tiểu học Cộng đồng Hội An A. Năm sau, dạy lớp Nhì và tiếp tục dạy lớp Ba cho đến năm 1972 chuyển lên Sài Gòn dạy trường Tiểu học Cộng đồng Khánh Hội A. Sau đó, dạy ở quận 5 cho đến năm 2003 nghỉ hưu.
61.Cô TRƯƠNG BẠCH HUỆ
Là học sinh của Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng, sinh năm 1950 tại ấp Thái Ninh Bình, làng Mỹ An Hưng, tổng An Thạnh Thượng, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là ấp An Bình, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Năm 1967, dạy điểm phụ Trường Ấp tân sinh Ấp Thị. Kể từ năm 1976, bà dạy điểm chính trường “A” Hội An cho đến năm 2005 nghỉ hưu.
62. Cô NGUYỄN THỊ KHOẢNH
Là học sinh của Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng, sinh năm 1948 tại làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 2, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Năm 1967, bà dạy khối lớp Hai (điểm phụ ở Kinh Cưu Hội) dạy điểm chính từ năm 1976 đến năm 2003 thì nghỉ hưu.
63. Cô PHAN MỸ LỆ
Là con thứ hai của thầy Phan Văn Thơi, sinh năm 1944 tại ấp Thị, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 2, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Là học sinh Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng. Năm 1967, dạy khối lớp Năm (nay là lớp 1) Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A” cho đến năm 1975.
Sau 1975, bà tiếp tục dạy và năm 1985 thì xin nghỉ. Bà mãn phần năm 2004, hưởng thọ 60 tuổi.
64. Thầy HỒ VĂN NHỰT
Sinh năm 1945 tại làng Mỹ Phước, tổng Định Phước, quận Châu Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).
Dạy lớp Nhất Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A” từ năm 1967 đến năm 1969 chuyển về dạy ở Long Xuyên cho đến năm 2005 thì mãn phần. Hưởng thọ 60 tuổi.
65. Cô NGUYỄN THỊ NGHI
Là học sinh Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng, sinh năm 1948 tại ấp An Quới, làng Hội An Đông, quận Thốt Nốt, tỉnh Long Xuyên (nay thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Đã dạy qua các khối lớp 3, 4 và 5 kể từ năm 1967 đến năm 1999 thì qua đời. Hưởng dương 51 tuổi.
Niên học 1975 – 1976 bà là Phó Trưởng Ban điều hành Giáo dục xã Hội An.
Bà là giáo viên có nhiều học sinh giỏi cấp tỉnh.
66. Cô ĐINH THỊ SỮA
Là học sinh Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng, sinh năm 1946 tại làng Mỹ An Hưng, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Năm 1967 dạy khối lớp 1 ở điểm phụ Kinh Cựu Hội đến năm 1976 tiếp tục dạy điểm chính cho đến năm 2001 thì nghỉ hưu.
67. Cô DƯƠNG THỊ THÉ
Là học sinh Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng, sinh năm 1943 tại ấp Thị, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 2, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Năm 1967 bà dạy khối lớp 3 ở điểm phụ Ấp tân sinh ấp Thị. Đến năm 1976 bà tiếp tục dạy điểm chính cho đến năm 1998 nghỉ hưu.
Danh hiệu Giáo viên tiên tiến.
Tổ trưởng khối lớp 3.
68. Cô PHAN THU THUỶ
Là con thứ tư của thầy Phan Văn Thỏi, sinh năm 1948 tại ấp Thị, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 2, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Bà là một trong những học trò cũ trở về trường xưa làm thầy dạy học.
Năm 1967 đến năm 1982, bà dạy qua các khối lớp 4 và 5.Tổ trưởng khối lớp 4; Tổ trưởng khối lớp 5.
Hiện gia đình vẫn ngụ tại quê nhà.
69. Cô VĂN LỆ TRINH
Bà gốc người Triều Châu, sinh năm 1944 tại khu vực mương Bà Phú thuộc ấp Thị, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Dạy khối lớp 3 Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A” từ năm 1967 đến năm 1974. Hiện định cư tại Hoa Kỳ.
70. Cô TRẦN THỊ BỬU
Sinh năm 1938 tại làng Long Điền, tổng Định Hoà, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang)
Dạy khối lớp 2 từ năm 1968 đến năm 1990 thì xin nghỉ. Hiện gia đình cư ngụ tại chợ Cái Tàu Thượng.
71. Cô BÙI THỊ ĐIỂM
Sinh năm 1944 tại ấp Tân Quới, làng tấn Mỹ, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên.
Dạy khối lớp Năm (nay là lớp 1) Trường Tiểu học Cộng đồng Hội An “A” từ năm 1968 đến năm 1970 thì xin chuyển về quê dạy Trường Tiểu học “B” Tấn Mỹ cho đến năm 1999 thì nghỉ hưu. Hiện vẫn còn cư ngụ tại quê nhà.
72. Cô HUỲNH KIM MỚI
Sinh năm 1946 tại làng Mỹ Phước, tổng Định Phước, quận Châu Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là phường Mỹ Xuyên, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).
Dạy lớp Nhất Trường Tiểu học Cộng đồng Hội An “A” từ năm 1968 đến năm 1971. sau đó chuyển về quê dạy học ở Long Xuyên cho đến năm 1998 thì được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”.
Bà nghỉ hưu năm 2001. Hiện cư ngụ tại rạch Tầm Bót thành phố Long Xuyên.
73. Cô NGUYỄN THỊ PHỈ
Sinh năm 1949 tại làng Mỹ Xương, tổng Phong Nẫm, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).
Dạy khối lớp 3 từ năm 1968 đến năm 2004 nghỉ hưu. Hiện đang chung sống với con gái ở thành phố Hồ Chí Minh.
74. Cô NGÔ KIM THUẨN
Theo lời kể của cô Lữ Thị Còn (cựu giáo viên của Trường Tiểu học “A” Hội An) thì cô Ngô Kim Thuẩn sinh khoảng năm 1948. Người quê ở Đốc Vàng (thuộc quận Thanh Bình, nay là huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp).
Cô Thuẩn về Trường Tiểu học Cộng Đồng Hội An “A”, dạy khối lớp Nhì từ những năm 1968 đến năm 1971.
75. Cô NGUYỄN THỊ KIM CHI
Sinh năm 1950 tại làng Long Điền, tổng Định Hòa, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Dạy khối lớp 1 Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A” từ năm 1969 đến năm 1973; tiếp tục dạy Trường Tiểu học Long Hòa cho đến năm 2005 thì nghỉ hưu.
Hiện cư ngụ tại thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới.
76. Cô LÊ THỊ TUYẾT HOA
Sinh năm 1949 tại làng Long Điền, tổng Định Hòa, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Long Điền “A”, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Dạy khối lớp 1 Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A” từ năm 1969 đến năm 1971; tiếp tục dạy tại quê nhà cho đến năm 1987 thì xin nghỉ.
Hiện bà mua bán tạp hóa tại Chợ Thủ - Long Điền “A”.
77. Cô LÊ NGỌC ẢNH
Là học sinh của Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng, sinh năm 1949 tại chợ Cái Tàu Thượng thuộc ấp Thị, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Dạy khối lớp 5 Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A” từ năm 1970 đến năm 1975.
Đất nước thống nhất, bà tiếp tục dạy đến năm 1980 thì xin nghỉ. Học trò của bà là Bùi Thị Quỳnh Chi đạt giải Học sinh giỏi Văn toàn quốc năm học 1978 – 1979.
- Tốt nghiệp Sư phạm Vĩnh Long, bà được bổ nhiệm về dạy Trường La Kết ấp An Khương. Nhân dịp nghỉ hè bà có mượn phòng của trường để dạy luyện thi Đệ thất (lớp 6). Lần tuyển sinh năm ấy, lớp dạy thêm của bà đã trúng tuyển 100%.
Hiện nay gia đình của bà cư ngụ gần khu vực Trạm Y tế xã Hội An.
76. Thầy NGUYỄN THỪA CHÍ
Ông là con trưởng của ông Nguyễn Thừa Thính (nhân viên Toà Đại sứ Việt Nam Cộng Hoà tại Pháp), sinh năm 1946 tại làng Tân An, tổng Định Bảo, quận Châu Thành, tỉnh Cần Thơ (nay là phường Tân An, thành phố Cần Thơ).
Năm 1970, ông được bổ nhiệm về dạy lớp 5 Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Tại đây, ông kết hôn cùng với cô Lê Ngọc Ảnh, một đồng nghiệp dạy chung trường.
Đất nước thống nhất, do ảnh hưởng về lý lịch nên ông phải nghỉ dạy. Đến năm 1994, ông được mời làm Thủ quỹ của UBND xã Hội An cho đến năm 2008 thì nghỉ hưu.
77. Thầy ĐẦY
Không rõ họ, không rõ năm sinh! Chỉ biết ông người quê ở Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang)
Dạy khối lớp 4 Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A” từ năm 1971 đến năm 1973.
78. Thầy PHAN TRUNG HIẾU
Sinh năm 1948 tại làng Mỹ Luông, tổng Định Hoà, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là tỉnh An Giang).
Năm 1971, ông được bổ nhiệm về dạy lớp 5 Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”.
Tại đây, ông kết hôn cùng với cô Nguyễn Thị Nghi, một đồng nghiệp dạy cùng trường.
Đất nước thống nhất, ông được chuyển về Phòng Giáo dục huyện Chợ Mới rồi sau được bổ nhiệm Trưởng phòng. Ông mãn phần năm 2003.
79. Cô ĐOÀN THỊ NGA
Sinh năm 1950 tại xã Mỹ Đức, thị xã Châu Đốc, tỉnh Châu Đốc (nay là phường Mỹ Đức, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang).
Dạy khối lớp 5 Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A” từ năm 1971 đến năm 1975.
80. Thầy NGUYỄN THÀNH GIA
Là chồng của cô Trần Thị Bửu, sinh năm 1935 tại làng Tân Hội, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Bình Thạnh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp). Dạy khối lớp 3 từ năm 1972 đến năm 1984 thì mãn phần. Hưởng dương 49 tuổi.
81. Cô NGUYỄN KIM PHƯỢNG
Sinh năm 1950, tại thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Cô về quê chồng tại chợ Cái Tàu Thượng và dạy khối lớp 4 từ năm 1972 đến năm 1976 thì mãn phần. Hưởng dương 26 tuổi.
82. Cô TẦNG THỊ THUẦN
Sinh năm 1950 tại làng Bình Đức, tổng Định Phước, quận Châu Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang).
Dạy khối lớp 3 điểm phụ kinh Cựu Hội từ năm 1972 đến năm 1977; sau chuyển về dạy ở Mỹ Luông cho đến năm 2005 thì nghỉ hưu.
Hiện cư ngụ tại ấp mỹ Hòa, thị trấn Mỹ Luông, Chợ Mới, An Giang.
83. Thầy TRẦN VĂN BẮC
Là học sinh Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng, sinh năm 1947 tại ấp Bình Tấn, làng Tân Phước, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Dạy khối lớp 3 và 5 từ năm 1973 đến năm 1978. Năm học 1978-1979 ông làm Hiệu phó phụ trách cấp I Trường PTCS “A” Hội An. Đầu niên học 1980-1981, ông được chuyển về quê làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học “B” Bình Phước Xuân cho đến năm 2005 thì xin nghỉ hưu.
84. Thầy LÊ VĂN ĐIỂN
Là học sinh của Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng, sinh năm 1953 tại ấp Bình Tấn, xã Tân Phước, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Dạy khối lớp 1 và 5 từ năm 1973 đến năm 1979.
- Từ năm 1975 đến năm 1977, ông là Hiệu phó Lao động. Niên học 1977 – 1978, ông là Hiệu phó chuyên môn cấp I Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An.
85. Cô BÙI CẨM HỒNG
Là vợ của thầy Trần Văn Bắc, sinh năm 1944 tại làng Tân Thạnh, quận Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Dạy khối lớp 5 từ năm 1973 đến năm 1978. Đầu niên học 1979-1980, bà được chuyển về quê chồng dạy tại Trường Tiểu học “B” Bình Phước Xuân cho đến năm 1999 thì nghỉ hưu.
Danh hiệu: Giáo viên dạy giỏi khối lớp 5 cấp huyện.
84. Cô LÊ THỊ ÁNH LOAN
Sinh năm 1950 tại làng Long Kiến, tổng Định Hoà, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Long Điền “B”, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Dạy khối lớp 1 điểm phụ (ấp tân sinh ấp Thị) từ năm 1973 đến năm 1975.
Dạy điểm chính từ năm 1976 cho đến năm 2005 nghỉ hưu.
85. Thầy QUÁCH QUAN
Thân phụ là người Hoa (gốc Hẹ)(23), sinh năm 1950, tại chợ Lấp Vò thuộc làng Bình Thành Tây, tổng An Phú, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là thị trấn Lấp Vò, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Dạy điểm phụ (trường ấp tân sinh ấp Thị) từ năm 1973 đến năm 1975.
Niên học 1976 – 1977, ông là Hiệu trưởng Trường Tiểu học “B” Hội An (Vàm Cái Nai). Sau đó tham gia vào các ban, ngành của huyện Chợ Mới.
Những năm trước khi về hưu, ông là Phó Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy.
86. Thầy NGUYỄN VĂN RÔ
Sinh năm 1952, tại ấp Mỹ Lợi, làng Mỹ Luông, tổng Định Hòa, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Dạy khối lớp 5 Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A” từ năm 1973 đến năm 1975; tiếp tục dạy Trường Cấp I Hội An niên học 1975-1976 thì chuyển về dạy ở Mỹ Luông.
Năm 1979, ông tốt nghiệp đại học tại chức. Cũng trong năm này, ông được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường PTCS Mỹ Luông.
Ông mãn phần năm 2009, được an táng tại quê nhà.
87. Cô THUÝ HOA
Không rõ những thông tin về Cô. Chỉ biết! Sau ngày giải phóng, cô có dạy qua điểm phụ trường Vàm Kinh Cựu Hội.
88. ThẦy NGUYỄN VĂN BANH
Sinh năm 1953 tại vàm Cái Hố thuộc làng An Thạnh Trung, tổng Định Hòa, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là tỉnh An Giang).
Dạy khối lớp 3 điểm phụ ấp tân sinh ấp Thị niên học 1974-1975; tiếp tục dạy qua các lần đổi tên trường. Đến cuối năm 1977, ông chuyển về quê dạy Trường Tiểu học “A” An Thạnh Trung. Sau đó ông được đề bạt làm Hiệu trưởng của trường này cho đến khi nghỉ hưu.
Hiện ông là Chủ tịch Hội Khuyến học xã An Thạnh Trung.
89. Cô VÕ THỊ MINH NGUYỆT
Sinh năm 1955 tại ấp Long Thuận, làng Long Điền, tổng Định Hòa, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là ấp Long Thuận 2, xã Long Điền “A”, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Dạy khối lớp 2 Trường Cấp I Hội An niên học 1975-1976; sau đó xin chuyển về quê tiếp tục dạy học cho đến năm 2010 thì nghỉ hưu.
90. Cô PHAN THỊ NGỌC NUÔI
Sinh năm 1955 tại ấp Long Thuận, làng Long Điền, tổng Định Hòa, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là ấp Long Thuận 1, xã Long Điền “A”, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Dạy khối lớp 2 Trường Cấp I Hội An niên học 1975-1976; sau đó xin chuyển về dạy Trường Cấp I Mỹ Luông. Từ năm 1983 đến năm 1986, bà học tại Trường Đảng ở Thủ Đức rồi về làm công tác đảng cho đến năm 2008 làm Bí thư Huyện ủy Chợ Mới. Nghỉ hưu năm 2010.
Hiện cư ngụ tại ấp Long Thuận 1, xã Long Điền “A”, huyện Chợ Mới.
91. Cô NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN
Sinh năm 1950 tại làng Mỹ Luông, tổng Định Hoà, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Năm 1975, bà dạy điểm phụ khối lớp 1 (vàm kinh Cựu Hội), sau đó chuyển về dạy điểm chính khối lớp 4 cho đến năm 2005 thì nghỉ hưu.
92. Cô NGUYỄN THỊ TUYẾT HOA
Là vợ của thầy Từ Văn Năm, sinh năm 1953 tại làng Mỹ Phước, tổng Định Phước, quận Châu Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).
Dạy khối lớp 4 từ năm 1976 đến năm 1978 chuyển về Long Xuyên.
93. Thầy LÊ MINH HỚN
Sinh năm 1958, tại ấp Thị, xã Mỹ Hiệp, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy khối lớp 4 và làm Tổng phụ trách Đội của Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ những năm 1977 đến năm 1981.
Hiện đang là Hiệu trưởng Trường Tiểu học “B” Mỹ Hiệp.
94. Cô TRƯƠNG THỊ KIM LOAN
Sinh năm 1951, tại ấp Trung 2, làng Hoà Hảo, tổng An Lạc, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay là xã Tân Hoà, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang).
Đã dạy qua các khối 4, 5 và 1 (Trường Cấp I Hội An, Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An) từ năm 1976 đến năm 1979. Cô là vợ của thầy Lê Văn Điển – giáo viên dạy cùng trường.
95. Cô ĐINH THỊ KIM MAI
Sinh năm 1958 tại ấp Mỹ Trung, xã Mỹ Luông, tổng An Bình, quận Chợ Mới (nay là xã Mỹ An, huyện Chợ Mới), tỉnh An Giang.
Dạy khối lớp 1 và lớp 3 điểm phụ vàm kinh Cựu Hội từ năm 1976 đến năm 1980 thì xin nghỉ.
Hiện cư ngụ tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
96. Cô HỨA BỬU QUANG
Là học sinh Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng, sinh năm 1950 gần vàm rạch Cái Tàu Thượng, thuộc ấp An Bình, làng Mỹ An Hưng, tổng An Thạnh Thượng, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Dạy khối lớp 2 từ năm 1976 đến năm 2005 thì nghỉ hưu.
97. Thầy TỪ VĂN NĂM
Là học sinh Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng, sinh năm 1952 tại làng Bình Thành Tây, tổng An Phú, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Dạy khối lớp 1, 3 và 5 từ năm 1976 đến năm 2006 thì xin nghỉ hưu.
Năm 1980 đến năm 1985 là Hiệu phó chuyên môn cấp I Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An.
Hai lần đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
Sinh năm 1956 tại ấp Mỹ Long, làng Mỹ Luông, tổng An Bình, quận Chợ Mới (nay là xã Mỹ An, huyện Chợ Mới), tỉnh An Giang.
Dạy khối lớp 1 Trường Cấp I Hội An niên học 1976-1977, tiếp tục dạy khối lớp 3 Trường PTCS “A” Hội An cho đến năm 1979 thì xin chuyển về quê tiếp tục dạy học. Năm 1989, bà được đề bạt làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học “A” Mỹ An cho đến năm 2006.
Bà nghỉ hưu năm 2011.
Sinh năm 1959 tại ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Luông, tổng An Bình, quận Chợ Mới (nay là xã Mỹ An, huyện Chợ Mới), tỉnh An Giang.
Dạy khối lớp 1 Trường Cấp I Hội An niên học 1976-1977, tiếp tục dạy ở Trường PTCS “A” Hội An cho đến năm 1980 thì xin chuyển về dạy ở quê chồng thuộc xã Long Giang, huyện Chợ Mới.
Nghỉ hưu năm 2014.
100. Cô LÊ THANH VÂN
Là học sinh Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng, sinh năm 1950 tại ấp An Bình, làng Mỹ An Hưng, tổng An Thạnh Thượng, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Mỹ An Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Dạy khối lớp 4 từ năm 1976 đến năm 1982 thì xuất cảnh sang Úc.
101. Cô NGUYỄN KIM CHI
Sinh năm 1950, tại làng Long Điền, tổng Định Hoà, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là Thị trấn Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Dạy môn Toán và Sinh Trường Phổ thông Cơ sở A Hội An từ năm 1977 đến năm 1982. Hiện cư ngụ tại ấp An Khương, xã Hội An.
102. Thầy ĐẶNG VĂN HỀ
Là học sinh của Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng, sinh năm 1946 tại ấp An Quới, làng Hội An Đông, tổng An Phú, quận Thốt Nốt, tỉnh Long Xuyên (nay là huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Dạy môn tiếng Anh Trường Phổ thông cơ sở “A: Hội An từ năm 1977 đến năm 1986.
Hiện đang cư ngụ tại quê nhà (ông cũng bị tai biến nhiều năm nay, không đi đứng được).
103. Cô TRẦN THỊ THANH HƯƠNG
Sinh năm 1954 tại làng Long Điền, tổng Định Hoà, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là tỉnh An Giang).
Dạy môn Sử - Địa Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An (niên khoá 1977 – 1978) Sau chuyển về quê.
104. Cô CAO THỊ LẸ
Sinh năm 1952 tại Mương Sung thuộc ấp An Khương, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Dạy môn Sinh Trường Phổ thông Cơ sở “A” Hội An từ năm 1977 đến năm 1979.
105. Thầy TỐNG KIM QUẢNG
Sinh năm 1954, tại làng Tân Khánh, tổng An Thạnh Hạ, quận Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Tân Khánh Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp).
Năm 1975, ông được bổ nhiệm về dạy môn Khoa học xã hội Trường Cấp II Hội An.
Đến khi thành lập Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An (1977), ông chỉ dạy được vài tháng thì chuyển về dạy ở Sa Đéc; sau đó được điều động sang công tác chính quyền .
Những năm trước khi về hưu, ông là Chủ tịch UBND thị xã Sa Đéc.
106. Thầy TRƯƠNG THÀNH TRIỂN
Sinh năm 1945, tại làng Mỹ Chánh, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Dạy môn Toán Trường Phổ thông Cơ sở “A” Hội An từ năm 1977 đến năm 1985.
Ông dạy học ở Hội An từ năm 1966 liên tục cho đến năm 2006 mới nghỉ hưu. Do tài liệu nầy viết về Trường Tiểu học “A” Hội An (có thời kỳ là Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An). Vì lẽ ấy, xếp tên ông theo mẫu tự và năm ông đã dạy ở Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An.
107. Thầy HUỲNH VĂN ĐIỂM
Sinh năm 1954, tại ấp Mỹ Thạnh, làng Mỹ Luông, tổng Định Hoà, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Dạy môn Pháp văn Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1977 đến năm 1979.
108. Thầy LÊ VĂN HIỀN
Sinh năm 1953, tại làng Mỹ Phước, tổng Định Phước, quận Châu Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là phường Mỹ Xuyên, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).
Dạy môn Toán – Lý Trường Phổ thông Cơ sở “A” Hội An từ năm 1977 đến năm 1980. Cũng trong thời gian nầy ông là Hiệu phó chuyên môn cấp II. Do đam mê nhiếp ảnh nên ông đã chuyển sang làm nghệ thuật.
109. Cô NGUYỄN KIM HUÊ
Sinh năm 1951, tại ấp Bình Thạnh, làng Bình Thành Tây, tổng An Phú, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là Thị trấn Lấp Vò, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Dạy môn Văn Trường Phổ thông Cơ sở “A” Hội An, niên học 1977 – 1978. Sau đó chuyển về tiếp tục dạy ở Trường Phổ thông cơ sở “A” Hoà An cho đến năm 1986 thì xin nghỉ. Hiện đang mua bán tạp hoá tại chợ Lấp Vò.
110. Cô NGUYỄN THU HUỆ
Là học sinh Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng, sinh năm 1952 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Dạy môn Hoá – Sinh Trường Phổ thông Cơ sở “A” Hội An từ năm 1977 đến năm 1985 thì xin nghỉ.
Hiện đang cư ngụ tại chợ Mương Kinh thuộc xã Hội An Đông, Lấp Vò, Đồng Tháp.
111. Thầy VÕ MINH CỦA
Sinh năm 1955 tại làng Mỹ Hòa Hưng, tổng Định Phước, quận Châu Thành, tỉnh Long Xuyên (nay thuộc TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang).
Năm 1976 dạy Toán – Lý Trường Cấp II Hội An, tiếp tục dạy Trường PTCS “A” đến năm 1978 thì chuyển về dạy Trường PTCS Hòa Bình. Hai năm sau, ông xin chuyển về dạy ở quê nhà.
Hiện cư ngụ tại phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên.
112. Thầy VÕ VĂN HUẤN
Sinh năm 1955 tại xã Long Điền, tổng Định Hoà, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy môn Sử - Địa Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1977 đến năm 1979. Sau đó, dạy qua các trường PTCS Kiến An, Long Điền “A” và Thị trấn Chợ Mới.
Hiện nay, ông là Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Chợ Mới.
Ông từng là Hiệu trưởng của Trường Phổ thông Nguyễn Hữu Cảnh.
113. Cô LÊ KIM MÁNH
Sinh năm 1953, tại ấp Hoà Hạ, làng Kiến An, tổng Định Hoà, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là tỉnh An Giang).
Dạy môn Hoá – Sinh Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1977 đến năm 1985.
Tiếp tục dạy Trường Phổ thông Trung học Hội An (cấp 2 + cấp 3), Trung học Huỳnh Thị Hưởng (cấp 2 + cấp 3), Trung học Phổ thông Huỳnh Thị Hưởng (cấp 3) đến năm 2008 thì nghỉ hưu.
Hiện gia đình cư ngụ ấp Thị 1, xã Hội An.
114.Cô NGUYỄN THỊ SẮC
Là vợ của thầy Hiệu trưởng Nguyễn Ánh Việt, sinh năm 1956 tại ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Luông, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang (nay là xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Dạy môn Thể dục Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1977 đến năm 1985. Tiếp tục dạy môn Sử Trường Trung học Phổ thông Huỳnh Thị Hưởng (cấp 2 + cấp 3) và Trung học cơ sở Hội An đến năm 2011 thì nghỉ hưu.
115. Thầy NGUYỄN VĂN TỦ
Còn có tên gọi là Sáu Sơn, sinh năm 1957 tại ấp An Quới, xã An Thạnh Trung, tổng Định Hoà, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy môn Văn Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1977 đến năm 1979. Sau đó, dạy Trường Phổ thông cơ sở Long Kiến cho đến năm 1991 xin nghỉ dạy học.
Hiện gia đình mua bán tạp hoá gần cầu Chân Đùn thuộc xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
116. Cô LÊ THỊ TƯ
Là học sinh Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng, sinh năm 1952 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Dạy môn Văn Trường Phổ thông Cơ sở “A” Hội An từ năm 1977 đến năm 1985 thì xin nghỉ.
Hiện là chủ doanh nghiệp mua bán phụ tùng các loại xe tại thành phố Cao Lãnh.
117. Thầy NGUYỄN VĂN BÁ
Sinh năm 1950, tại Tân Vĩnh Hoà, làng Tân Qui Đông, tổng An Thạnh Hạ, quận Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long (nay là phường 4, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp).
Dạy Bổ túc văn hoá khối lớp 3 và khối lớp 5 tại địa điểm Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1977 đến năm 1980.
Hiện là Phó Chủ tịch Hội Khuyến học xã Hội An.
118. Cô TRẦN MŨI CHEN
Thân phụ là người Triều Châu, sinh năm 1956 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Là học sinh Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng.
Dạy khối lớp 1 kiêm nhiệm vụ kế toán từ năm 1977 đến năm 1779. Năm 2009 chuyển về thành phố Long Xuyên, nghỉ hưu năm 2011.
Bà đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
119. Cô TRẦN KIM HUYÊN
Sinh năm 1957, tại ấp An Phú, xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy khối lớp 2 và 3 trường Phổ thông Cơ sở “A” Hội An từ năm 1977 đến năm 1980 xin nghỉ.
Hiện cư ngụ tại thành phố Hồ Chí Minh.
120. Thầy LÂM BÁ SANG
Sinh năm 1956, tại xã Long Điền, tổng Định Hoà, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy khối lớp 5 Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1977 đến năm 1982 xin nghỉ dạy. Tuy ngắn nhưng có nhiều thành tích như sau:
- Giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
- Giáo viên Bồi dưỡng học sinh giỏi khối lớp 5 để dự thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh.
Thầy Lâm Bá Sang là chồng của cô Trần Kim Thắm dạy cùng truờng.
121. Cô NGUYỄN THỊ NGUYỆT THU
Còn có tên gọi là Mừng, học sinh Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Sinh năm 1957 tại ấp An Quới, xã Hội An Đông, tổng An Phú, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là tỉnh Đồng Tháp).
Dạy khối lớp 1 Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1977 đến năm 1983 chuyển đến dạy điểm phụ Mương Bà Kỷ cho đến năm 1989.
Hiện cư ngụ tại quê nhà.
122. Cô HỒNG TÚ XƯƠNG
Thân phụ là người Triều Châu, sinh năm 1956 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Là học sinh Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng.
Dạy khối lớp 3 Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1977 đến năm 1980 thì xin nghỉ.
Hiện cư ngụ tại vàm Kinh Cựu Hội thuộc ấp Mỹ Phú, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
123. Cô NGUYỄN MỸ HẠNH
Sinh năm 1957 tại Sài Gòn. Sau khi tốt nghiệp khóa 1 Trường Cao đẳng Sư phạm An Giang, bà được phân công về dạy Trường PTCS “A” Hội An dạy Anh văn niên học 1978-1979. Năm sau, bà xin chuyển về làm công tác thư viện tại Trường PTCS Mỹ Bình (TP. Long Xuyên) cho đến năm 1984 thì xin nghỉ.
Hiện cư ngụ tại phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên.
124. Thầy LÊ PHƯỚC HỒNG
Còn có tên gọi là Rồng, sinh năm 1953 tại ấp An Bình, làng Hội An Đông, tổng An Phú, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là ấp An Bình, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Là giáo viên chuyên trách Bổ túc văn hoá và tại chức ở điểm Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1978 đến năm 1981 thì xin nghỉ.
125. Thầy NGUYỄN HOÀ MINH
Còn có tên gọi là Thế, sinh năm 1958 tại ấp Tân Khánh, xã Tân Thành, quận Đức Thành, tỉnh Vĩnh Long (nay là huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp).
Là giáo viên chuyên trách Bổ túc văn hoá và tại chức ở điểm Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1978 đến năm 1981 thì xin chuyển về quê.
Hiện là Hiệu phó chuyên môn Trường Tiểu học Tân Thành, Lai Vung, Đồng Tháp.
126. Thầy TRẦN ĐÌNH NHỊ
Là học sinh của Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng, sinh năm 1954 tại ấp An Phú, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Là giáo viên chuyên trách Bổ túc văn hoá và tại chức ở điểm Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1978 đến năm 1981 được chuyển qua công tác Đoàn và làm Bí thư Chi đoàn xã Hội An.
Hiện cư ngụ tại ấp An Phú, xã Hội An.
127. Cô TRẦN THỊ NAM
Sinh năm 1939 tại làng Thới Thuận, tổng Định Mỹ, quận Thốt Nốt, tỉnh Long Xuyên (nay là quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ).
Dạy khối lớp 3 từ năm 1978 đến năm 1994 thì nghỉ hưu và đã trở về quê ở Thốt Nốt.
128. Cô TRẦN KIM THẮM
Là học sinh Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng, sinh năm 1956 tại ấp Thái Ninh Bình, xã Mỹ An Hưng, tổng An Thạnh Thượng, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Dạy khối lớp 5 Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1978 đến năm 1985 thì xin nghỉ.
Hiện cư ngụ tại ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
129. Cô PHẠM THỊ THANH THUỶ
Là con thứ ba của thầy Phạm Văn Bỉnh (Trưởng giáo Trường Sơ cấp ấp tân Sinh ấp An Quới, xã Hội An Đông).
Sinh năm 1955 tại ấp An Quới, xã Hội An Đông, tổng An Phú, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ học Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng, dạy khối lớp 2 từ năm 1979 đến năm 2010 thì nghỉ hưu.
Hiện ngụ tại quê nhà.
130. Cô LÊ THỊ NGUÊ
Là học sinh Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”, sinh năm 1957 tại ấp An Quới, xã Hội An Đông, tổng An Phú, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là tỉnh Đồng Tháp).
Dạy môn Ngữ văn Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1978 đến năm 1985. Tiếp tục dạy Trung học Hội An, Trung học Huỳnh Thị Hưởng và Trung học cơ sở Hội An cho đến năm 2012 thì nghỉ hưu.
131. Thầy LÝ VĂN SÁU
Là học sinh của Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”, sinh năm 1957 tại ấp Thái Ninh Bình, xã Mỹ An Hưng, tổng An Thạnh Thượng, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Dạy môn Thể dục Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1978 đến năm 1985. Tiếp tục dạy Trường Phổ thông trung học Hội An, Trung học Huỳnh Thị Hưởng và chuyển sang dạy môn Sử tại Trường Trung học cơ sở Hội An từ năm 2003 cho đến nay.
132. Thầy NGUYỄN THÀNH TẤN
Sinh năm 1958 tại xã Mỹ Phước, tổng Định Phước, quận Châu Thành, tỉnh An Giang.
Dạy môn Văn Trường Phổ thông cơ sở A Hội An từ năm 1978 đến năm 1980. Sau đó dạy Bổ túc văn hoá Tấn Mỹ và Phổ thông Cơ sở Mỹ Luông.
Hiện đang là giáo viên dạy môn Văn Trường Trung học phổ thông Mỹ An, Chợ Mới, An Giang.
133. Thầy NGUYỄN NGỌC ẨN
Sinh năm 1943 tại ấp An Quới, làng Hội An Đông, tổng An Phú, quận Thốt Nốt, tỉnh Long Xuyên (nay là ấp An Thạnh, xã Hội An Đông, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
DẠY MÔN Toán và Pháp văn Trường PTCS “A” Hội An từ năm 1979 đến năm 1985; sau, làm Hiệu phó phụ trách cấp I và làm Hiệu trưởng Trường Phổ thông cấp II Hội An (niên học 1987-1988). Ông mãn phần năm 2005.
Ông là 1 trong 3 thành viên trong Ban giám hiệu nhà trường soạn bài thi cho giải Lê Quý Đôn.
134. Cô NGUYỄN THỊ HOA
Sinh năm 1948 tại làng Hoà Hảo, tổng An Lạc, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay là xã Hoà Hảo, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang).
Bà quê quán ở ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng (nay là Mỹ An Hưng “A”) trở về quê cũ dạy khối lớp 1 Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1979 đến năm 1985. Tiếp tục dạy qua mấy lần trường đổi tên gọi cho đến năm 2003 thì nghỉ hưu. Mãn phần năm 2005.
135. Cô TRƯƠNG NGỌC ÁNH
Là học sinh Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”, sinh năm 1959 tại vàm rạch Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy môn Sinh Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1979 đến năm 1985. Tiếp tục dạy qua mấy lần trường đổi tên gọi của Trường Phổ thông trung học Hội An, Trung học Huỳnh Thị Hưởng và Trung học cơ sở Hội An cho đến năm 2012 thì nghỉ hưu.
Hiện cư ngụ tại quê nhà.
136. Cô NGUYỄN THỊ KIM CƯƠNG
Sinh năm 1959, tại xã Bình Thành Tây, tổng An Phú, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Dạy môn Sử - Địa Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1979 đến năm 1985 thì xin chuyển về quê.
Hiện đang là giáo viên Sử - Địa Trường Trung học cơ sở Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
137. Cô VÕ THỊ ĐIỆP
Sinh năm 1959, tại xã Bình Thành Tây, tổng An Phú, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Dạy môn Văn Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An niên khóa 1979-1980.
138. Cô KHƯU THỊ TỐ HẰNG
Là học sinh Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng, sinh năm 1956, tại ấp An Ninh, xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy môn Sử - Địa Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1979 đến năm 1985, tiếp tục dạy Trường Phổ thông trung học Hội An cho đến năm 1989 thì xin nghỉ. Hiện cư ngụ tại quê nhà.
Bà từng làm Hiệu phó chuyên môn cấp II Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An.
139. Cô NGUYỄN THỊ THU HỒNG
Sinh năm 1959, tại xã Thới Lai, tổng Thới Bảo, quận Phong Phú, tỉnh Phong Dinh (nay là quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ).
Dạy môn Sử - Địa Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1979 đến năm 1985, tiếp tục dạy Trường Phổ thông trung học Hội An, Trung học Huỳnh Thị Hưởng và Trung học cơ sở Hội An cho đến năm 2014 thì nghỉ hưu.
Hiện mua bán văn phòng phẩm tại chợ Cái Tàu Thượng.
140. Thầy NGUYỄN HUỲNH LŨY
Còn có tên gọi là Xuyên, học sinh Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Sinh năm 1957, tại ấp Thái Ninh Bình, xã Mỹ An Hưng, tổng An Thạnh Thượng, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Dạy môn Anh văn Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1979 đến năm 1985. Tiếp tục dạy tại Trường Phổ thông trung học Hội An cho đến năm 1988 nghỉ dạy học để phát triển nghề chăn nuôi.
141. Thầy NGUYỄN VĂN MẬT
Sinh năm 1950, Tại ấp An Bình, làng Hội An Đông, tổng An Phú, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Đầu niên học (1980-1981) ông là Hiệu phó chuyên môn cấp II của Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An thay cho thầy Lê Văn Hiền. Đồng thời, ông cũng vừa là giáo viên dạy Toán.
Năm 1982, ông được tổ chức phân công làm Hiệu trưởng Trường PTCS “B” Hội An đến năm 1986 thì xin về quê dạy môn Toán tại Trường Phổ thông cơ sở Hội An Đông cho đến năm 2010 thì nghỉ hưu.
Hiện nay, gia đình của ông đã chuyển nơi ở về huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
142. Cô NGUYỄN KIM MỪNG
Còn có tên gọi là Thu. Cựu học sinh của trường Tiểu học Cộng đồng Hội An “A”. Sinh năm 1959 tại ấp An Qưới, xã Hội An Đông, tổng An Phú, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long ( nay là huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Dạy môn Văn trường phổ thông Cơ sở “A” Hội An từ năm 1979 đến năm 1985, xin chuyển về quê dạy trường phổ thông Cơ sở Hội An Đông cho đến nghỉ hưu.
143. ThẦy NGUYỄN MINH THỐNG
Là học sinh Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng. Sinh năm 1956, tại chợ Cái Tàu Thượng thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Dạy môn Toán Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1979 đến năm 1985. Tiếp tục dạy Trường Phổ thông trung học Hội An, Trung học Huỳnh Thị Hưởng (cấp 2 + cấp 3) và Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng (cấp 3) cho đến nay (2015).
Niên học (2012-2013), ông đạt giải A Hội thi ứng dụng Công nghệ thông tin tỉnh An Giang.
144. Thầy HUỲNH VĂN BÉ
Là chồng của cô Phạm Thị Thanh Thủy. Sinh năm 1954 tại làng Ba Chúc, tổng Thành Ngãi, quận Tri Tôn, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc về tỉnh An Giang).
Dạy Khối lớp 4 và khối lớp 5 Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1980 đến năm 1985 chuyển sang công tác ở Tòa án Nhân dân tỉnh An Giang. Sau đó, là Thẩm phán.
145. Cô HỨA BỬU LONG
Là học sinh trường Tiểu học Cái Tàu Thượng. Sinh năm 1952 tại ấp Thái Ninh Bình, làng Mỹ An Hưng, tổng An Thạnh Thượng, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Dạy khối lớp 2 Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1980 đến năm 1985. Tiếp tục dạy tại trường qua các lần đổi tên, đến năm 2000 thì qua đời. Hưởng dương 48 tuổi.
146. Cô VÕ THỊ LIÊNG
Là vợ của thầy Nguyễn Minh Thống. Sinh năm 1957 tại chợ Cái Tàu Thượng thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ học Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”.
Dạy khối lớp 5 Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1980 đến năm 1985 thì xin nghỉ để chuyển sang mua bán.
Bà là người khá thành công trong kinh doanh lĩnh vực thời trang tại Chợ Cái Tàu Thượng.
147. Cô QUÁCH THỊ MAI
Sinh năm 1957 tại Chợ Mới (thân phụ gốc là người Hẹ). Năm 1959, gia đình bà chuyển đến chợ Cái Tàu Thượng mở tiệm bán thuốc Bắc. Thuở nhỏ, bà đã học qua Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng và Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”.
Năm học 1980-1981, bà dạy khối lớp 3 Trường PTCS “A” Hội An; sau đó trở về Chợ Mới tiếp tục dạy Trường Tiểu học Thị trấn Chợ Mới cho đến năm 2012 thì nghỉ hưu.
Hiện cư ngụ tại quận Cái Răng, TP. Cần Thơ.
148. Thầy LÊ VĂN NE
Sinh năm 1957, tại ấp Bình Tấn, xã Bình Phước Xuân, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy Khối lớp 5 Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1980 đến năm 1982 xin chuyển về quê. Trong 2 năm này, ông vừa dạy vừa làm Hiệu phó Lao động cấp I.
149. Cô VÕ TUYẾT NGOAN
Sinh năm 1952, tại làng Mỹ Luông, tổng Định Hòa, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Năm 1980, bà dạy khối lớp 3 điểm phụ kinh Cựu Hội. Đến năm 1982, dạy điểm chính Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An và tiếp tục dạy đến năm 2007 nghỉ hưu. Hiện cư ngụ tại quê nhà.
150. Cô TRƯƠNG KIM PHƯỢNG
Là vợ của thầy Trương Thành Triển, sinh năm 1951 gần vàm kinh Cựu Hội thuộc ấp An Phú, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ, học Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng. Dạy khối lớp 1 điểm phụ vàm kinh Cựu Hội từ năm 1980 đến năm 2006 thì nghỉ hưu.
Hiện cư ngụ tại quê nhà.
151. Thầy DƯƠNG CHUNG THINH
Sinh năm 1958 tại xã Long Điền (nay là thị trấn Chợ Mới) tổng Định Hòa, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy Khối lớp 5 trường phổ thông Cơ sở “A” Hội An từ năm 1980 đến năm 1984 xin nghỉ. Hiện đang cư ngụ tại thành phố Hồ Chí Minh.
152. Cô NGUYỄN KIM THU
Là học sinh Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Sinh năm 1962, tại ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Đã dạy qua các khối lớp 1, 2, 4 và 5 Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1980 đến năm 1985. Tiếp tục dạy Trường Phổ thông cấp I Hội An đến năm 1989 thì xin nghỉ để chuyển sang mua bán vật tư nông nghiệp và cũng khá thành công ở lĩnh vực này.
Bà đạt danh hiệu Giáo viên tiên tiến nhiều năm liền.
Hiện cư ngụ tại thành phố Hồ Chí Minh.
153. Cô LÊ THU VÂN
Còn có tên gọi là Mai. Là vợ của thầy Dương Chung Thinh. Sinh năm 1958, tại chợ Cái Tàu Thượng thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thuở nhỏ bà học Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Dạy khối lớp 4 Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An (niên học 1980-1981) sau đó xin nghỉ. Hiện cư ngụ tại quê nhà.
154. Cô LÊ NGỌC ÁNH
Là học sinh Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Sinh năm 1958 tại ấp An Ninh, xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy môn Toán Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1980 đến năm 1985. Tiếp tục dạy Trường Phổ thông Trung học Hội An, Trung học Huỳnh Thị Hưởng cho đến năm 2002 được chuyển dạy môn Toán Trường Trung học phổ thông Hòa Bình, đến năm 2013 thì nghỉ hưu. Hiện đang dạy thêm môn Toán tại nhà (ở ấp Thị 1).
Bà là Hiệu phó chuyên môn cấp III Trường Trung học Huỳnh Thị Hưởng từ năm 2000 đến năm 2002.
Danh hiệu: Giáo viên dạy giỏi môn Toán cấp huyện.
155. Cô TRẦN THÚY PHƯỢNG
Sinh năm năm 1959 Tại ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Luông (nay là xã Mỹ An) tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy môn Văn Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1980 đến năm 1984 thì xin chuyển về quê chồng dạy Trường Phổ thông cơ sở Mỹ Hiệp cho đến nghỉ hưu (2014).
156. Thầy VÕ KIM THANH
Là chồng của cô Nguyễn Thị Thu Hồng. Sinh năm 1958, tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thuở nhỏ học Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Dạy môn Toán Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1980 đến năm 1985. Tiếp tục dạy Trường Phổ thông trung học Hội An, Trung học Huỳnh Thị Hưởng và Trung học cơ sở Hội An cho đến nay (2015).
157. Cô NGUYỄN LỆ BÍCH
Là vợ của thầy Lý Văn Sáu. Sinh năm 1957, tại xã Phú Hội, tổng Châu Phú, quận An Phú, tỉnh Châu Đốc (nay là tỉnh An Giang).
Dạy khối lớp 1 và khối lớp 2 Trường Phổ thông Cơ sở “A” Hội An từ năm 1981 đến năm 1985. Tiếp tục dạy tại trường qua các lần trường đổi tên gọi cho đến năm 2012 thì nghỉ hưu.
Hiện cư ngụ tại chợ Cái Tàu Thượng.
158. Thầy HÀ THANH VÂN
Là học sinh Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Sinh năm 1961, tại chợ Cái Tàu Thượng thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy khối lớp 4 Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1981 đến năm 1985. Tiếp tục dạy cho đến năm 1997 thì thôi việc.
159. Cô NGUYỄN THỊ DUNG
Là vợ của ông Trần Quốc Tuấn - cựu Chủ tịch UBND xã Hội An, sinh năm 1954 tại làng Kiến An, tổng Định Hòa, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là An Giang).
Dạy môn Văn Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1981 đến năm 1985. Tiếp tuc dạy Trường Phổ thông trung học Hội An, Trung học Huỳnh Thị Hưởng và Trung học cơ sở Hội An cho đến năm 2009 thì nghỉ hưu.
Danh hiệu: Giáo viên dạy giỏi môn Văn (PTCS) cấp huyện. Hiện đang cư ngụ gần chùa An Phước ấp An Ninh.
160. Cô PHAN THỊ LỆ HẰNG
Là học sinh Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Sinh năm 1961, tại ấp Thái Ninh Bình, xã Mỹ An Hưng, tổng An Thạnh Thượng, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Dạy môn Hóa - Sinh Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1981 đến năm 1985. Tiếp tục dạy Trường Phổ thông trung học Hội An, Trung học Huỳnh Thị Hưởng, Trung học cơ sở Hội An cho đến nay (2015).
Hiện cư ngụ gần vàm Mương Chùa ấp An Quới, xã Hội An Đông.
161. Thầy TRẦN THANH HÒA
Sinh năm 1960, tại ấp Thị, xã Mỹ Luông, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang (nay là ấp Thị 2, thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Dạy môn Toán Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1981 đến năm 1983 thì xin chuyển về dạy Trường PTCS Mỹ Luông, Trung học phổ thông Khai Trí.
Đang là Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên thị trấn Mỹ Luông.
Hiện cư ngụ tại quê nhà.
162. Cô NGUYỄN HOÀNG NĂM
Là học sinh Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Sinh năm 1961, tại chợ Cái Tàu Thượng thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy môn Sử - Địa Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1981 đến năm 1983 thì xin chuyển về dạy ở Long Xuyên và cư ngụ ở bên ấy.
163. Thầy TRẦN VĂN TỚI
Sinh năm 1958, tại ấp An Thái, xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy môn Toán Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1981 đến năm 1985. Tiếp tục dạy Trường Phổ thông trung học Hội An, Trung học Huỳnh Thị Hưởng và Trung học Cơ sở Hội An cho đến nay (2015).
164. Cô PHƯƠNG NGỌC HƯƠNG
Là học sinh trường Tiểu học Cộng đồng Hội An “A”. Sinh năm 1960, tại ấp Thị (nay là ấp Thị 2), xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy khối lớp 1 Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1982 đến năm 1985. Tiếp tục dạy qua các lần trường thay đổi tên gọi cho đến nay (2015).
165. Cô NGUYỄN THỊ NHƯ MAI
Là con thứ hai của Thầy Nguyễn Thành Gia và cô Trần Thị Bửu. Sinh năm 1962, tại chợ Cái Tàu Thượng thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thuở nhỏ học trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Dạy khối lớp 3 Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1982 đến năm 1985. Tiếp tục dạy Trường Phổ thông cấp I Hội An cho đến năm 1987 thì xin chuyển về quê chồng ở xã Long Điền “B” dạy Trường Tiểu học Lê Hồng Phong cho đến nay (2015).
166. Thầy HỨA VĂN NHÀN
Là học sinh Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Sinh năm 1962, tại ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy khối lớp 4 Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1982 đến năm 1985. Tiếp tục dạy tại trường qua các lần trường đổi tên gọi cho đến năm 2004 thì qua đời.
167. Thầy NGUYỄN THÀNH VANG
Sinh năm 1963 tại xã Long Kiến (nay là xã Long Giang), tổng Định Hòa, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy khối lớp 5 Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1982 đến năm 1985. Tiếp tục dạy tại trường qua các lần trường đổi tên gọi cho đến năm 1994 thì nghỉ dạy.
168. Cô TRẦN THÚY VÂN
Là học sinh Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Sinh năm 1957, tại ấp Thái Ninh Bình, xã Mỹ An Hưng, tổng An Phú, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Dạy khối lớp 1 Trường PTCS “A” Hội An từ năm 1982 đến năm 1985. Tiếp tục dạy qua các lần trường thay đổi tên gọi đến năm 1994 thì xin chuyển về Trường Tiểu học Lương Thế Vinh thành phố Long Xuyên dạy khối lớp 1 cho đến năm 2012 thì nghỉ hưu.
169. Thầy NGUYỄN DUY HIỂN
Sinh năm 1962, tại xã TÂn Thuận Đông, tổng An Tịnh, quận Cao Lãnh, tỉnh Kiến Phong (nay là thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).
Dạy môn Văn trường P.T.C.S “A” Hội An từ năm 1982 đến năm 1985. Tiếp tục dạy trường phổ thông trung học Hội An đến năm 1989 xin nghỉ để đi buôn.
Hiện mua bán gốm sứ và đồ gia dụng tại chợ Cái Tàu Thượng.
170. Thầy TRẦN TRỌNG THỦY
Là học sinh Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng. Sinh năm 1949, tại mương Bún thuộc ấp An Khương, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Dạy môn Toán Trường PTCS “A” Hội An từ năm 1982 đến năm 1985, sau đó được chuyển về làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học “C” Hội An (vàm La Kết).
171. Cô NGUYỄN HỒNG NGỌC
Sinh năm 1964, tại xã Mỹ Trà, tổng Phong Thạnh, quận Cao Lãnh, tỉnh Kiến Phong (nay là phường 2, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).
Dạy khối lớp 1 Trường PTCS “A” Hội An từ năm 1983 đến năm 1985. Tiếp tục dạy Trường Phổ thông cấp I Hội An đến năm 1987 thì xin nghỉ dạy.
Hiện mua bán tạp hóa tại chợ Cái Tàu Thượng.
172. Cô HỨA THỊ THU
Còn có tên gọi là Hoàng, học sinh Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Sinh năm 1961 tại ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy khối lớp 5 Trường PTCS “A” Hội An từ năm 1983 đến năm 1985. Tiếp tục dạy tại trường qua các lần trường đổi tên gọi cho đến năm 1993 thì xin nghỉ.
Tổ trưởng khối lớp 5.
Chủ nhiệm lớp có học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh.
173. Thầy LÝ THƯỢNG TRUYỀN
Là học sinh trường Tiểu học Cộng đồng Hội An “A”. Sinh năm 1963, tại chợ Cái Tàu Thượng thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy Khối lớp 5 trường P.T.C.S “A” Hội An từ năm 1983 đến năm 1985. Tiếp tục dạy qua các bảng hiệu của trường đến năm 1990 xin nghỉ.
Hiện đang cư ngụ tại tỉnh Bình Dương.
174. Cô TRƯƠNG THỊ NGỌC TƯƠI
Là vợ của thầy Nguyễn Thành Vang. Sinh năm 1965 gần vàm rạch Cái Tàu Thượng thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy khối lớp 1 Trường PTCS “A” Hội An từ năm 1983 đến năm 1985. Tiếp tục dạy tại trường qua các lần trường đổi tên gọi cho đến năm 1990 thì xin nghỉ.
Hiện đang cư ngụ tại quê nhà.
175. Cô NGÔ THỊ RẠNG
Gốc người Triều Châu. Sinh năm 1962, tại chợ Cái Tàu Thượng thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thuở nhỏ học Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Dạy môn Văn Trường PTCS “A” Hội An từ năm 1983 đến năm 1985 thì xin nghỉ vì lí do sức khỏe.
Hiện đang kinh doanh ngành dược tại chợ Cái Tàu Thượng.
176. Cô NGUYỄN THỊ LỢI
Là vợ của thầy Nguyễn Hùng Tráng - giáo viên Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng. Sinh năm 1959, tại xã Bình Thành Tây, tổng An Phú, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là thị trấn Lấp Vò, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Dạy khối lớp 2 niên học 1984-1985 Trường PTCS “A” Hội An. Tiếp tục dạy Khối lớp 1 tại trường qua các lần trường đổi tên gọi cho đến năm 2014 thì nghỉ hưu.
Hiện đang cư ngụ tại ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”.
177. Cô NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG
Sinh năm 1954, tại làng Hòa Hảo, tổng An Lạc, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay là xã Phú Hòa, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang).
Dạy khối lớp 3 (niên học 1984-1985) Trường PTCS “A” Hội An. Tiếp tục dạy tại trường qua các lần trường đổi tên gọi cho đến năm 2009 thì nghỉ hưu.
Hiện đang kinh doanh ngành mộc tại ấp Thị 2 xã Hội An.
178. Cô HỨA THỊ NGỌC SƯƠNG
Là học sinh Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Sinh năm 1959 tại ấp Thái Ninh Bình, xã Mỹ An Hưng, tổng An Thạnh Thượng, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là ấp An Bình, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Dạy khối lớp 4 (niên học 1984-1985) Trường PTCS “A” Hội An. Tiếp tục dạy khối lớp 5 tại trường qua các lần trường đổi tên gọi cho đến năm 2014 thì nghỉ hưu.
- Tốt nghiệp Cao đẳng SP Tiểu học.
- Tổ trưởng khối lớp 5.
- Dạy lớp có nhiều học sinh giỏi cấp tỉnh.
- Danh hiệu: Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh (2010-2011).
179. Thầy KHƯU KHẮC TRUNG
Là học sinh Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Sinh năm 1963 tại ấp An Ninh, xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy khối lớp 5 và đảm nhiệm Tổng phụ trách Đội Trường PTCS “A” Hội An (niên học 1984-1985). Tiếp tục dạy Trường phổ thông cấp I Hội An. Sau đó, xin nghỉ về quê ở ấp An Ninh để chăm sóc ruộng vườn.
180. Cô TRỊNH THỊ DẠ HƯƠNG
Là con gái thứ hai của cô Dương Thị Thé – cựu giáo viên Trường Tiểu học “A” Hội An. Sinh năm 1963, tại ấp Thị (nay là ấp Thị 2), xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang. Thuở nhỏ học Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”.
Dạy môn Vật lý Trường PTCS “A” Hội An (niên học 1984-1985). Tiếp tục dạy Trường Phổ thông trung học Hội An (cấp 2, cấp 3) đến năm 1987 thì xin chuyển về Trường Phổ thông cơ sở thị trấn Chợ Mới.
181. Thầy NGUYỄN HÙNG TRÁNG
Là học sinh Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Sinh năm 1960, tại ấp An Quới, xã Hội An Đông, tổng An Phú, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là tỉnh Đồng Tháp).
Dạy môn Sử Trường PTCS “A” Hội An (niên học 1984-1985). Tiếp tục dạy Trường Trung học Huỳnh Thị Hưởng (cấp 2 và cấp 3).
Hiện dạy môn Địa lý Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng (2015).
182. Cô HUỲNH THỊ TUYẾT
Là học sinh Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Sinh năm 1963 tại ấp An Ninh, xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy môn Sinh Trường PTCS “A” Hội An (niên học 1984-1985). Tiếp tục dạy Trường Phổ thông trung học Hội An, Trung học Huỳnh Thị Hưởng.
Hiện đang dạy Trường Trung học cơ sở Hội An.
Từ năm 1987 đến năm 1990, bà là Hiệu phó chuyên môn cấp II Trường Phổ thông Trung học Hội An.
183. Cô HUỲNH THỊ TƯ
Sinh năm 1964, tại ấp An Ninh, xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy môn Sinh Trường PTCS “A” Hội An (niên học 1984-1985). Tiếp tục dạy Trường Phổ thông trung học Hội An cho đến năm 1988 thì xin nghỉ vì lý do sức khỏe.
184. Cô LÊ THỊ HỒNG VÂN
Là học sinh Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Sinh năm 1961 tại ấp Thái Ninh Bình, xã Mỹ An Hưng, tổng An Thạnh Thượng, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Dạy khối lớp 2 điểm phụ trường Mương Bà Kỷ từ năm 1984 đến năm 1989 thì xin nghỉ.
Hiện cư ngụ tại chợ Cái Tàu Thượng.
185. Thầy NGUYỄN HÙNG DŨNG
Là học sinh Trường Cấp I Hội An. Sinh năm 1967 tại chợ Cái Tàu Thượng thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy khối lớp 4 và khối lớp 5 kể từ năm 1985 đến nay (2015). Ông tốt nghiệp Cao đẳng tiểu học.
Hiện đang dạy điểm phụ (vàm kinh Cựu Hội).
Gia đình cư ngụ tại ấp Thị 2 xã Hội An.
186. Thầy TRỊNH VĂN DŨNG
Là học sinh Trường Cấp I Hội An. Sinh năm 1966 tại ấp Thái Ninh Bình, xã Mỹ An Hưng, quận Lấp Vò, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Năm 1985, dạy điểm phụ Mương Bà Kỷ (ấp An Ninh). Sau đó, dạy khối lớp 4 Trường Tiểu học “A” Hội An.
Xin nghỉ dạy năm 1992.
Kể từ năm 2009 đến nay (2015), Trưởng ban Ban đại diện Cha mẹ học sinh Trường Tiểu học “A” Hội An và Phó Ban đại diện CMHS Trường Trung học cơ sở Hội An.
187. Cô PHAN THỊ THU NGÂN
Là con thứ sáu của thầy Phan Văn Thỏi. Sinh năm 1955 tại ấp Thị, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là ấp Thị 2, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ học Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng.
Năm 1985, dạy khối lớp 1 Trường THCS “A” Hội An. Tiếp tục dạy tại trường qua các lần trường đổi tên gọi cho đến năm 2007 thì xin nghỉ hưu.
Tốt nghiệp Cử nhân Tiểu học tại chức Khóa 1.
188. Thầy CAO HOÀNG QUƠI
Là học sinh Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng. Sinh năm 1949 tại mương Ba Đon thuộc ấp Thị, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 2, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Năm 1985, dạy khối lớp Ba Trường PTCS “A” Hội An. Đến năm 1986 tách trường cấp I riêng với cấp II. Thầy Nguyễn Thành Tài là Hiệu trưởng nên ông được đề cử làm Hiệu phó Lao Động.
Đến năm 1989 ông thì qua đời, được an táng nơi quê nhà.
189. Cô NGUYỄN THỊ SA
Là học sinh Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng. Sinh năm 1953 tại ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng, tổng An Thạnh Thượng, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Năm 1985 dạy khối lớp 1 điểm phụ Mương Bà Kỷ. Tiếp tục dạy điểm chính qua các lần trường đổi tên gọi cho đến năm 1992 thì qua đời. Được an táng tại quê nhà.
190. Thầy TRẦN ĐẶC SƠN
Thân phụ là người Triều Châu, nên còn có tên gọi là Sùng-Kim. Sinh năm 1965 tại chợ Cái Tàu Thượng thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thuở nhỏ học Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”.
Năm 1985, dạy khối lớp 5 Trường PTCS “A” Hội An. Tiếp tục dạy Trường Phổ thông cấp I Hội An và xin nghỉ dạy năm 1989.
Hiện nay, mua bán tạp hóa tại chợ Cái Tàu Thượng.
191. Cô NGUYỄN KIM THU
Là học sinh Trường Cấp I Hội An. Sinh năm 1967 tại ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Năm 1985, dạy khối lớp 1 và phụ trách công tác Đội Trường PTCS “A” Hội An. Tiếp tục dạy tại trường qua các lần trường đổi tên gọi cho đến năm 1990 thì xin nghỉ.
Năm 2012 thì qua đời.
192. Thầy HỨA HÒA THƯỢNG
Là học sinh trường Tiểu học Cộng đồng Hội An “A” . Sinh năm 1963, tại ấp Thái Ninh Bình, xã Mỹ An Hưng, tổng An Thạnh Thượng, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là ấp An Bình, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Năm 1985, dạy khối lớp 4 Trường PTCS “A” Hội An. Tiếp tục dạy tại trường qua các lần trường đổi tên gọi cho đến năm 2006 xin nghỉ.
Năm 1990 phụ trách Bí thư Đoàn Trường Cấp I “A” Hội An.
193. Thầy VÕ TOÀN TRUNG
Là học sinh Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Sinh năm 1965 tại ấp An Quới, xã Hội An Đông, quận Lấp Vò, tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp).
Năm 1985, dạy khối lớp 3 điểm phụ Mương Bà Kỷ. Năm sau, chuyển về điểm chính Trường Phổ thông cấp I Hội An. Vài năm sau, ông xin nghỉ để mua bán vàng bạc tại chợ Cái Tàu Thượng.
194. Thầy TRẦN THANH TÙNG
Sinh năm 1966 tại Mương Bún, thuộc ấp An Khương, xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Năm 1985, dạy môn Vật lý Trường PTCS “A” Hội An. Tiếp tục dạy Trường Phổ thông trung học Hội An, Trung học Huỳnh Thị Hưởng và Trung học cơ sở Hội An.
Đến năm 2006, ông xin chuyển về Trường Trung học cơ sở Hội An 2 (Vàm Cái Nai) gần nhà của ông.
195. Thầy TRẦN HỒNG HẠNH
Sinh năm 1966, tại xã Mỹ Luông (nay là xã Mỹ An), quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Năm 1986, dạy khối lớp 3 điểm phụ Mương Bà Kỷ thuộc Trường Phổ phông cấp I Hội An. Đến năm ông 1988 xin nghỉ dạy và đã qua đời năm 2013. Được an táng tại quê nhà.
196. Thầy TRỊNH VĂN GIÀU
Còn có tên gọi là Trung. Sinh năm 1967 tại ấp An Qưới, xã Hội An Đông, quận Lấp Vò, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp An Thạnh, xã Hội An Đông, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ học Trường Cấp I Hội An.
Năm 1986, dạy khối lớp 3 điểm phụ Mương Bà Kỷ. Đến năm 1990, điểm này được giao lại cho Trường Tiểu học “C” Hội An, ông dạy đến năm 1991 thì xin nghỉ. Hiện đang làm nghề hớt tóc tại dốc cầu đúc chợ Cái Tàu Thượng, ấp Thị 1, xã Hội An.
197. Cô LÊ THỊ THANH NGA
Là vợ của ông Lê Thanh Hải - Chủ tịch UBND thành phố Cao Lãnh. Sinh năm 1967 tại Mương Hội Đồng thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thuở nhỏ bà học Trường Cấp I Hội An.
Năm 1986, dạy khối lớp 1 Trường Phổ thông cấp I Hội An cho đến năm 1988 lập gia đình xin nghỉ dạy.
Hiện đang cư ngụ tại thành phố Cao Lãnh.
198. Thầy ĐOÀN HỮU CÓ
Là học sinh Trường Cấp I Hội An. Sinh năm 1968 tại ấp Thị (nay là ấp Thị 2), xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Năm 1987, dạy khối lớp 5 Trường Phổ thông cấp I Hội An, trường sau đó đổi tên là Trường Cấp I “A” Hội An rồi Trường Tiểu học “A” Hội An.
Từ năm 1992 đến năm 2003, ông là Hiệu phó Chuyên môn của trường.
Ông là một trong những thành viên trong Ban giám hiệu soạn đề thi cho giải Lê Quí Đôn của trường từ năm 2000 đến năm 2003.
Lớp ông dạy có học sinh giỏi cấp tỉnh.
199. Thầy NGUYỄN THÀNH BỬU TRÍ
Là con thứ năm của thầy Nguyễn Thành Gia và cô Trần Thị Bửu. Sinh năm 1968 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thuở nhỏ học Trường Cấp I Hội An.
Năm 1987, dạy khối lớp 4 điểm phụ Mương Bà Kỷ (thuộc Trường Phổ phông cấp I Hội An). Đến năm 1990 thì xin nghỉ.
200. Thầy NGUYỄN LÊ TÙNG
Là con của cô Lê Thị Khương, giáo viên Trường Ấp tân sinh Vàm La Kết. Sinh năm 1968, tại Mương Bà Phú thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 2), xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thuở nhỏ học Trường Cấp I Hội An.
Dạy khối lớp 3 điểm phụ (vàm kinh Cựu Hội) thuộc Trường Phổ thông cấp I Hội An từ năm 1987 đến năm 1991 thì qua đời.
201. Cô LÝ KIM HOÀNG ÚT
Là học sinh của Trường Cấp I Hội An. Sinh năm 1967 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Năm 1987, dạy khối lớp 1 Trường Phổ thông cấp I Hội An nhưng chưa tròn một niên học thì bà đã nghỉ dạy.
202. Thầy TRẦN MINH ĐOÀN
Sinh năm 1956 tại xã Long Điền (nay là Long Điền “A”) tổng Định Hòa, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Năm 1988, ông được Phòng Giáo dục điều về làm Hiệu phó Học tập Trường Phổ thông cấp I Hội An, sau đó đổi tên Trường Cấp I “A”Hội An cho đến năm 1990.
Năm sau, ông nghỉ để chuyển sang ngành mộc và cũng đã thành công trong nghề này.
203. Cô NGUYỄN THU VẤN
Còn có tên gọi là Nga. Là vợ của thầy Lê Hữu Lợi - giáo viên dạy Toán Trường Trung học cơ sở Hội An. Sinh năm 1963, tại khu vực chùa An Phước thuộc ấp An Ninh, xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Năm 1988, dạy khối lớp 5 Trường Phổ thông cấp I Hội An, sau đổi tên là Trường Cấp I “A” Hội An. Sau, dạy khối lớp 4 Trường Tiểu học “A” Hội An cho đến năm 1996 thì xin nghỉ dạy.
Hiện cư ngụ tại khu vực Đường Đấp ấp An Ninh.
204. Cô LÊ THỊ NHI
Sinh năm 1965, tại ấp An Ninh, xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy khối lớp 1 Trường Cấp I “A” Hội An từ năm 1989 và Trường Tiểu học “A” Hội An cho đến nay (2015). Bà tốt nghiệp Cao đẳng Tiểu học.
Hiện mua bán vật tư nông nghiệp tại ấp An Quới, xã Hội An Đông.
205. Cô TRẦN THỊ BẠCH HUỆ
Sinh năm 1963, tại xã Tấn Mỹ, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Năm 1990, dạy khối lớp 4 Trường Cấp I ”A” Hội An. Tiếp tục dạy khối lớp 4 và khối lớp 5 Trường Tiểu học “A” Hội An cho đến nay (2015). Giáo viên chủ nhiệm lớp có nhiều học sinh giỏi đạt giải ở cấp tỉnh.
Hiện kinh doanh bia và nước ngọt tại chợ Cái Tàu Thượng.
206. Thầy TRƯƠNG NGỌC CHIẾN
Là học sinh Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Sinh năm 1966 gần vàm rạch Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Niên học 1990-1991 dạy khối lớp 3 (kiêm công tác xóa mù chữ) tại Trường Tiểu học “A” Hội An.
Hiện dạy môn Sinh, Công nghệ tại Trường Trung học cơ sở Hội An.
207. Thầy NGUYỄN THÀNH LÔ
Là học sinh Trường Cấp I Hội An. Sinh năm 1968, tại ấp Thị (nay là ấp Thị 2), xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy khối lớp 5 điểm phụ vàm kinh Cựu Hội từ năm 1990 đến nay (2015). Lớp có học sinh giỏi cấp tỉnh.
Ông tốt nghiệp Cao đẳng Giáo dục tiểu học.
Danh hiệu: Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh (năm 2011).
Hiện đang là Điểm trưởng điểm phụ vàm kinh Cựu Hội.
208. Thầy NGUYỄN THÀNH MÃI
Là học sinh Trường Cấp I Hội An. Sinh năm 1967, tại ấp Thị (nay là ấp Thị 2), xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Năm 1990 đến năm 2006, dạy khối lớp 3 điểm phụ vàm kinh Cựu Hội.
Hiện đang dạy Trường Tiểu học “B” Hòa An Chợ Mới, An Giang.
209. Cô NGUYỄN THỊ CẨM THOA
Là học sinh Trường Cấp I Hội An. Sinh năm 1968 tại ấp Thái Ninh Bình, xã Mỹ An Hưng, quận Lấp Vò, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Năm 1990, dạy khối lớp 3, 4 và 5 Trường Tiểu học “A” Hội An cho đến nay (2015). Bà tốt nghiệp Cử nhân Giáo dục tiểu học. Là giáo viên chủ nhiệm lớp có nhiều học sinh giỏi đạt giải ở cấp tỉnh.
Hiện cư ngụ tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị 1, xã Hội An.
210. Cô NGUYỄN THỊ THU THỦY
Sinh năm 1964, tại ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Luông, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy khối lớp 2, 3 và 4 Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 1990 đến nay (2015). Hiện cư ngụ tại ấp Thị 1, xã Hội An.
211. Thầy TRƯƠNG VĂN MỸ
Là học sinh Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Sinh năm 1965, tại ấp An Ninh, xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy khối lớp 4 Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 1991 đến năm 1995.
212. Cô ÔNG THOẠI PHƯƠNG
Là con trưởng của cô Trần Thị Nam - cựu giáo viên cấp I Trường PTCS “A” Hội An. Sinh năm 1972, tại xã Bình Đức, quận Châu Thành, tỉnh An Giang.
Thuở nhỏ học Trường PTCS “A” Hội An.
Dạy khối lớp 1 Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 1992 đến năm 1994 thì xin chuyển về huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ.
213. Cô LÊ THỊ MỘNG THU
Sinh năm 1966, tại ấp Thái Ninh Bình, xã Mỹ An Hưng, quận Lấp Vò, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp An Bình, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ học Trường Cấp I Hội An.
Dạy khối lớp 2 Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 1993 đến nay (2015).
Bà tốt nghiệp Đại học.
214. Cô TRẦN THỊ ĐÀI TRANG
Là vợ của ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch UBND xã Hội An. Sinh năm 1968, tại Mương Bún thuộc ấp An Khương, xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Đã dạy qua khối lớp 2 và khối lớp 3 điểm phụ vàm kinh Cựu Hội từ năm 1993 đến nay (2015).
215. Cô NGUYỄN TRẦN BẢO HẠNH
Là con của thầy Nguyễn Văn Bá và cô Trần Thị Chí Định. Sinh năm 1975, tại Mương Bà Kỷ thuộc ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh Long Châu Sa (nay là tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ học Trường PTCS “A” Hội An.
Là giáo viên Tổng phụ trách Đội của Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 1994 đến nay (2015). Bà tốt nghiệp Cử nhân Giáo dục tiểu học.
Danh hiệu: Giáo viên Tổng phụ trách Đội giỏi cấp tỉnh (năm 2011).
216. Cô TRẦN THU THẢO
Là con thứ ba của cô Võ Tuyết Ngoan. Sinh năm 1974 tại xã Mỹ Luông (nay là xã Mỹ An) quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Là học sinh Trường PTCS “A” Hội An.
Dạy môn Thể dục và phụ trách hướng dẫn học sinh giỏi dự thi cấp huyện và tỉnh từ năm 1994 đến năm 2008 thì xin chuyển trường.
217. Thầy NGUYỄN THÀNH NHÂN
Là con thứ tám của thầy Nguyễn Thành Gia và cô Trần Thị Bửu. Sinh năm 1975 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, , quận Chợ Mới, tỉnh Long Châu Sa (nay là tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ học Trường PTCS “A” Hội An.
Dạy khối lớp 3 và khối lớp 5 Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 1996 đến năm 2007 thì xin chuyển về Trường Tiểu học “B” Mỹ Hiệp, Chợ Mới, An Giang.
Dạy môn Âm nhạc và làm nghề nhiếp ảnh, quay camera.
218. Cô NGUYỄN THỊ CẨM THƯ
Là học sinh Trường PTCS “A” Hội An.
Sinh năm 1967 tại ấp Thái Ninh Bình, xã Mỹ An Hưng, quận Lấp Vò, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Dạy khối lớp 1 Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 1996 đến nay (2015). Tốt nghiệp Cử nhân Giáo dục tiểu học.
Hiện cư ngụ tại ấp Thị 1 xã Hội An.
219. Cô TRẦN THỊ HỒNG YẾN
Là con của thầy Trần Văn Bắc và cô Bùi Cẩm Hồng. Sinh năm 1973 tại ấp Bình Phước, xã Bình Phước Xuân, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thuở nhỏ học Trường PTCS “A” Hội An.
Đã dạy qua khối lớp 4 điểm phụ vàm kinh Cựu Hội và khối lớp 5 điểm chính Trường Tiểu học “A” Hội An. Tốt nghiệp Cử nhân Giáo dục tiểu học. Từ năm 2008 đến nay là Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học “A” Hội An.
Hiện cư ngụ tại ấp An Bình xã Mỹ An Hưng “A”.
220. Cô NGUYỄN THỊ DIỄM
Sinh năm 1969, tại xã Mỹ Hiệp, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Đã dạy qua khối lớp 4 và đang dạy khối lớp 3 Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 1998 đến nay (2015). Tốt nghiệp Đại học (tại chức).
221. Cô TRẦN THỊ MẮNG
Là học sinh Trường Cấp I Hội An. Sinh năm 1966 tại ấp Thái Ninh Bình, xã Mỹ An Hưng, quận Lấp Vò, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Dạy khối lớp 1 điểm phụ vàm kinh Cựu Hội từ năm 1998 đến năm 2006.
Hiện đang dạy Trường Tiểu học Hòa An, Chợ Mới, An Giang.
222. Cô NGUYỄN KIM TUYẾN
Sinh năm 1966, tại ấp Bình Phước, xã Bình Phước Xuân, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy khối lớp 5 Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 1998 đến năm 2006 thì được đề bạt làm Hiệu phó.
Đầu niên học 2009-2010, bà đảm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng Trường Tiểu học “C” Hội An cho đến nay (2015). Hiện cư ngụ ấp An Quới, Hội An Đông.
Bà là giáo viên chủ nhiệm lớp có nhiều học sinh giỏi đạt giải ở cấp tỉnh.
223. Cô TRẦN THỊ THẢO DUYÊN
Là học sinh Trường Phổ thông cấp I Hội An. Sinh năm 1977, khu vực Mương Hội đồng thuộc ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy môn tiếng Anh tại Trường Tiểu học “A” Hội An, năm học 1999-2000 xin chuyển về Trường Phổ thông cơ sở Hội An.
224. Cô LƯƠNG THỊ KIM HỨA
Là vợ của thầy Đặng Duy Nam, giáo viên trường Tiểu học “B” An Thạnh Trung.
Sinh năm 1978, tại ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thuở nhỏ học Trường Phổ thông cấp I Hội An. Đã dạy qua khối lớp 5 và dạy khối lớp 4 Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 1999 đến nay (2015). Tốt nghiệp Đại học (tại chức). Lớp có học sinh giỏi cấp tỉnh.
Hiện cư ngụ tại quê nhà.
225. Cô PHÙ THIÊN HOÀNG LOAN
Là vợ của thầy Trương Thanh Tuấn - giáo viên dạy cùng Trường Tiểu học “A” Hội An. Sinh năm 1978 tại xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Đã dạy qua khối lớp 3 và dạy khối lớp 2 Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 1999 đến nay (2015). Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm. Tổ trưởng Khối 2.
Hiện cư ngụ tại ấp Thị 1 xã Hội An.
226. Cô TRẦN THỊ KIM PHƯƠNG
Sinh năm 1976 tại xã Mỹ Thới, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang (nay phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).
Đã dạy môn tiếng Anh qua các Khối lớp 3, 4 và 5 của Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 2001 đến 2014 thì xin chuyển về quê. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm.
Danh hiệu: Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh (năm 2010-2011).
227. Cô NGUYỄN THỊ HỒNG DUYÊN:
Là vợ của thầy Trần Thanh Tùng - giảng viên Trường Đại học An Giang. Sinh năm 1976, tại khu vực Bến đò Cái Tàu qua Bình Tấn, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh tỉnh An Giang.
Thuở nhỏ học Trường PTCS “A” Hội An. Đã dạy qua các khối lớp 2, 4, 5 và 3 của Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 2002 đến nay (2015). Tốt nghiệp Cử nhân Giáo dục tiểu học. Tổ trưởng chuyên môn.
Là giáo viên chủ nhiệm lớp có nhiều học sinh giỏi đạt giải cấp tỉnh.
228. Cô NGUYỄN KIM MAI
Là học sinh Trường PTCS “A” Hội An. Sinh năm 1975 tại ấp Thị, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh Long Châu Sa (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Dạy khối lớp 3 và 4 Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 2002 đến nay (2015). Tốt nghiệp Đại học (tại chức).
Hiện đang cư ngụ tại ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”.
229. Cô HUỲNH NGỌC HƯƠNG
Là học sinh điểm phụ vàm kinh Cựu Hội. Sinh năm 1978, tại khu vực cống Rọc Sen thuộc ấp An Khương, xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy khối lớp 3 Trường Tiểu học “A” Hội An (niên học 2003-2004). Tiếp tục dạy điểm phụ vàm kinh Cựu Hội cho đến nay (2015). Tốt nghiệp Đại học.
230. Cô NGUYỄN THỊ THANH THẢO
Là con thứ chín của thầy Nguyễn Thành Gia và cô Trần Thị Bửu. Sinh năm 1978, tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thuở nhỏ học Trường Phổ thông cấp I Hội An.
Dạy môn tiếng Anh Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 2003 đến năm 2005 thì xin chuyển về Trung tâm Ngoại ngữ quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Tốt nghiệp Đại học tiếng Anh.
231. Cô TRẦN THỊ BẠCH MAI HƯƠNG
Là vợ của thầy Trần Như Tường (giáo viên Trường Tiểu học Mỹ An Hưng “A”).
Sinh năm 1971, tại xã Phú Vĩnh, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay là thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang).
Đã dạy qua khối lớp 2 và dạy khối lớp 3 Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 2004 đến nay (2015).
Hiện đang cư ngụ khu vực Mương Bà Cọc, ấp An Ninh, xã Hội An. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm.
Niên khóa 2010-2011: Hiệu phó của Trường Tiểu học “A” Hội An.
232. Cô LÊ BÍCH THỦY
Là học sinh Trường Tiểu học “A” Hội An.
Sinh năm 1983, tại xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Đã dạy qua khối lớp 3 và dạy khối lớp 1 Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 2004 đến nay (2015). Tốt nghiệp Đại học (từ xa). Tổ trưởng Khối 1.
233. Thầy VÕ NGỌC THAO
Sinh năm 1975 tại Mương Sáu Chấp thuộc ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh Long Châu Sa (nay là tỉnh An Giang).
Dạy khối lớp 4 Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 2005 đến nay (2015). Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Tiểu học.
Danh hiệu: Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh (năm 2011).
Hiện cư ngụ tại quê nhà.
234. Cô TRẦN THỊ BẠCH TUYẾT
Là học sinh Trường Phổ thông Cơ sở “A” Hội An. Sinh năm 1976 tại ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy khối lớp 4 Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 2004 đến nay (2015). Tốt nghiệp Cử nhân Giáo dục tiểu học.
Hiện đang cư ngụ tại Khu vực Đường đấp (thuộc ấp An Ninh).
235. Cô TRẦN LỮ TUYẾT LÊ
Là con thứ ba của cô Lữ Thị Còn - cựu giáo viên Trường Tiểu học “A” Hội An. Sinh năm 1974 tại khu vực Đường Đấp thuộc ấp An Ninh, xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thuở nhỏ học Trường PTCS “A” Hội An. Đã dạy qua các khối lớp 3 và 4. Dạy khối lớp 5 Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 2007 đến nay (2015). Tốt nghiệp Đại học Sư phạm. Tổ trưởng Khối lớp 3.
Hiện cư ngụ tại quê nhà.
236. Thầy TRƯƠNG THANH TUẤN
Là học sinh Trường PTCS “A” Hội An. Sinh năm 1975 gần vàm rạch Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh Long Châu Sa (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Đã dạy qua khối 3 và 4. Dạy khối 5 Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 2007 đến nay (2015). Tốt nghiệp Đại học (tại chức).
Hiện cư ngụ tại quê nhà.
237. Cô NGUYỄN THỊ THÚY DIỄM
Là học sinh Trường Tiểu học “A” Hội An. Sinh năm 1981 tại ấp Thị, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy khối lớp 1 và khối lớp 2 Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 2008 đến nay (2015). Tốt nghiệp Cao đẳng Giáo dục tiểu học.
Hiện cư ngụ tại ấp An Ninh, xã Hội An.
238. Cô NGUYỄN THỊ LIÊM
Sinh năm 1981, tại xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy khối lớp 4 điểm phụ vàm kinh Cựu Hội từ năm 2008 đến nay (2015). Tốt nghiệp Cử nhân Giáo dục tiểu học.
Hiện cư ngụ gần miếu Bà Đội thuộc ấp An Phú, xã Hội An.
239. Cô VÕ THỊ KIM LỢI
Là vợ của thầy Nguyễn Hoài Thanh - giáo viên dạy Toán Trường Trung học cơ sở Hội An. Sinh năm 1985, tại xã Hòa An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Đã dạy qua khối lớp 3 và dạy khối lớp 5 Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 2008 đến nay (2015). Tốt nghiệp Đại học Sư phạm. Giữ chức vụ Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở kiêm Trưởng ban Thanh tra nhân dân.
Giáo viên chủ nhiệm lớp có nhiều học sinh giỏi đạt giải ở cấp tỉnh (Niên học 2012-2013, lớp cô có đến 3 học sinh đạt giải).
Hiện vợ chồng đang ngụ tại khu Dân cư ấp Thị 1 xã Hội An.
240. Thầy ĐẶNG HỒNG VÂN
Sinh năm 1967 tại xã Hòa Long, quận Đức Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp).
Đã dạy qua khối lớp 1 và dạy khối lớp 5 Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 2008 đến nay (2015). Tốt nghiệp Đại học (tại chức).
Hiện cư ngụ tại ấp An Phú, xã Hội An Đông, Lấp Vò, Đồng Tháp.
241. Cô LÊ THỤY UYỂN
Là vợ của thầy Trần Văn Chánh - giáo viên dạy Thể dục Trường Trung học cơ sở Hội An.
Sinh năm 1977, tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
Đã dạy qua khối lớp 3 và khối lớp 4. Dạy khối lớp 5 Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 2008 đến nay (2015). Tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ.
Cư ngụ tại ấp Thị 2, xã Hội An.
242. Cô VÕ THỊ THÙY HƯƠNG
Là vợ của thầy Bùi Thanh Phong - giáo viên Trường Tiểu học “C” Hội An. Sinh năm 1969 tại ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thuở nhỏ học Trường PTCS “A” Hội An. Dạy khối lớp 2 và khối lớp 5 Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 2009 đến nay (2015). Tốt nghiệp Đại học.
Hiện cư ngụ tại Khu dân cư ấp Thị 1, xã Hội An.
243. Cô TRẦN THỊ HUỲNH LIÊN
Là học sinh Trường Tiểu học “A” Hội An. Sinh năm 1987 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy khối lớp 2 Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 2009 đến nay (2015). Tốt nghiệp Cử nhân Giáo dục tiểu học.
Từ năm 2011 đến nay (2015): Bí thư Chi Đoàn trường.
Thành viên Ban Thanh tra nhân dân (2012-2013).
244. Cô LÝ THỊ TÚ TRINH
Là vợ của thầy Võ Ngọc Thao - giáo viên dạy cùng trường. Sinh năm 1978 tại huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Dạy khối lớp 4 Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 2009 đến nay (2015). Tốt nghiệp Cử nhân Giáo dục tiểu học.
Hiện cư ngụ tại mương Sáu Chấp thuộc ấp An Ninh xã Hội An.
245. Cô TRƯƠNG THỊ NGỌC HÂN
Là học sinh Trường Tiểu học “A” Hội An. Sinh năm 1981, tại ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Là vợ của thầy Hồng Trung Hiếu – hiệu phó Trường Trung học cơ sở Hội An.
Dạy khối lớp 2 và khối lớp 3 trường tiểu học “A” Hội An từ năm 2010 đến nay (2015). Tốt nghiệp Đại học từ xa (Huế).
Hiện cư ngụ tại chợ Cái Tàu Thượng.
246. Cô DƯƠNG THỊ THỦY HỒNG
Sinh năm 1983, tại xã Vĩnh Trinh, huyện Thốt Nốt, tỉnh Hậu Giang.
Dạy khối lớp 1 điểm phụ (vàm Kinh Cựu Hội) từ năm 2010 đến nay (2015). Tốt nghiệp Đại học Sư phạm.
247. Thầy THÁI VĂN SƠN
Là học sinh Trường Tiểu học “A” Hội An. Sinh năm 1984, tại khu vực chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy môn Thể dục khối lớp 1 và khối lớp 5 Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 2011 đến nay (2015).
248. Cô NGUYỄN VÕ THANH THÚY
Là học sinh Trường Tiểu học “A” Hội An. Sinh năm 1983, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy khối lớp 2 Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 2011 đến nay (2015).
Tốt nghiệp Đại học Sư phạm.
249. Cô LÊ THỊ HUYỀN TRANG
Là cựu học sinh Trường PTCS “A” Hội An. Sinh năm 1969, tại khu vực chùa An Phước, thuộc ấp An Ninh, xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 2011 đến nay (2015). Tốt nghiệp Cử nhân Giáo dục tiểu học.
250. Cô TRẦN THỊ BẢO CHÂU
Sinh năm 1990, tại ấp Bình Quới, xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Dạy môn Âm nhạc khối lớp 1 và khối lớp 2 Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 2011 đến nay (2015). Tốt nghiệp Cao đẳng Âm nhạc.
251. Cô ĐÀM THỊ KIM LOAN
Sinh năm 1987, tại xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Đã dạy qua các khối 1, 2, 3, 4 và dạy khối lớp 5 Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 2010 đến nay (2015). Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm.
252. Thầy NGUYỄN VĂN CHÁNH
Sinh năm 1989 tại ấp An Thái, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Là giáo viên dạy Thể dục qua các khối lớp 1, 3 và 4 Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 2013 đến nay (2015). Tốt nghiệp Cử nhân Giáo dục tiểu học.
253. Cô NGUYỄN THỊ MƯỜI
Sinh năm 1987 tại ấp An Khương, xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Đã dạy qua các khối lớp 1, 2 và dạy khối lớp 4 Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 2013 đến nay (2015).
Tốt nghiệp Cao đẳng Giáo dục tiểu học.
254. Cô NGUYỄN THỊ NGỌC HÂN
Sinh năm 1979, tại huyện Tân Châu (nay là thị xã Tân Châu), tỉnh An Giang.
Là giáo viên trung học cơ sở chuyển trường. Dạy khối lớp 3 và khối lớp 4 Trường
Tiểu học “A” Hội An vào đầu niên học 2014-2015.
Tốt nghiệp Cử nhân Sư phạm Anh văn.
LỜI KẾT
Trong quá trình đi tìm những thông tin về thầy cô giáo, người biên soạn nhận thấy:
Phần đông, đều nuôi dạy các con nên người. Không những như vậy, bản thân của nhiều thầy cô cũng luôn phấn đấu để thành công trên nhiều lĩnh vực.
Và đặc biệt nhất là ở mỗi thời kỳ đều có một người thầy đã để lại cho đời sau một “Tài liệu quý báu” cụ thể như:
Đầu thời kỳ Pháp thuộc có thầy Bùi Xuân Hòa – một kỹ sư tâm hồn, một họa sĩ truyền chân đã vẽ lại toàn cảnh của chợ Cái Tàu, một diện mạo của làng Cựu Hội An qua những vần thơ vừa truyền cảm vừa nhắc nhở về Đạo lý làm người.
Đến cuối thời Pháp thuộc cũng đã có thầy Trần Quang Hạo. Tuy ông không viết về quê hương Hội An, nhưng ông ghi chép rất đầy đủ về vùng đất quê ông ở Cao Lãnh từ thời khai mở cho đến khi quân đội Pháp bại trận về nước. Đây là một ký sự rất quý.
Và đặc biệt hơn hết là ở vào thời kỳ thống nhất đất nước, chúng ta cũng đã có một cựu học sinh, một cô giáo, một nữ hiệu trưởng đầu tiên của trường. Cô đã không ngừng học tập để nâng cao trình độ, và đã tham gia biên soạn bộ Địa chí An Giang – một bộ “Bách khoa toàn thư” ghi chép về vùng đất An Giang từ thời khai mở cho đến cuối thế kỷ XX. Ngoài ra, cô còn có khá nhiều bài viết nghiên cứu lịch sử, văn hóa và ký sự trên các tạp chí, nhất là Tạp chí Văn hóa Lịch sử An Giang. Đó là cô Nguyễn Kim Nương.
Đoạn trích “Một năm làm hiệu trưởng” trong Hồi ký “ĐƯỜNG ĐỜI” của cô Nguyễn Kim Nương đã ghi lại khá rõ nét tấm lòng yêu nghề của những thầy cô giáo trong thời kỳ đất nước phải đối đầu với nghèo đói do thiên tai và địch họa: lũ lụt, chiến tranh biên giới Tây Nam và giặc ngoại xâm phương Bắc. (Xem Phụ lục, trang….)
* * *
* NHÂN VIÊN CỦA TRƯỜNG (từ 1977 đến 2015)
1. Bà NGUYỄN THỊ HAI
Là vợ của thầy Lê Ngọc Lớp, cựu Hiệu trưởng Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An. Sinh năm 1949 tại ấp An Phú, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Là nhân viên Quản thủ Thư viện Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1977 đến năm 1985. Vài năm sau thì qua đời.
2. Bà TRƯƠNG THỊ OANH
Là học sinh Trường Sơ cấp Đảng phái, sinh năm 1941 tại khu vực trường học thuộc ấp Thị, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, Chợ Mới, An Giang).
Là công nhân của Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1978 đến 1985.
3. Bà NGÔ NGỌC HƯƠNG
Sinh năm 1959 tại Chùa Bà Lê thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thuở nhỏ học Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”.
Làm Thủ quỹ Trường PTCS “A” Hội An từ năm 1979 đến năm 1982. (Bà là vợ của ông Ngô Văn Sở - cựu Chủ tịch UBND xã Hội An).
4. Bà TRẦN THỊ NGA
Sinh năm 1957 tại ấp An Khương, xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thuở nhỏ học Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”.
Là Thủ quỹ Trường PTCS “A” Hội An từ năm 1982 đến năm 1985. (Là vợ quá cố của thầy Trần Văn Tới – giáo viên Trường Trung học cơ sở Hội An).
5. Bà VÕ THỊ THANH VÂN
Thuở nhỏ học Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Là Kế toán Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An từ năm 1980 đến năm 1985. Tiếp tục công tác tại trường qua các lần trường đổi tên gọi cho đến năm 2014 thì nghỉ hưu. (Là vợ của ông Lâm Hữu Sơn – Bí thư xã Hội An).
6. Ông TRẦN CẨM HỒNG
Còn có tên gọi là Mừng. Sinh năm 1963 tại chợ Cái Tàu Thượng thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thuở nhỏ học Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”.
Phụ trách thiết bị cấp I Trường PTCS “A” Hội An từ năm 1983 đến năm 1987 thì xin nghỉ việc.
7. Ông LÊ THANH TÙNG
Là học sinh Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Sinh năm 1963, tại mương Hội Đồng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Năm 1985, làm nhân viên bảo vệ cho Trường PTCS “A” Hội An, và tiếp tục phục vụ tại trường qua các lần trường đổi tên gọi cho đến nay (2015).
8. Bà TỪ THỊ DIỄM XUÂN
Là con của cô Bùi Thị Thu Thủy giáo viên Trường Tiểu học cộng đồng Hội An Đông.
Sinh năm 1983, tại ấp An Qưới, xã Hội An Đông, huyện Thạnh Hưng (nay là huyện Lấp Vò) tỉnh Đồng Tháp.
Là nhân viên y tế (Dược tá) Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 2006 đến năm học 2013-2014.
Đầu năm học 2014-2015, được nhà trường phân công phụ trách công tác Văn thư kiêm Thủ quỹ.
9. Bà VÕ THỊ MỸ HẠNH
Sinh năm 1982, tại ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Quản thủ Thư viện của Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 2007 đến nay (2015).
10. Ông TRỊNH VĂN KHOA
Là học sinh Trường Tiểu học “A” Hội An. Sinh năm 1983, tại ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng, huyện Thạnh Hưng (nay là Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò) tỉnh Đồng Tháp.
Là nhân viên của Trường Tiểu học “A” Hội An từ năm 2008 đến nay (2015).
11. Ông NGUYỄN VĂN MƯA
Sinh năm 1963, tại ấp Mỹ Phú, xã Mỹ Luông (nay là xã Mỹ An), tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Là nhân viên Bảo vệ điểm phụ (vàm kinh Cựu Hội) từ năm 2010 đến nay (2015).
12. Bà LÊ THỊ KIM QUYÊN
Là học sinh Trường Tiểu học “A” Hội An. Sinh năm 1981, tại ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Nhân viên Văn thư và Thủ quỹ của trường năm 2013. Đầu niên học 2014-2015, bà được phân công làm Kế toán của Trường Tiểu học “A” Hội An.
Tốt nghiệp Cử nhân Kế toán.
13. NGUYỄN NHÀN EM
Là học sinh Trường Tiểu học “A” Hội An. Sinh năm 1990, tại xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Tốt nghiệp Trung cấp Dược. Năm 2014, là nhân viên y tế của Trường Tiểu học “A” Hội An.
V. HỌC SINH THÀNH ĐẠT, THÀNH DANH
(Từ thời pháp thuộc đến năm 2015)
Trường trọng điểm của làng Hội An là nơi ươm mầm của những ước mơ và cũng là bệ phóng vững chắc cho những tài năng qua nhiều thế hệ.
Hiện nay, mỗi năm có nhiều học sinh xuất thân từ Trường Tiểu học ở Hội An đã thành đạt, thành danh. Điều này làm cho người biên soạn không thể thu thập đầy đủ về thông tin của từng cá nhân.
Nhằm khuyến khích những thế hệ mai sau noi gương học tập, lao động và chiến đấu của các thế hệ trước, tác giả chỉ thu thập thông tin những cựu học sinh ưu tú của trường đã và đang làm việc từ cấp thị xã trở lên, những học sinh có bằng Thạc sĩ hoặc tương đương trở lên. Riêng ở thời Pháp thuộc lấy tiêu biểu là người có bằng Tú tài.
* * *
(Xếp theo thứ tự năm sinh và mẫu tự)
1. Ông HUỲNH NGỌC BỈNH
Là con thứ ba của Hương bộ làng Hội An Huỳnh Ngọc Quế. Sinh năm 1875, tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc thôn Hội An, tổng An Thạnh, huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành, hạt Sa Đéc (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Năm 1888, hỏa hoạn đã thiêu rụi mái ấm của ông khiến cho việc học phải trở nên lận đận. Cũng nhờ vào sự giúp đỡ của thầy dạy là ông Phạm Văn Hanh nên được tiếp tục học. Sau đó, ông làm thầy dạy trường sơ cấp tổng ở thôn Mỹ Trà (École primaire Elémentaire de Canton).
Đến năm 1914, chánh quyền thuộc địa thành lập quận Cao Lãnh tại thôn Mỹ Trà và bầu Hội đồng Quản hạt. Ông đã đắc cử Hội đồng quản hạt của quận Cao Lãnh nên bỏ nghề dạy học.
Những năm 30 (thế kỷ XX), ông được Chánh quyền thuộc địa bổ nhiệm chức vụ Đốc phủ sứ. Cũng trong thời gian này (1939), ông đã đổi tên trường “École primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng” thành “École primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế” (tên của phụ thân ông).
Năm 1946, căn nhà nghỉ mát của ông mỗi khi về thăm quê tọa lạc tại đầu rạch Cái Tàu Thượng đã bị Việt Minh phá sập.
Từ ấy ông trở lên Sài Gòn sống cùng với vợ con cho đến hết tuổi già.
2. Ông HUỲNH NGỌC TRƯNG
Là thầy dạy học École primaire Élémentaire de Canton (Hội An). Sau đó, làm Tri huyện. (Xem trang…..)
3. Ông ÔNG KIM CHUNG
Ông gốc người Triều Châu. Là con thứ sáu của điền chủ Ông Võ Châu. Sinh năm 1904 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị, làng Hội An, tổng An Thạnh, huyện Vĩnh An, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Học xong Écolle primaire Élémentaire de Canton (Sơ cấp tổng) ông học tiểu học ở Sa Đéc. Sau đó, gia đình đưa ông du học ở Pháp
Đậu xong Baccalauréat (Tú tài) thì vài tháng sau ông qua đời.
4. Ông LÊ KÝ AI
Sinh năm 1907 tại thôn Mỹ An, tổng An Thạnh Thượng, huyện Vĩnh An, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ An Hưng “B”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ, học Trường Sơ cấp Tổng và Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng. Sáu đó, ông học Trường Bá nghệ ở Nam Vang. Toàn quốc kháng chiến, ông phục vụ Công Binh Xưởng (Đồng Tháp Mười) lo việc đúc súng chống giặc Pháp.
Kể từ năm 1960, ông là Giám đốc Công Binh Xưởng của tỉnh Long Châu Sa và đã hy sinh năm 1969.
Hiện nay, hài cốt của ông được qui tập tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Đồng Tháp.
5. Ông ĐINH VĂN KHAI
Là con của điền chủ Đinh Văn Tây. Sinh năm 1911, tại thôn Mỹ Luông, tổng Định Hòa, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Ông trúng tuyển vào Écolle primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng. Sau đó, đậu Baccalauréat (Tú tài) người đời thường gọi ông là tú tài Khai.
- Ông từng là chủ nhiệm tờ báo Tiếng Chuông, tại Sài Gòn (thời Tổng thống Ngô Đình Diệm).
- Sáng lập Trường Trung học tư thục Khai Trí (Mỹ Luông).
- Sáng lập Trường tiểu học cộng đồng Kinh Thầy Cai, xã Mỹ Luông (nay là xã Mỹ An).
6. Ông PHẠM KIM TƯƠNG
Là con thứ năm của thầy Phạm Kim Thìn (giáo viên Écolle primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng). Sinh năm 1913 tại khu vực trường học thuộc ấp Thị, thôn Hội An, tổng An Thạnh, huyện Vĩnh An, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang). Ông là Bác sĩ đầu tiên của làng Hội An du học sang Pháp.
Kể từ khi chánh quyền Sài Gòn thành lập Trường Đại học Y khoa, ông được mời làm giảng sư.
Lúc sinh thời, ông cư ngụ tại đường Tản Đà (khu vực Chợ Lớn) thuộc quận 5 Sài Gòn (nay vẫn là quận 5 thành phố Hồ Chí Minh).
Ông nổi tiếng về điều trị bệnh trĩ và mạch lươn.
7. Ông NGUYỄN VĂN TỢ
Là con thứ tư của Hương hào (24) làng Hội An Nguyễn Văn Phú. Sinh năm 1915 tại khu vực Bến đò (Cái Tàu qua Bình Tấn), thuộc ấp Thị, thôn Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ, ông học Écolle primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, sau nhiều năm học tập và công tác, ông được Nhà nước phân công làm cán bộ tại Bộ Tài chính.
Mãn phần năm 2011.
8. Bà LÊ THOẠI CHI
Là con thứ sáu của Kế hiền(25) làng Hội An Lê Thành Sang. Sinh năm 1916, tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị, thôn Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ, học École primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng. Năm 1960, bà cùng chồng là Bác sĩ Phùng Văn Cung tham gia Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (ông Cung là phó chủ tịch Mặt trận). Bà Lê Thoại Chi là một trong những cán bộ cao cấp của Trung ương Cục miền Nam.
9. Ông PHẠM KIM ÂU
Là con thứ sáu và cũng là con út của thầy Phạm Kim Thìn. Sinh năm 1917 (gần École primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng) thuộc ấp Thị, thôn Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ, học École primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng.
Ông đậu Baccalauréat (Tú tài), được cha vợ giao cho làm Chủ nhiệm Tín Đức Thư Xã (một xí nghiệp in và tổng phát hành sách báo thời Pháp thuộc tại Sài Gòn).
Do vợ của ông là người xứ Huế, bản thân ông có chí tự học nên sau đó ông được mời làm Giảng sư của Trường Đại học Huế.
10. Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH
Thế danh là Nguyễn Văn Bình. Sinh năm 1917 tại ấp An Ninh, thôn Mỹ An, tổng An Thạnh Thượng, quận Cao lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Thuở nhỏ, ông học Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng. Xong Supérieur (lớp 5) ông học chữ Nho với người chú. Năm 1937, ông lên núi Cấm tìm thầy học đạo và xuất gia tu ở chùa Lá (sau trùng tu đổi tên là Vạn Linh), pháp hiệu là Trí Tịnh. Năm 1939, ông xuống núi đi Sài Gòn tìm học kinh Luật.
Kể từ năm 1947 đến khi ông viên tịch (2014), ông đã có nhiều dịch phẩm giá trị từ chữ Hán sang chữ Việt: Kinh Pháp Hoa, Tam Bảo. Địa Tạng, Hoa Nghiêm, Đại Bát Niết Bàn, Đại Bát Nhã, Phổ Hiền hạnh nguyện v.v…
Năm 1981, tại Đại hội các tổ chức Phật giáo được tổ chức tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), một tổ chức mới ra đời, lấy tên là Giáo hội Phật giáo Việt Nam (hợp nhất 9 tổ chức Phật giáo), ông được cử làm Phó Chủ tịch thường trực. Năm 1982, tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ I, Hòa thượng được cử kiêm luôn chức vụ Trưởng Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh (cho đến năm 1987).
Năm 1984, Hòa thượng Thích Trí Thủ viên Tịch, ông kế nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tháng 12 năm ấy, tại Đại hội Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 4, Hòa thượng được Đại hội cử làm Phó Chủ tịch của tổ chức này.
Hơn 66 năm hoằng dương chánh pháp, trong đó 30 năm đảm nhận vai trò lãnh đạo Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng đã về cõi Phật vào ngày 28 tháng 3 năm 2014 tại chùa Vạn Đức (quận Thủ Đức, TP.HCM), thọ 97 tuổi.
Đại lão Hòa thượng là một bậc chân tu sáng ngời đạo hạnh trong lòng tăng ni Phật tử Việt Nam. Và cũng là niềm hãnh diện cho hậu sinh của trường làng Hội An đã có một cao tăng xuất chúng!
11. Ông BÙI VĂN LƯƠNG
Là con thứ ba của Hội đồng quản hạt làng Hội An Bùi Ngươn Nhung. Sinh năm 1917 (gần mương Thầy giáo Toán, nay là mương Ba Đon) thuộc ấp Thị, thôn Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 2, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ, học École primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng.
Năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm giao ông làm Tổng ủy Dinh điền (tương đương Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp). Đến năm 1959, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã tin cậy nên giao ông làm Bộ trưởng Bộ nội vụ cho đến năm 1963 (khi ông Diệm bị lật đổ).
Ông mãn phần năm 2000 tại Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh).
12. Ông TRẦN DUY ĐÔN
Sinh năm 1920, tại làng Bình Đức Đông, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Tuổi niên thiếu, ông là học sinh École primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng.
Tuổi thanh niên, ông là Đại đội trưởng Đại đội số 10 (của Đảng phái chánh trị) cai quản toàn vùng Cù Lao Giêng.
Tuổi trung niên (1967-1972) ông là Thượng nghị sĩ (Nghị viên trong Quốc hội Thượng nghị viện của chính quyền Sài Gòn).
13. Ông BÙI VĂN THIỆN
Là con thứ tư của Hội đồng Quản hạt làng Hội An Bùi Ngươn Nhung. Sinh năm 1920, tại ấp Thị, thôn Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 2, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ, ông học École primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng.
Kể từ năm 1957 đến năm 1960, ông là Chủ sự phòng Hoạt vụ(26) Tổng Nha Cảnh Sát (thời tổng thống Ngô Đình Diệm)
Ông mãn phần năm 1993.
14. Ông NGUYỄN VĂN ÁNH
Sinh năm 1921 tại ấp An Ninh, thôn Mỹ An, tổng An Thạnh Thượng, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ, ông học Ecole primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng; sau đó, tiếp tục học Collège de Mỹ Tho và tốt nghiệp bằng Diplôme. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp, giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy huyện Lai Vung (gồm huyện Lai Vung và Lấp Vò ngày nay).
Năm 1950, trên đường đi ra Bắc, ông bị sốt rét cấp tính nên đã qua đời.
15. Ông PHAN ĐÌNH CÔNG
Là con thứ ba của ông Phan Thanh Nhãn - Hương sư làng Hội An. Sinh năm 1921, tại ấp Thị, thôn Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 2, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ, học École primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng.
Năm 1958, ông là giáo sư đệ nhất cấp Trường Trung học Pétrus Ký tại Sài Gòn.
Đến năm 1962, ông tham gia kháng chiến. Kể từ năm 1975 đến năm 1980, ông là Giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Cần Thơ.
Mãn phần năm 1992.
16. Ông NGUYỄN VĂN HẦU
Sinh năm 1922, tại làng Phú Xuân, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang)
Ông trúng tuyển vào École primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng. Sau khi tốt nghiệp Certificate, ông có chí tự học viết văn và nghiên cứu. Ông là giáo sư dạy Quốc văn Trường Trung học Thủ Khoa Nghĩa (Châu Đốc) và Trường Đại học Hòa Hảo trước năm 1975.
Ông là một nhà giáo, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu.
Những sách khảo cứu về Văn học – Lịch sử và Phật học của ông đã được nhiều nhà nghiên cứu hiện nay tin cậy.
Ông mãn phần năm 1995.
17. Ông BÙI MÌ
Là con trai trưởng của Danh y Bùi Văn Nhu. Sinh năm 1922, tại làng Tấn Đức, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ, ông học École primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng.
Ông tham gia chống Pháp và chống Mỹ. Là cán bộ cao cấp của Khu 8. Hy sinh năm 1966.
18. Ông LÊ KIM CHƯƠNG
Là con trưởng của ông Lê Kim Thành - Hội đồng Địa hạt làng Hội An. Sinh năm 1924, tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị, thôn Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ, học École primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng.
Tuổi thanh niên, ông đậu bằng Diplôme và cũng là con rể của thầy Trần Văn Kiết – Hiệu trưởng của trường làng Hội An từ những năm 1934 đến năm 1939.
Toàn quốc kháng chiến, ông được chánh quyền Việt Minh phân công làm Chánh án Tòa án tỉnh Long Châu Sa (từ năm 1946 đến 1949).
Ông mãn phần năm 1999.
19. Ông NGUYỄN VĂN TẦN
Ông là con thứ bảy của Hương hào làng Hội An Nguyễn Văn Phú. Sinh năm 1924, tại khu vực bến đò Cái Tàu qua Bình Tấn, thuộc ấp Thị, thôn Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ, học École primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng.
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và tiếp tục học. Sau đó, làm trong Ban biên tập Báo Nhân Dân (Hà Nội).
Kể từ năm 1975 đến năm 1984, ông chuyển công tác sang Ban Biên tập báo Đại Đoàn Kết.
Mãn phần năm 1997.
20. Ông BÙI SĨ NGHIỆP
Là con thứ ba của Danh y Bùi Văn Nhu. Sinh năm 1925, tại làng Tấn Đức, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ, học trường École primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng.
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc. Hồi kết năm 1976. Đến năm 1985, ông là Phó Giám đốc Sở Y tế An Giang.
Mãn phần năm 2009.
21. Ông LÊ HƯNG NHƯỢNG
Sinh năm 1926 tại ấp An Khương, thôn Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang). Ông còn có bí danh là Tư Đen, thường gọi là Năm Nhượng.
Thuở nhỏ, học Ecole primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế. Đến năm 1945, ông tham gia kháng chiến chống Pháp và tiếp tục chống Mỹ.
Năm 1962, ông là Bí thư Huyện ủy huyện Chợ Mới kiêm Huyện đội trưởng.
Ngày 15/5/1963, Bảo an quân Chợ Mới kết hợp Dân vệ xã bao vây hầm bí mật nơi ông Lê Hưng Nhượng và hai đồng đội đang trú ẩn. Lúc đầu địch chiêu hàng, trả lời chúng là những quả lựu đạn ném trả. Biết không thể khuất phục những chiến sỹ cộng sản, địch bắt dân ngọn Mương Sung khui hầm. Trước tình thế đó, dù biết là sẽ chết, giây phút cuối cùng của cuộc đời mình, để tránh gây thương vong cho nhân dân, ông rời khỏi hầm bước lên kêu gọi bà con tránh ra xa và dõng dạc nói: "Anh em binh sỹ quay về với nhân dân, đừng theo giặc Mỹ phản dân hại nước, cách mạng nhất định thành công, chúng tôi có chết cũng còn biết bao nhiêu người khác làm cách mạng...". Và ông đã hy sinh tại Cống Rọc Sen (địa phận giáp ranh 2 xã Hội An và An Thạnh Trung).
Năm 2014, ông được Chủ tịch Nước truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
22. Ông NGÔ THÀNH THỌ
Là con trai trưởng của thầy Ngô Văn Hay - giáo viên dạy École primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng. Sinh năm 1925, tại làng Tân Hưng, tổng An Hội, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp).
Ông sinh ra ở quê nội nhưng lớn lên và học tập tại làng quê Hội An. Bởi lẽ, thầy Ngô Văn Hay từng là thầy dạy học và cũng là Hiệu trưởng Ecole primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng suốt mười năm.
Trong những năm “tiêu thổ kháng chiến”, ông tham gia chống Pháp đến năm 1954, tập kết ra Bắc và theo học ngành Y.
Ông được Nhà nước đưa sang Liên Xô học chuyên khoa về bệnh lao.
Ông là một trong những bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sau ngày thống nhất đất nước, ông là Viện phó Viện Chống lao Trung ương.
23. Ông NGUYỄN THINH TRỨ
Sinh năm 1925 tại vàm rạch Cái Tàu Thượng, thuộc ấp An Bình, làng Tòng Sơn, tổng An Thạnh Thượng, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ, học trường École primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng.
Năm 1954, tập kết ra Bắc. Hồi kết năm 1976, đến năm 1981 được tổ chức phân công làm Trưởng phòng Vật tư xây dựng thuộc Ty Xây dựng tỉnh An Giang (nay là Sở Xây dựng). Hiện cư ngụ tại Long Xuyên (2015).
24. Bà LÊ KIM NGUYÊN
Là con thứ ba của ông Lê Kim Thành - Hội đồng Địa hạt làng Hội An. Sinh năm 1926, tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ, học École primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng.
Năm 1945, bà tham gia chống Pháp. Đến năm 1960, bà tiếp tục công tác trong Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Được phân công làm cán bộ tổ chức Trung ương Cục miền Nam. Sau ngày đất nước thống nhất, bà làm Trưởng Phòng tổ chức Trường Đảng (Trung ương II).
Hiện cư ngụ tại thành phố Hồ Chí Minh (2015).
25. Ông TRƯƠNG THANH LIÊM
Là cháu gọi ông Ung Văn Khiêm (Bộ trưởng Nội vụ) bằng cậu. Sinh năm 1927, tại làng Tấn Đức, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ học École primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế.
Năm 1954, ông tập ra Bắc. Đến năm 1969, ông được chuyển về Nam phụ trách Tiểu ban Điệp báo (Ban An ninh Trung ương Cục). Đất nước thống nhất, ông về phục vụ ngành Công an. Từ năm 1980 đến năm 1987, ông là Phó Giám đốc Công An tỉnh An Giang. Mãn phần năm 1995.
26. Ông NGUYỄN TẤN PHƯỚC
Sinh năm 1927, tại làng Mỹ An, tổng An Thạnh Thượng, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ học École primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng.
Trước khi tập kết ra Bắc, ông đã là Bí thư Chi bộ của làng Hội An. Cũng trên cơ sở này, ông được bồi dưỡng lần hồi làm đến cán bộ cao cấp trong Ban tổ chức Trung ương Đảng.
Đất nước thống nhất, ông là Trưởng ban Tổ chức của các tỉnh thành ở phía Nam.
Gia đình cư ngụ tại Bình Triệu thành phố Hồ Chí Minh.
27. Ông NGUYỄN NGỌC TÙNG
Tên thường gọi là Nguyễn Thanh Tăng.
Sinh năm 1927, tại ấp An Bình, làng Tòng Sơn, tổng An Thạnh Thượng, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ học Ecole primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông tham gia kháng chiến, làm Chánh lục sự Tòa án tỉnh Long Châu Sa. Năm 1953, ông bị chánh quyền thực dân bắt giam tại Sa Đéc và được thả sau khi Hiệp định Genève được ký kết.
Ông mãn phần năm 2001, an táng tại quê nhà.
28. ÔNG NGUYỄN THANH VUI
Sinh năm 1928, tại Bến đò Bình Tấn qua chợ Cái Tàu thuộc làng Tân Phước, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là ấp Bình Tấn, xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ học École primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng.
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc tiếp tục học và tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà Nội. Đến năm 1970, ông được đưa về miền Nam làm lãnh đạo ngành Quân y tại tỉnh Sóc Trăng. Hy sinh năm 1974.
29. Bà LÝ HỒNG HẠNH
Là vợ của ông Nguyễn Tấn Phước (cán bộ cao cấp trong Ban tổ chức Trung ương Đảng)
Sinh năm 1929, (khu vực chợ Cái Tàu Thượng), thuộc ấp Thị, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ học École primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế.
Tuổi thanh xuân, bà cùng chồng tham gia chống Pháp. Ông đi tập kết, bà ở lại nuôi 3 con và làm công tác nội thành.
Đất nước thống nhất, bà là cán bộ cao cấp trong ban lãnh đạo của Tổng công ty Lương thực miền Nam từ những năm 1975 đến 1985.
30. Ông NGUYỄN VĂN HƠN
Sinh năm 1929, tại Xóm Rẫy, thuộc ấp An Khương, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ học Ecole primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế.
Năm 18 tuổi, ông đã được chánh quyền Việt Minh chọn làm Bí thư Chi bộ của làng Hội An. Đến khi đất nước thống nhất, ông là một trong những cán bộ lãnh đạo của tỉnh An Giang. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982), ông đắc cử Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng và được giao nhiệm vụ Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp.
Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12.1986), ông tiếp tục được bầu vào Ban chấp hành Trung ương và trở lại làm Bí thư Tỉnh ủy An Giang.
Ông chính là nhạc trưởng khởi xướng các chính sách đổi mới đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở An Giang, được nghiên cứu vận dụng ra cả nước (nay gọi là chính sách “tam nông”).
31. Ông TÔ MINH CANG
Sinh năm 1930, tại ấp An Ninh, làng Mỹ An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ học École primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế.
Kể từ khi trường lớp bị phá sập, ông tham gia kháng chiến. Hồi ấy, gia đình của ông mở tiệm bán rượu tại chợ Cái Tàu Thượng. Do ông cất giữ nhiều tại liệu của Việt Minh đã bị phát hiện, nên giặc Pháp nổi giận đốt nhà của ông làm thiêu hủy toàn bộ chợ Cái Tàu vào năm 1948.
Tập kết ra Bắc năm 1954. Năm 1975, ông hồi kết, được phân công trong ngành Bưu điện. Kể từ năm 1977 đến năm 1984, ông là Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh An Giang.
32. Ông NGUYỄN NGỌC CƠ
Sinh năm 1930, tại ấp An Ninh, làng Mỹ An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ học École primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế.
Tập kết ra Bắc năm 1954. Hồi kết năm 1975, ông làm cán bộ cao cấp trong ngành Giáo dục của tỉnh Long Châu Sa.
Kể từ năm 1982 đến năm 1989, ông là Giám đốc Sở Giáo dục của tỉnh Đồng Tháp.
Hiện nay, gia đình của ông cư ngụ tại thành phố Sa Đéc (2015).
33. Ông TRẦN VĂN KHÂM
Ông là con thứ tư của thầy Trần Văn Kiết - Hiệu trưởng École primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng. Sinh năm 1930, tại Tân Vĩnh Hòa, làng Tân Qui Đông, tổng An Thạnh Hạ, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là phường 3 thành phố Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp).
Xưa kia thầy Trần Văn Kiết cùng với vợ con thuê nhà(27) tại chợ Cái Tàu Thượng vì thế cho nên các anh chị của ông đều là học sinh của trường làng Hội An.
Tuổi thanh niên ông du học sang Pháp. Tốt nghiệp Tiến sĩ Y khoa. Ông là giảng sư của trường Đại học Y khoa Sài Gòn.
Kể từ năm 1970 đến tháng 4-1975, ông làm Giám đốc Bệnh viện Ngô Quyền (28).
34. Ông NGUYỄN THANH KHIẾT
Sinh năm 1930, tại Bến đò Bình Tấn qua chợ Cái Tàu, thuộc làng Tân Phước, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ học École primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế.
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc. Đến năm 1961, được đưa về miền Nam phục vụ tại tỉnh Cà Mau (Quân khu 9).
Kể từ năm 1975 đến năm 1979, ông là Thiếu tá Trưởng ban Quân lực của Tỉnh đội An Giang. Do đau yếu triền miên nên ông đã xin nghỉ việc và qua đời năm 1985.
35. Ông PHẠM VĂN LÂM
Tên thường gọi là Phạm Xê. Sinh năm 1930, tại ấp An Ninh, làng Mỹ An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ học École primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế.
Tập kết ra Bắc năm 1954. Hồi kết năm 1975. Kể từ năm 1980 đến 1985, ông là Phó Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Mãn phần năm 2009 tại Cao Lãnh.
36. Ông HUỲNH PHƯỚC MINH
Là con trai trưởng của thầy Huỳnh Hồng Anh, giáo viên École primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế.
Sinh năm 1930, tại Đất Sét thuộc làng Mỹ An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ An Hưng “B”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Tuổi thanh niên, ông được chánh quyền Bảo Đại đưa sang Pháp học sĩ quan không quân. Đến thời Nguyễn Văn Thiệu, ông được bổ nhiệm làm Trưởng hàng không Việt Nam.
37. Ông NGUYỄN KIM QUANG
Tên thường gọi là Chín Phát. Sinh năm 1930, tại khu vực Đường Đấp, thuộc ấp An Ninh, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ học École primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế.
Ông tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cho đến ngày đất nước thống nhất.
Từ những năm 1980 đến năm 1993, ông là Giám đốc Sở Thương mại và Du lịch của tỉnh An Giang.
Hiện đang cư ngụ tại thành phố Long Xuyên.
(Ông là anh vợ của ông Nguyễn Văn Hơn - cựu Bí thư tỉnh ủy An Giang và cũng là anh ruột của ông Nguyễn Hữu Khánh (Út Vũ - cựu Bí thư Tỉnh ủy An Giang). Ông Nguyễn Hữu Khánh không phải là học trò của trường làng Hội An. Bởi lẽ, ông Khánh tá túc với chị là bà Nguyễn Thị Nhiễm dạy học ở Thới Thuận (Thốt Nốt) nên ông đã học tại Thốt Nốt).
* Người biên soạn ghi chú những thông tin này để thế hệ sau khỏi phải ngạc nhiên khi quyển sách này không ghi chép những thông tin về Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Khánh.
38. Bà NGUYỄN BẠCH TUYẾT
Là con đầu lòng của thầy Nguyễn Trí Mẫn. Sinh năm 1930, tại khu vực chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Sinh ra và lớn lên ở quê ngoại, hơn nữa cha làm thầy dạy học nên bà học École primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế.
Kể từ năm 1978 đến năm 1985, bà là Trưởng phòng Hành chính của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đồng Tháp.
39. Ông LÂM MỘC KHÔN
Sinh năm 1931, tại ấp An Ninh, làng Mỹ An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ học Écolle primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế.
Năm 1945, ông tập kết ra Bắc và tiếp tục học. Được Nhà nước đưa sang Cu Ba học nghề đạo diễn.
Kể từ năm 1976 đến năm 1988, ông vừa là đạo diễn vừa là cán bộ trong ban lãnh đạo Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.
40. ÔNG MAI VĂN LÙ
Tên thường gọi là Mai Triệu. Sinh năm 1931, tại làng Mỹ Luông, tổng Định Hòa, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ học École primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế.
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc cho đến khi đất nước thống nhất và cũng là một trong những bác sĩ tiếp quản Bệnh viện Đa khoa Long Xuyên.
Kể từ năm 1984, ông là phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Long Xuyên cho đến khi nghỉ hưu năm 1991.
41. Ông LƯU VĂN SỨ
Sinh năm 1931 tại ấp An Ninh, làng Mỹ An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ ông học École primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế.
Năm 1954 ông tập kết ra Bắc và tiếp tục học. Được Nhà nước đưa đi học ở Trung Quốc. Kể từ năm 1975 đến năm 1985, ông là Giám đốc Cục Đường sắt (phía Nam).
42. Ông NGUYỄN VĂN THIÊN
Là cháu ngoại của điền chủ Ông Võ Châu. Sinh năm 1931 tại Sài Gòn. Năm 1939, Nhật tuyên chiến với Đồng minh. Do dư luận xôn xao về tin Nhật sẽ không kích Sài Gòn nên gia đình của ông tạm thời trở về quê ngoại ở chợ Cái Tàu Thượng.
Tại đây, ông tiếp tục học Ecole primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế.
Tuổi thanh niên, ông du học sang Pháp đậu Tiến sĩ Y khoa và ở luôn bên ấy.
43. Ông TRƯƠNG HUỲNH TƯƠNG
Là cháu gọi ông Ung Văn Khiêm – Bộ trưởng bộ Nội vụ - bằng cậu. Sinh năm 1931, tại làng Tấn Đức (nay là xã Tấn Mỹ), tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thuở nhỏ học Ecole primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế.
Ông tập kết ra Bắc và tiếp tục học. Sau đó, tốt nghiệp Kỹ sư Vô tuyến. Kể từ năm 1987 đến khi nghỉ hưu (1991) ông là chuyên viên cao cấp của Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
44. Ông LÊ KIM GIAI
Là con thứ sáu của Hội đồng Địa hạt làng Hội An Lê Kim Thành.
Sinh năm 1932, tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ học École primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế.
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc tiếp tục học. Sau đó, tốt nghiệp Kỹ sư ngành Xây dựng.
Kể từ năm 1985 cho đến khi hưu trí (1992) ông là Phó Giám đốc Công ty Vật tư xây dựng thành phố Hồ Chí Minh.
45. Ông NGUYỄN TRUNG CHÁNH
Là con trai trưởng của thầy Nguyễn Văn Thành - giáo viên dạy École primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế. Sinh năm 1932, tại làng Thới An, tỉnh Gia Định (nay là phường Thới An, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh).
Năm 1939, do phụ thân ông trở về quê dạy học nên hằng ngày ông được theo cha đến trường.
Tuổi thanh niên, ông tốt nghiệp Médecin (Y sĩ). Đến khi thành lập Bệnh viện Chợ Rẫy, ông là một trong những Y sĩ phục vụ tại bệnh viện này.
Do thâm niên công tác nên ông được Bệnh viện đưa sang Nhật chuyên tu về Thanh trùng. Sau đó, ông làm Trưởng phòng Thanh trùng của Bệnh viện Chợ Rẫy.
46. Ông TRẦN VĂN KHOAN
Là con thứ năm của thầy Trần Văn Kiết - Hiệu trưởng École primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng. Sinh năm 1932 tại Tân Vĩnh Hòa, làng Tân Qui Đông, tổng An Thạnh Hạ, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là phường 3, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp).
Học xong préparatoire (lớp 2) ông cùng gia đình trở về Sa Đéc.
Tuổi thanh niên ông du học sang Pháp. Tốt nghiệp Tiến sĩ Y khoa. Sau đó, là giảng sư Trường Đại học Y khoa Sài Gòn.
Kể từ năm 1972 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 ông là Giám đốc Bệnh viện Vì Dân (sau 30.4.1975, cơ sở này là Bệnh viện Thống Nhất).
47. Ông NGÔ CẨM NGUYÊN
Thân phụ là người Triều Châu nên còn có tên gọi là Ngoán. Sinh năm 1932, tại ấp An Ninh, làng Mỹ An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ học École primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế.
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc tiếp tục học ngành Tài chính ngân hàng.
Năm 1975, ông tiếp quản các ngân hàng ở Sài Gòn. Đến năm 1980, ông là Vụ trưởng Vụ Kế toán – Điện toán và Kiểm soát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho đến khi nghỉ hưu 1992.
48. Ông HUỲNH VĂN TỒN
Sinh năm 1932, tại làng Mỹ An Hưng, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ học École primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế.
Kể từ năm 1950 đến năm 1964, tỉnh Sa Đéc trực thuộc tỉnh Vĩnh Long. Đến năm 1965, Sa Đéc chính thức trở thành đơn vị hành chánh cấp tỉnh. Hồi ấy, ông Huỳnh Văn Tồn - vị Thiếu tá quân đội đầu tiên làm Tỉnh trưởng (29) của tỉnh Sa Đéc.
Năm 1974, ông là Thiếu tướng Chỉ huy phó phụ trách Lực lượng Bảo an Việt Nam Cộng Hòa (thuộc Tổng tham mưu Bộ Quốc phòng).
Theo lời kể của thầy Phạm Văn Bỉnh (thân phụ của cô Phạm Thị Thanh Thủy cựu giáo viên trường tiểu học “A” Hội An) thì:
Những năm ông Tồn làm Tỉnh trưởng Sa Đéc, những cựu học sinh của trường làng Hội An mỗi khi có việc phải lên tỉnh đều được ông miễn phí khi ở khách sạn. Không những thế, ông còn thân thiện và luôn tận tình giúp đỡ những đồng môn. Đây là tấm gương tốt của một học trò đã thành danh luôn ưu ái về cái nôi học vấn của mình.
49. Ông NGUYỄN THANH TRÀ
Sinh năm 1932, tại Bến đò Bình Tấn qua chợ Cái Tàu, thuộc làng Tân Phước, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ học École primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế.
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc tiếp tục học. Sau đó, học Đại học Bách Khoa Hà Nội, tốt nghiệp Kỹ sư Xây dựng.
Kể từ năm 1982 cho đến khi hưu trí (1992), ông là Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Hậu Giang.
50. Ông HUỲNH PHƯỚC TUẤN
Là con thứ ba của thầy Huỳnh Hồng Anh - giáo viên École primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng và Écolle primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế.
Sinh năm 1932, tại chợ Đất Sét thuộc làng Mỹ An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ An Hưng “B”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ, ông theo cha đi học ở trường làng Hội An. Đến tuổi thành niên, ông là sĩ quan hải quân của Học viện Hoa Kỳ. Kể từ khi tốt nghiệp, ông phục vụ tại Bộ tư lệnh hải quân VNCH cho đến ngày miền Nam giải phóng (cấp bậc Trung tá).
51. Ông ÔNG LỢI HỒNG
Ông gốc người Triều Châu, là con thứ 11 của điền chủ Ông Phước Châu (Huyện Chiêu). Sinh năm 1933, gần trường học École primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ, ông học École primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế.
Ông là một trong những sĩ quan không quân đầu tiên sang học ở Hoa Kỳ.
Kể từ năm 1973 đến những tháng đầu năm 1975, ông là đại tá Tư lệnh Quân đoàn 4 không quân (quân đội VNCH).
52. ÔNG PHAN TẤN HÙNG
Tên thường gọi là Triều. Sinh năm 1933, tại ấp An Bình, làng Tòng Sơn, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Kể từ năm 1972 đến tháng 4 năm 1975, ông là Dân biểu Hạ Nghị viện(30) thuộc đơn vị của tỉnh Phong Dinh (nay là tỉnh Cần Thơ).
53. ÔNG NGUYỄN VIẾT TUNG
Là cháu ngoại của điền chủ Ông Phước Châu (Huyện Chiêu). Sinh năm 1933 gần École primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ ông học École primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế.
Tuổi thành niên ông tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa tại Hoa Kỳ.
Kể từ năm 1970 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông là Trưởng ty Y tế của tỉnh Sa Đéc.
54. Ông PHAN THANH XUÂN
Tên thường gọi là Triệu, con thứ bảy của Hương sư làng Hội An Phan Thanh Nhãn. Sinh năm 1933, tại ấp Thị, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 2, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ học École primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế.
Năm 1956, ông được tuyển chọn làm giáo viên dạy tiểu học. Đến khi thành lập tỉnh Kiến Phong (Cao Lãnh) ông là Trưởng kế toán của Ty Tiểu học. Và sau khi thống nhất đất nước ông phụ trách công việc xây dựng cho ngành công an của tỉnh Đồng Tháp.
55. Ông LÊ VĂN KHIÊM
Thường gọi tắt là Lê Khiêm. Sinh năm 1934, tại ấp Bình Phước, làng Tân Phước, tổng An Bình, quận Chợ Mới tỉnh Long Xuyên (nay là xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ học Ecole primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế.
Ông tập kết ra Bắc và tiếp tục học. Sau đó tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội. Kể từ năm 1980 đến khi hưu trí (1994), ông là Trưởng Đoàn văn công Quân khu 7. Mãn phần năm 2013 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ông còn là nhà văn quân đội với bút danh Lê Khiêm.
56. Ông LÊ HỒNG LÂN
Là con thứ ba của ông Lê Hồng Côn - Hội đồng Địa hạt làng Hội An Đông. Sinh năm 1935, tại khu vực chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ học Ecole primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế.
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và tiếp tục học. Sau đó, tốt nghiệp Kỹ sư cơ điện khóa 6 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Kể từ năm 1980 đến năm 1990, ông làm giám sát ngành điện lực ở phía Nam (từ tỉnh Bình Thuận đến tỉnh Cà Mau).
57. Ông LÂM TẤN TÀI
Sinh năm 1935, tại tại ấp An Ninh, làng Mỹ An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ, ông học École primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế.
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và tiếp tục học. Sau đó, được Nhà nước đưa đi du học và tốt nghiệp khoa Lịch sử ở Đông Đức.
Trước năm 1979, ông công tác ở Thông tấn xã Việt Nam. Kể từ năm 1980 cho đến khi ông mãn phần (2000), ông là Chủ tịch Hội nhiếp ảnh Việt Nam.
58. Ông NGUYỄN VIẾT TRƯƠNG
Còn có tên gọi là Trưng. Cháu ngoại của điền chủ Ông Phước Châu (Huyện Chiêu). Sinh năm 1935, gần trường Ecole primaire Complémentaire de Cái Tàu Thượng thuộc ấp Thị, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ, học École primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế. Tuổi thành niên, ông tốt nghiệp Tiến sĩ tại Hoa Kỳ.
Kể từ năm 1969 đến những tháng đầu năm 1975, ông là Trưởng khoa Nông nghiệp Trường Đại học Cần Thơ.
59. Ông NGUYỄN VĂN BÉ
Là con thứ ba của thầy Nguyễn Văn Thành - giáo viên dạy École primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế. Sinh năm 1937, tại làng Thới An, tỉnh Gia Định (nay là phường Thới An, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh).
Tuổi ấu thơ, phụ thân của ông đã trở về quê dạy học. Vì thế cho nên, khi lớn lên ông được theo cha đến trường.
Từ năm 1970 đến năm 1975, ông là Hiệu trưởng Trường Trung học công lập Tống Phước Hòa, một trường trọng điểm của tỉnh Sa Đéc. Sau đó, ông là chủ nhiệm bộ môn Anh văn của Sở giáo dục tỉnh Đồng Tháp cho đến năm 1995.
Hiện cư ngụ tại thành phố Cao Lãnh.
60. Ông NGUYỄN VIẾT NHỰT
Là cháu ngoại của điền chủ Ông Phước Châu (Huyện Chiêu). Sinh năm 1937, gần École primaire Complémentaire de Huỳnh Ngọc Quế, thuộc ấp Thị, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Ông là Thạc sĩ Bác sĩ thú y, công tác tại Chi cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1975 đến 1990.
61. Ông BÙI VĂN HUẤN
Thượng tướng Bùi Văn Huấn, tên thường gọi là Út Lê. Cháu nội của Hương sư làng Hội An Đông Bùi Văn Mậu. Sinh năm 1945, tại ấp An Quới, làng Hội An Đông, tổng An Phú, quận Thốt Nốt, tỉnh Long Xuyên (nay là huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ học Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng (tái lập).
Năm 1964, đang là học sinh giỏi của Trường Trung học bán công Khuyến Học (Long Xuyên), ông nghỉ bỏ học đi làm cách mạng.
Kể từ năm 2009 đến năm 2012, ông là Thượng tướng - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ông là Ủy viên Trung ương Đảng nhiệm kỳ VIII, IX và X; là đại biểu của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 7 và 8.
62. Bà HUỲNH THỊ HƯỞNG
Sinh năm 1945 tại Mương Bà Cọc thuộc ấp An Ninh, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ, học Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng (tái lập).
Năm 1960, thoát ly làm cách mạng, bí danh là Sáu Hồng. Đến năm 1965, bị bắt và hy sinh.
Năm 1985, bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Năm 1995, Trường cấp II và cấp III ở Hội An được vinh dự mang tên Anh hùng liệt sĩ Huỳnh Thị Hưởng.
Tên của bà còn được đặt làm tên đường ở thành phố Long Xuyên.
63. Ông HUỲNH PHƯỚC HẬU
Còn có tên gọi là Sáu. Sinh năm 1946, tại khu vực mương Hội Đồng, thuộc ấp An Ninh, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Học xong lớp Nhất Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng (tái lập). Ông trúng tuyển vào lớp Đệ thất Trường Trung học Thoại Ngọc Hầu.
Năm 1964, ông nghỉ học thoát ly gia đình đi làm cách mạng. Kể từ năm 1976 cho đến khi ông qua đời (năm 1980) ông là Trưởng Phòng tổ chức của Ty Thương nghiệp tỉnh An Giang.
64. Bà NGÔ NGỌC HOA
Tên thường gọi là Ba Lan. Con của ông Ngô Văn Chẩm trụ trì chùa Bà Lê (Phước Hội Tự). Sinh năm 1948 tại chùa Bà Lê thuộc ấp Thị, làng Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ học Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng. Sau đó hoạt động cách mạng.
Kể từ khi đất nước thống nhất, bà là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa 4 và Khóa 5 của tỉnh An Giang.
65. Ông NGUYỄN ÁNH VIỆT
Phó Giám đốc Sở Giao thông – Vận tải tỉnh An Giang kiêm Chánh Thanh tra Sở.
(Hình ảnh và Tiểu sử xem trang………..)
66. Ông NGUYỄN TẤN LỰC
Là con của ông Nguyễn Thanh Phú (thầy giáo làng ở Tòng Sơn). Sinh năm 1951, tại ấp Thái Ninh Bình, xã Mỹ An Hưng, tổng An Thạnh Thượng, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là ấp An Bình, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ, ông học Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng; học trung học tại Trường Trung học công lập Thoại Ngọc Hầu và Trung học tổng hợp Chưởng Binh Lễ. Tốt nghiệp Đại học Kinh tế.
Kể từ năm 2004 đến khi nghỉ hưu (2011), ông là Giám đốc Công ty Bảo hiểm PJICO tỉnh An Giang.
67. Ông NGÔ HỒNG TƯƠI
Là con thứ tư của ông Ngô Văn Chẩm - trụ trì chùa Bà Lê. Sinh năm 1951, tại chùa Bà Lê (Phước Hội Tự), thuộc ấp Thị, xã Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ, học Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng. Tiếp tục học Trung học tư thục Hồng Đức ở Hội An.
Ông bỏ học, thoát ly theo cách mạng. Kể từ năm 2003 đến khi nghỉ hưu (2011), ông là Chánh án tòa án tỉnh An Giang.
Tháng 5 năm 1975, ông tiếp quản chánh quyền xã Hội An. Làm Chủ tịch Ban quân quản kiêm Bí thư Chi bộ xã Hội An.
68. Ông NGUYỄN VIỆT HÙNG
Là con trưởng của ông Nguyễn Văn Hơn - cựu Bí thư Tỉnh ủy An Giang. Sinh năm 1952 tại ấp An Ninh, xã Hội An, , tổng An Thạnh Thượng, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ học Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng.
Ông từng là Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy thành phố Long Xuyên.
69. Bà NGUYỄN KIM NƯƠNG
Thạc sĩ Nguyễn Kim Nương
Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Ngữ văn. Từng là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Khoa học xã hội & Nhân văn – Trường Đại học An Giang, Trưởng phòng Nghiên cứu Tổng hợp VP. HĐND tỉnh An Giang.
(Xem Tiểu sử ở trang……)
70. Ông LÊ ANH DŨNG
Là con trai trưởng của thầy Lê Ngọc Lưu (giáo viên Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng). Sinh năm 1953, không rõ nơi sinh, chỉ biết gia đình của ông là người miền Bắc di cư. Đã từng ngụ ở xóm Hàng Me thuộc khu vực chợ Cái Tàu Thượng.
Thuở nhỏ, ông theo cha đến trường. Ông chỉ học ở đây hết lớp ba thì gia đình chuyển lên Sài Gòn.
Theo lời kể của thầy Nguyễn Minh Thống, giáo viên dạy Toán Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng thì Lê Anh Dũng là Trưởng khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, đã dịch và xuất bản nhiều sách tiếng Anh sang tiếng Việt.
71. Ông LÝ MINH PHÚC
Là con thứ tư của ông Nguyễn Tấn Phước - cán bộ tổ chức Trung ương Đảng và bà Lý Hồng Hạnh. Sinh năm 1953, tại khu vực trường học thuộc ấp Thị, xã Hội An, tổng An Thạnh Thượng, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ học Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng.
Ông là Thạc sĩ Giảng viên bộ môn Anh văn của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
72. Bà PHAN THỊ THU HÀ
Sinh năm 1956, tại ấp Thái Ninh Bình, xã Mỹ An Hưng, tổng An Thạnh Thượng, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ học Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng. Sau đó, trúng tuyển vào Trường Trung học công lập Thoại Ngọc Hầu.
Hiện là Bác sĩ Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.
73. Ông NGUYỄN QUỐC TRẠNG
Tên thường gọi là Nguyễn Hồng Sơn. Sinh năm 1957 tại ấp Thái Ninh Bình, xã Mỹ An Hưng, tổng An Thạnh Thượng, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ, học Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”.
Năm 1968, trúng tuyển vào Trường Trung học tổng hợp Thoại Ngọc Hầu. Sau đó, được chuyển qua Trường Trung học tổng hợp Chưởng Binh Lễ. Ông thi đậu vào Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM.
Hiện là Kiến trúc sư, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp.
74. Ông THÁI VĂN CÔNG
Là học sinh Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Sinh năm 1958, tại ấp Thái Ninh Bình, xã Mỹ An Hưng, tổng An Thạnh Thượng, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Kể từ năm 1988 đến năm 1998, ông là Phó Giám đốc Công ty Lâm sản tỉnh An Giang.
75. Ông LÊ HỒNG KHÂM
Là con thứ ba của ông Lê Hưng Nhượng – cố Bí thư Huyện ủy Chợ Mới. Sinh năm 1958 tại ấp Thái Ninh Bình, xã Mỹ An Hưng, tổng An Thạnh Thượng, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ, học Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”.
Năm 2011 đến nay (2015), ông là Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy An Giang, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
76. Ông NGÔ VĂN SỞ
Là học sinh Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Sinh năm 1958, tại khu vực chùa An Phước, ấp An Ninh, tổng An Bình, xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Kể từ năm 2011 đến nay (2015) ông là Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh An Giang. Có thời gian ông làm Chủ tịch UBND xã Hội An.
77. Bà NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
Là con thứ năm của ông Nguyễn Văn Hơn – cựu Bí thư Tỉnh ủy An Giang. Sinh năm 1959, tại khu vực Đường Đấp thuộc ấp An Ninh, xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thuở nhỏ, học Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”.
Kể từ năm 2001 đến năm 2010, là Giám đốc Xí nghiệp 7 thuộc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Agifish tỉnh An Giang.
Bà cũng là Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang khóa 7 và khóa 8.
78. Ông BÙI VĂN THÀNH
Là học sinh Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Sinh năm 1962, tại ấp An Quới, xã Hội An Đông, tổng An Phú, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là tỉnh Đồng Tháp).
Năm 2002 đến năm 2007, là Trưởng phòng Tổng hợp UBND tỉnh Đồng Tháp.
Hiện là Bí thư Huyện ủy Lấp Vò.
79. Ông LÊ HỒNG TỢ
Là con út của ông Lê Hưng Nhượng – cố Bí thư huyện Chợ Mới. Sinh năm 1962, tại ấp Thái Ninh Bình, xã Mỹ An Hưng, tổng An Thạnh Thượng, quận Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long (nay là ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ, học Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”.
Hiện nay (2015), ông là Phó ban Chính sách Pháp luật Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang. Ông từng là Chủ tịch UBND xã Hội An.
80. Bà NGUYỄN THỊ VỊNH
Sinh năm 1962 tại Mương Bà Phú thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Là học sinh Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”.
Bà là Đại tá Trưởng phòng An ninh Điều tra – Công an tỉnh Đồng Tháp.
81. Ông PHẠM VĂN DŨNG
Là học sinh Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Sinh năm 1964 tại ấp Thị (nay là ấp Thị 2), xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Bác sĩ chuyên khoa I (nội khoa). Hiện là Trưởng Phòng khám Đa khoa khu vực Mỹ Luông (thuộc Bệnh viện Chợ Mới).
82. Ông TÔ VĂN HOẢNH
Là học sinh của Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An. Sinh năm 1964, tại rạch La Kết thuộc ấp An Khương, xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách tỉnh An Giang.
83. Bà NGUYỄN THỊ HOÀNG VÂN
Là con thứ sáu của ông Nguyễn Văn Hơn, cựu Bí thư Tỉnh ủy An Giang. Sinh năm 1965, tại khu vực Đường Đấp thuộc ấp An Ninh, xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thuở nhỏ, học Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”.
Bác sĩ chuyên khoa I (đang làm luận án Bác sĩ chuyên khoa II).
Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Tim mạch An Giang.
85. Ông BÙI MINH QUÂN
Là học sinh Trường PTCS “A” Hội An.
Sinh năm 1966, tại ấp Thị (nay là ấp Thị 2), xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Hiện là Giám đốc kho vận (cảng Mỹ Thới) thuộc Công ty Agifish tỉnh An Giang.
86. Bà TRỊNH THỊ THU TRÚC
Là con thứ tư của cô Dương Thị Thé (cựu giáo viên Trường Tiểu học “A” Hội An). Sinh năm 1966 tại ấp Thị (nay là ấp Thị 2) xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thuở nhỏ, học Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An.
Bác sĩ chuyên khoa I. Hiện là Phó Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Nhân dân Gia Định, thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1986, là thí sinh trúng tuyển vào đại học có số điểm cao nhất ở tỉnh An Giang (được cấp học bổng).
87. Bà NGUYỄN THỊ MỸ LAN
Sinh năm 1966 tại Mương Bà Phú thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Là học sinh Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An.
Hiện là Đại tá Trưởng phòng Tổ chức – Công an TP. Hồ Chí Minh.
88. Ông PHẠM NGỌC TRUNG
Bác sĩ Phạm Ngọc Trung
Là học sinh Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An. Sinh năm 1967, tại Kinh Cựu Hội, thuộc ấp An Phú, xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa II (Nội tổng quát, Cơ – Xương - Khớp).
Hiện là Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang.
89. Ông LÊ NGỌC THỤY
Là học sinh Trường PTCS “A” Hội An.
Sinh năm 1967, tại ấp Thị (nay là ấp Thị 2), xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Hiện là Trưởng phòng Vật tư Công ty Điện lực tỉnh An Giang.
90. Bà TRẦN THỊ DIỆU HIỀN
Là học sinh Trường PTCS “A” Hội An.
Sinh năm 1968, tại ấp Thái Ninh Bình, xã Mỹ An Hưng, quận Lấp Vò, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp An Bình, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Dược sĩ cao cấp, Chuyên khoa I Quản lý Dược.
Hiện là Trưởng khoa Dược - Bệnh viện Tim mạch tỉnh An Giang.
91. NGUYỄN THỤY NHÂN
Là học sinh Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An. Sinh năm 1970, tại ấp Thái Ninh Bình, xã Mỹ An Hưng, quận Lấp Vò, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Bác sĩ chuyên khoa I.
Hiện là Phó khoa Giải phẫu bệnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp).
92. LÊ HOÀNG PHONG
Là con trưởng của thầy Lê Ngọc Lớp – cựu Hiệu trưởng Trường PTCS “A” Hội An. Lê Hoàng Phong cũng là học sinh của trường này.
Sinh năm 1970 tại ấp Tây Thượng, xã Mỹ Hiệp, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thạc sĩ ngành Điện lực.
Hiện là Giám đốc Xí nghiệp Điện nước huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
93. BÙI THỊ QUỲNH CHÂU
Là học sinh Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An. Sinh năm 1971, tại ấp Thị (nay là ấp Thị 2), xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thạc sĩ Bác sĩ khoa Nội thần kinh Bệnh viện 115 thành phố Hồ Chí Minh.
94. LÊ HỒNG NHẬT PHƯỢNG
Là con của thầy Lê Hồng Châu (Trưởng ban điều hành GD xã Hội An 1975). Sinh năm 1971, tại ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thuở nhỏ, học trường phổ thông cơ sở “A” Hội An. Hiện là Phó phòng Tổng hợp Cục Thống kê tỉnh An Giang.
95. TRẦN THANH TÙNG
Là con trưởng của cô Võ Tuyết Ngoan - cựu giáo viên Trường Tiểu học “A” Hội An. Sinh năm 1973 tại xã Mỹ Luông (nay là xã Mỹ An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ học Trường PTCS “A” Hội An.
Thạc sĩ Dân tộc học. Đang theo học Tiến sĩ ngành Dân tộc học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện là giảng viên Trường Đại học An Giang.
96. NGUYỄN TRẦN BẢO DUNG
Là con của thầy Nguyễn Văn Bá và cô Trần Thị Chí Định – cựu Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Hội An.
Sinh năm 1974 tại Mương Bà Kỷ thuộc ấp An Ninh, xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thuở nhỏ, học Trường PTCS “A” Hội An.
Hiện là Trưởng phòng Kế toán Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL (TP. Cao Lãnh), tỉnh Đồng Tháp.
97. NGUYỄN THỊ NGỌC HÂN
Là con thứ ba của thầy Nguyễn Thừa Chí và cô Lê Ngọc Ảnh (cựu giáo viên Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”).
Sinh năm 1975, gần bến đò Cái Tàu qua Bình Tấn, thuộc ấp Thị, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh Long Châu Sa (nay là ấp Thị 1, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ, học Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An. Hiện là Giám đốc điều hành Công ty mua sắm COM thành phố Hồ Chí Minh.
98. PHAN PHƯƠNG UYÊN
Là học sinh Trường phổ thông cơ sở “A” Hội An. Sinh năm 1976, tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Hiện là Trưởng phòng Thủy sản thuộc Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Thuận.
99. NGUYỄN VÕ VIỆT NAM
Là học sinh Trường Phổ thông cấp I Hội An.
Sinh năm 1977 tại ấp Thị (nay là ấp Thị 2), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Long Xuyên.
100. TRẦN NHƯ VIỆT
Là học sinh Trường Phổ thông cấp I Hội An. Sinh năm 1977 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thạc sĩ ngành Hóa.
Hiện là giáo viên dạy môn Hóa cấp III Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng.
101. CAO KHẢI SIÊU
Là học sinh Trường Phổ thông cấp I Hội An. Sinh năm 1977, tại chợ Cái Tàu Thượng thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thuở nhỏ, học Trường Phổ thông cấp I Hội An.
Hiện là Giám đốc Toàn quốc Công ty nước Tăng lực Lipovitan của Nhật Bản.
102. NGUYỄN VIẾT SƠN
Là con đầu lòng của thầy Nguyễn Ánh Việt, cựu HT, và cô Nguyễn Thị Sắc, cựu GV Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An.
Sinh năm 1978, tại ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng, huyện Thạnh Hưng, tỉnh Đồng Tháp (nay là xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ, học Trường Phổ thông cấp I Hội An.
Thạc sĩ ngành Kiến trúc.
Hiện đang công tác tại Sở Xây dựng tỉnh An Giang.
103. PHẠM QUỐC VIỆT
Còn có tên gọi là Hiếu. Sinh năm 1979, tại ấp An Qưới, xã Hội An Đông, huyện Thạnh Hưng (nay là huyện Lấp Vò) tỉnh Đồng Tháp.
Thuở nhỏ học tiểu học Trường Cấp I Hội An.
Thạc sĩ ngành Điện bách khoa
Tu nghiệp ở Singapore tại công ty Yunetronics.
Hiện làm việc tại Công ty Kurihara Việt Nhật.
104. PHẠM THỊ YẾN ANH
Là học sinh điểm phụ Trường Phổ thông cấp I Hội An. Sinh năm 1980, tại ấp Mỹ Phú, xã Mỹ Luông (nay là xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Thạc sĩ Toán ứng dụng
Dạy Trường Cao đẳng bán công Công nghệ quản trị doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
105. HUỲNH THANH NGHỊ
Là con duy nhất của ông Huỳnh Phước Hậu (từng là Trưởng phòng tổ chức Ty Thương nghiệp tỉnh An Giang).
Sinh năm 1980, tại chùa Bà Lê thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thuở nhỏ học Trường Cấp I Hội An.
Hiện là Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tỉnh An Giang.
106. LÊ QUỐC CƯỜNG
Là con trai trưởng của cô Lê Ngọc Ánh, giáo viên dạy Toán Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An.
Sinh năm 1982, gần chùa Bà Lê, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thuở nhỏ, học Trường Tiểu học “A” Hội An.
Thạc sĩ ngành Quản lý khoa học và công nghệ.
Hiện là Phó phòng Quản lý tiêu chuẩn chất lượng T-B-T (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh An Giang).
107. NGUYỄN VĂN THỊ
Là học sinh Trường Tiểu học “A” Hội An. Sinh năm 1982, tại Mương Bà Phú thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thạc sĩ ngành Phương pháp giảng dạy Văn.
Hiện dạy môn Văn Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng.
108. LÂM THANH NGUYỆT
Gốc người Triều Châu (tên thường gọi Hồng Mối). Sinh năm 1982, tại chợ Cái Tàu Thượng thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thuở nhỏ học Trường Tiểu học “A” Hội An.
Thạc sĩ ngành Vệ sinh và môi trường. Hiện đang, làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh.
109. TRẦN HIẾU THUẬN
Là học sinh trường tiểu học “A” Hội An. Sinh năm 1982, tại khu vực mương Hội đồng thuộc ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thạc sĩ ngành Chăn nuôi – Thú y
Hiện là Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
110. NGUYỄN QUANG MINH
Là học sinh Trường Tiểu học “A” Hội An. Sinh năm 1983, tại ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thạc sĩ ngành Kinh tế ngoại thương.
Hiện là Trưởng phòng giao dịch - Ngân hàng Phương Nam thành phố Châu Đốc.
111. PHAN NGỌC TƯỜNG VI
Là học sinh Trường Tiểu học “A” Hội An. Sinh năm 1983, tại ấp Bình Phước, xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thạc sĩ Kinh tế ngành Quản lý môi trường biển.
Hiện đang dạy chuyên Lý Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
112. NGUYỄN HOA LIÊN
Là con thứ hai của thầy Nguyễn Hùng Tráng - giáo viên dạy môn Địa lý Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng và cô Nguyễn Thị Lợi - cựu giáo viên Trường Tiểu học “A” Hội An.
Sinh năm 1987, tại ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng, huyện Thạnh Hưng, tỉnh Đồng Tháp (nay là xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Hiện là Phó Giám đốc Công ty dịch vụ Phát triển truyền thông Long Việt TP. Hồ Chí Minh.
113. HUỲNH HỮU THỌ
Là con thứ tư của thầy Huỳnh Văn Bé và cô Phạm Thị Thanh Thủy - cựu giáo viên Trường Tiểu học “A” Hội An.
Sinh năm 1988 tại ấp An Quới, xã Hội An Đông, huyện Thạnh Hưng (nay là huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ, học Trường Tiểu học “A” Hội An.
Thạc sĩ ngành Quản lý Đô thị.
Hiện làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh.
114. TRẦN MINH DUY
Là con đầu lòng của thầy Trần Minh Tâm - giáo viên dạy Toán Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng.
Sinh năm 1989 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
Thuở nhỏ, học Trường Tiểu học “A” Hội An.
Thạc sĩ ngành Công nghệ thực phẩm.
Hiện là nhân viên Công ty sữa Nutifood - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp.
107. NGUYỄN HUỲNH TRANG
Là con thứ ba của thầy Nguyễn Hùng Tráng - giáo viên dạy môn Địa lý Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng và cô Nguyễn Thị Lợi - cựu giáo viên Trường Tiểu học “A” Hội An. Sinh năm 1989, tại ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng, huyện Thạnh Hưng (nay là xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Thuở nhỏ học Trường Tiểu học “A” Hội An.
Du học tại tiểu bang Tesxas (Hoa Kỳ), khoa Công nghệ Toán.
__________
VI. HỌC SINH CỦA TRƯỜNG ĐẠT DANH HIỆU
HỌC SINH GIỎI (cấp tỉnh, cấp khu vực, cấp quốc gia)
* Xếp theo năm sinh và mẫu tự
1. NGUYỄN THỊ TÂM
Sinh năm 1963, tại vàm Mương Hội Đồng, thuộc ấp An Ninh, xã Hội An, tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”
Lớp 1: Thầy Nguyễn Văn Na
Hạng Nhất hàng tháng và hạng Nhất toàn khối cuối năm
Lớp 2: Thầy Nguyễn Kim Thoa
Hạng Nhất hàng tháng và hạng Nhất toàn khối cuối năm
Lớp 3: Thầy Lê Thành Cưu
Hạng Nhất hàng tháng và hạng Nhất toàn khối cuối năm
Lớp 4: Cô Lữ Thị Còn
Hạng Nhất hàng tháng và hạng Nhất toàn khối cuối năm
Lớp 5: Cô Nguyễn Thị Nghi
Hạng Nhất hàng tháng và hạng Nhất toàn khối cuối năm
vTrường Trung học tỉnh hạt Hòa Hảo
Hạng Nhất khối lớp 6
Hạng Nhất khối lớp 7
vTrường Cấp II Hội An
Hạng Nhất khối lớp 8
vTrường Phổ thông cơ sở “A” Hội An
Hạng Nhất khối lớp 9 (1977-1978)
Danh hiệu Học sinh giỏi Văn cấp tỉnh.
vTrường Trung học phổ thông Mỹ Luông
Lớp 12 (1980-1981): Học sinh giỏi tiếng Anh cấp tỉnh (giải Nhì).
- Năm 2000, Trường Đại học An Giang cử sang Anh quốc nâng cao Anh ngữ.
- Năm 2002-2004, tu nghiệp Thạc sĩ giáo dục ở tiểu bang Ohio Hoa Kỳ.
- Hiện là Trưởng khoa ngọai ngữ của Trường Đại học An Giang.
2. NGUYỄN THANH HÙNG
Sinh năm 1965 tại vàm mương Hội Đồng thuộc ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”:
Thành tích: Học sinh giỏi.
vTrường Trung học cơ sở “A” Hội An:
Lớp 9 (1979-1980): Học sinh giỏi cấp tỉnh.
Bác sĩ chuyên khoa I (khoa Nội tổng quát). Hiện là Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Giồng Riềng (Kiên Giang).
Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhờ có ý chí vượt khó vươn lên, Nguyễn Thanh Hùng Thanh Hùng đã đạt kết quả tốt trong học tập. Quá trình công tác, người bác sĩ này rất thông cảm và thường giúp đỡ bệnh nhân nghèo.
3. LÊ THỊ DIỄM ÁI
Sinh năm 1966, tại thị xã Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Cư ngụ tại chợ Cái Tàu Thượng, ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường cấp I Hội An
Học sinh giỏi.
vTrường cấp II Hội An
Học sinh giỏi.
vTrường Phổ thông cơ sở “A” Hội An
Lớp 9 (1979 – 1980): Học sinh giỏi Văn cấp tỉnh.
vTrường Trung học phổ thông Mỹ Luông
Lớp 10 (1980 – 1981): Học sinh giỏi Anh văn cấp tỉnh (giải Nhì).
Lớp 12 (1982 – 1983): Giải Khuyến khích kỳ thi Học sinh giỏi Anh văn toàn quốc.
Có thời gian dạy tại Trường Phổ thông cơ sở “B” Hội An (môn Anh văn). Hiện định cư tại Hoa Kỳ.
4. LÊ NHƯ HOÀNG ANH
Sinh năm 1968, tại thị xã Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Cư ngụ tại chợ Cái Tàu Thượng, ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vCấp I Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An
Học sinh giỏi.
vCấp II Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An
Học sinh giỏi.
vTrường Trung học phổ thông Mỹ Luông
Lớp 10 (1983 – 1984): Học sinh giỏi Vật lý cấp tỉnh (giải Nhì).
Hiện định cư tại Hoa Kỳ.
5. BÙI THỊ QUỲNH CHI
Sinh năm 1968, tại ấp Thị (nay là ấp Thị 2) xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vCấp I Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An
Khối lớp 5 niên học 1978 – 1979
Chủ nhiệm lớp: cô Lê Ngọc Ảnh.
Học sinh giỏi Văn toàn quốc.
vCấp II Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An
Lớp 9 niên học 1982 – 1983: Học sinh giỏi Văn cấp tỉnh.
Hiện là Bác sĩ Giám đốc phụ trách kinh doanh trang thiết bị y tế thuộc Công ty AST của Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh.
6. ĐẶNG THANH HUY
Sinh năm 1969, tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vCấp I Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An
Học sinh giỏi.
vCấp II trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An
Lớp 9 niên học 1983 – 1984: Học sinh giỏi tiếng Anh cấp tỉnh.
Hiện là luật sư Văn phòng Luật sư thành phố Hồ Chí Minh.
7. MÃ MINH HƯƠNG
Gốc người Triều Châu, sinh năm 1969, tại chợ Cái Tàu Thượng thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vCấp I Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An
Học sinh giỏi.
vCấp II Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An
Khối lớp 9 niên học 1983 – 1984: Học sinh giỏi Toán cấp tỉnh.
(Được miễn thi Tốt nghiệp PTCS)
vTrường Trung học phổ thông Long Xuyên I.
Lớp 12 chuyên Toán niên học 1986 – 1987: Học sinh giỏi Toán cấp tỉnh.
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa I Khoa Sốt rét Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM.
8. NGUYỄN HỮU NGHĨA
Sinh năm 1969 tại vàm mương Hội Đồng, ấp An Ninh, xã Hội An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Cấp I Trường PTCS “A” Hội An
Học sinh giỏi.
Cấp II Trường PTCS “A” Hội An
Lớp 9 niên học 1983-1984: Học sinh giỏi Toán cấp tỉnh.
(Được miễn thi tốt nghiệp PTCS)
Trường Trung học phổ thông Long Xuyên I.
Lớp 12 chuyên tóan niên học 1986-1987: Học sinh giỏi Toán cấp tỉnh.
Kỹ sư Điện hệ thống, Cử nhân Anh văn (văn bằng 2), hiện là Chủ tịch Công đoàn Phòng Điều độ - Công ty Điện lực tỉnh An Giang.
9. NGUYỄN THỊ KIM THANH
Xuất thân trong một gia đình lao động, vượt khó, sinh năm 1975, tại ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh Long Châu Sa (nay là tỉnh An Giang).
Cấp I Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An
Học sinh giỏi.
Trường Phổ thông trung học Hội An.
Lớp 9 – niên học 1989 – 1990: Học sinh giỏi Văn toàn quốc.
Lớp 11 – niên học 1991 – 1992: Học sinh giỏi Văn toàn quốc (giải Nhì).
Hiện là giảng viên Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
10. CAO KHẢI HÙNG
Gốc người Triều Châu, sinh năm 1976 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Cấp I Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An.
Học sinh giỏi.
Trường Phổ thông trung học Hội An.
Lớp 9, niên khóa 1990 – 1991: Tốt nghiệp Phổ thông cơ sở - Thủ khoa.
Thạc sĩ Tin học – Giảng viên môn Tin học văn phòng, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.
11. MÃ MINH HÙNG
Gốc người Triều Châu, còn có tên gọi là Minh Phụng, sinh năm 1979, tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Cấp I “A” Hội An
Lớp 5, niên khóa 1989 – 1990.
Chủ nhiệm lớp: cô Nguyễn Thị Phi Phượng.
Giải Nhất môn Toán cấp tỉnh.
(Lần thi nầy, thí sinh được quyền chọn 1 trong 2 môn phải thi (Toán hoặc Văn).
Trường Phổ thông trung học Hội An
Lớp 9, niên khóa 1993 – 1994: Giải Nhất môn Toán cấp tỉnh.
Trường Phổ thông năng khiếu (trực thuộc Đại học tổng hợp Khoa học tự nhiên TP. HCM).
Lớp 11, niên khóa 1995 – 1996: Học sinh giỏi môn Tin học cấp thành phố.
Thạc sĩ Công nghệ thông tin.
Hiện là Trưởng phòng Quản lý phần mềm của Công ty tin học CSC thành phố Hồ Chí Minh.
12. TRẦN CÔNG LUẬN
Sinh năm 1980, tại Vàm Kinh Cựu Hội thuộc ấp An Phú, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi.
vTrường Phổ thông trung học Hội An
Lớp 9, niên học 1994 – 1995: Học sinh giỏi Vật lý cấp tỉnh (giải Nhì).
vTrường Trung học Huỳnh Thị Hưởng (cấp 2 và 3)
Khối lớp 12, niên học 1997 – 1998: Học sinh giỏi Vật lý cấp tỉnh (giải Nhì).
Hiện là Phó Giám đốc Công ty Tư vấn Giao thông IQ tỉnh An Giang.
13. HỒNG NHƠN ÁI
Gốc người Triều Châu, sinh năm 1981, tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi.
vTrường Trung học Huỳnh Thị Hưởng (cấp 2 và 3)
Lớp 9, niên học 1995 – 1996.
Dự thi Hội Khỏe Phù Đổng tỉnh An Giang: Huy chương Bạc môn Đá cầu đơn nam.
Hiện là nhân viên Ngân hàng Mê Kông huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
14. VÕ NHỰT QUANG
Là con của thầy Võ Kim Thanh và cô Nguyễn Thị Thu Hồng - giáo viên Trường Trung học cơ sở Hội An.
Sinh năm 1981, tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Trường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi
Trường Trung học Huỳnh Thị Hưởng (cấp 2 và cấp 3)
Cấp 2: Học sinh giỏi
vTrường Trung học phổ thông Long Xuyên
Lớp 12, niên học 1998-1999: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lý thực hành và thí nghiệm (giải Nhất).
Thạc sĩ ngành Kinh tế. Hiện là Phó phòng Đầu tư xây dựng cơ bản (Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Cần Thơ).
15. NGUYỄN THỊ NGỌC TRÂN
Là con út của thầy Nguyễn Thừa Chí và cô Lê Ngọc Ảnh - giáo viên Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”. Sinh năm 1981, gần bến đò Cái Tàu qua Bình Tấn thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Trường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 niên học 1991-1992:
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Phi Phượng
Danh hiệu: Học sinh giỏi Toán cấp tỉnh.
Trường Trung học Huỳnh Thị Hưởng (cấp 2 và cấp 3)
Lớp 9 niên học 1995-1996: Học sinh giỏi tiếng Anh cấp tỉnh.
Trường Trung học phổ thông chuyên Thoại Ngọc Hầu
Lớp 11 niên khóa 1997-1998: Học sinh giỏi môn Hóa khu vực đồng bằng sông Cửu Long (giải Nhì).
Lớp 12 niên học 1998-1999: Học sinh giỏi Toán cấp quốc gia.
Hiện là bác sĩ chuyên khoa I - Khoa Sản Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh.
16. TỪ BỬU ÂN
Sinh năm 1982 tại chợ Cái Tàu Thượng thuộc ấp thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
TrườngTiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi.
Trường Trung học Huỳnh Thị Hưởng (cấp 2 và cấp 3)
Cấp 2: Học sinh giỏi.
Trường Trung học phổ thông Mỹ Luông.
Lớp 12 niên học 1999-2000: Học sinh giỏi môn Sử cấp tỉnh (giải Ba).
Hiện định cư tại Hoa Kỳ.
17. NGÔ HỒNG DUY ANH
Sinh năm 1984, tại chùa Bà Lê thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi.
vTrường Trung học Huỳnh Thị Hưởng (cấp 2 và cấp 3)
Lớp 12 niên học 2001-2002: Học sinh giỏi môn Hóa thực hành và thí nghiệm (giải Ba).
vTrường Đại học Bình Dương
Năm thứ ba (2004-2005): Sinh viên giỏi toàn quốc môn Cơ lý thuyết (giải Khuyến khích).
Hiện là chuyên viên Văn phòng UBND huyện Chợ Mới.
18. ĐẶNG THỊ HOÀNG MAI
Sinh năm 1984, tại phường Mỹ Phước, Long Xuyên, An Giang.
Cư ngụ tại chợ Cái Tàu Thượng thuộc ấp Thị , xã Hội An.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 1994-1995
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Phi Phượng
Danh hiệu: Học sinh giỏi Toán cấp tỉnh
Được tuyển thẳng vào lớp 6 Trường Trung học phổ thông chuyên Thoại Ngọc Hầu. Sau đó, học lớp chuyên Toán.
Hiện là chuyên viên Ban Quản lý khu Kinh tế tỉnh An Giang.
19. HUỲNH THỊ MAI THẢO
Còn có tên gọi là Diệu Thuận. Là con thứ ba của thầy Huỳnh Văn Bé và cô Phạm Thị Thanh Thủy - cựu giáo viên Trường Tiểu học “A” Hội An. Sinh năm 1984, tại ấp An Quới, xã Hội An Đông, huyện Thạnh Hưng (nay là huyện Lấp Vò), tỉnh Đồng Tháp.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 1994-1995
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Phi Phượng
Danh hiệu: Học sinh giỏi Toán toàn khối, toàn trường.
vTrường Trung học phổ thông chuyên Thoại Ngọc Hầu
Lớp 9 – niên học 1998-1999: Học sinh giỏi cấp tỉnh.
Lớp 11 - niên học 2000-2001: Học sinh giỏi môn Sinh giải Olympic.
Lớp 12 - niên học 2001-2002: Học sinh giỏi toàn quốc môn Sinh.
Hiện công tác tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh tọa lạc tại đường Hàm Nghi thành phố Hồ Chí Minh.
20. NGUYỄN THỊ ĐOAN TRANG
Là con thứ ba của cô Trương Ngọc Ánh, cựu giáo viên Trường Trung học cơ sở Hội An.
Sinh năm 1984, gần vàm rạch Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi.
vTrường Trung học Huỳnh Thị Hưởng (cấp 2 và cấp 3)
Lớp 9 – niên học 1998-1999: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhì).
Kỹ sư Nông nghiệp. Hiện làm việc tại Công ty Mỹ phẩm L’ovité của Pháp chi nhánh Cần Thơ.
21. HUỲNH THỊ THÚY AN
Sinh năm 1985 tại ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng, huyện Thạnh Hưng, tỉnh Đồng Tháp (nay là xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi
vTrường Trung học Huỳnh Thị Hưởng (cấp 2 và cấp 3)
Lớp 9 – niên học 2000-2001: Học sinh giỏi môn Hóa (lý thuyết), giải Ba.
vTrường Trung học phổ thông chuyên Thoại Ngọc Hầu
Lớp 11 – niên học 2002-2003: Học sinh giỏi Hóa học (do Hoàng gia Úc tổ chức), giải Nhì.
Hiện làm việc tại Công ty phân phối Dược phẩm – Mỹ phẩm – Hóa chất của Thụy Điển.
21. NGUYỄN HỮU MẠNH
Sinh năm 1985 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh khá
vTrường trung học Huỳnh Thị Hưởng (cấp 2 và cấp 3)
Lớp 9 – niên học 1999-2000: Huy chương Đồng môn Đá cầu đơn nam – Hội Khỏe Phù Đổng tỉnh An Giang.
Lớp 10 – niên học 2000-2001: Huy chương Đồng môn Đá cầu đơn nam - Đại hội thể thao tỉnh An Giang
Lớp 11 – niên khọc 2001-2002: Huy chương Bạc môn Đá cầu đơn nam – Hội Khỏe Phù Đổng tỉnh An Giang.
Hiện là nhân viên Công ty xe Ford thành phố Hồ Chí Minh.
22. NGUYỄN THỊ DIỄM KIỀU
Sinh năm 1986 tại ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi.
vTrường Trung học Huỳnh Thị Hưởng (cấp 2 và cấp 3)
Lớp 9 – niên học 2000-2001: Học sinh giỏi cấp tỉnh.
- Môn Hóa lý thuyết giải Nhì.
- Môn Hóa thực hành giải Ba.
vTrường Trung học phổ thông chuyên Thoại Ngọc Hầu
Lớp 12 – Niên học 2003-2004: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa lý thuyết (giải Ba).
Hiện là giáo viên dạy Hóa cấp III Trường Trung học phổ thông Trần Đại Nghĩa thành phố Cần Thơ.
23. LÊ NHỰT THĂNG
Là con trai trưởng của cô Lê Kim Mánh, cựu giáo viên dạy môn Hóa – Sinh Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng.
Sinh năm 1986, tại khu vực chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Hạng nhất từ lớp Một đến lớp Năm
Học sinh giỏi toàn khối – khối lớp 5.
vTrường Trung học Huỳnh Thị Hưởng (cấp 2 và cấp 3)
Lớp 9 – niên học 2000-2001: Học sinh giỏi cấp tỉnh.
- Môn Hóa lý thuyết (giải Nhì).
- Môn Hóa thực hành (giải Nhì).
vTrường Trung học phổ thông chuyên Thoại Ngọc Hầu
Học sinh giỏi Hóa giải “Hoàng gia Úc”, giải Nhì (tổ chức tại Long Xuyên).
Hiện là Trưởng phòng Doanh nghiệp Khách hàng Ngân hàng Eximbank chi nhánh An Giang.
24. TRẦN PHƯƠNG HẢI YẾN
Sinh năm 1986, tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Hạng nhất từ lớp Một đến lớp Năm.
Trong đó, khối lớp Ba và khối lớp Bốn danh hiệu Nhất toàn khối.
vTrường Trung học Huỳnh Thị Hưởng (cấp 2 và cấp 3)
Lớp 9 – niên học 2000-2001: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
vTrường Trung học phổ thông chuyên Thoại Ngọc Hầu
Lớp 10 – niên học 2001-2002:
Dự thi chủ đề “Sống tiết kiệm vì môi trường bền vững” (do cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch UNDP/DANIDA tổ chức) đạt giải Khuyến khích.
Lớp 12 – Niên khóa 2003-2004: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
Hiện là Trưởng phòng Kinh doanh thuộc Công ty Thundermark Hàn Quốc.
25. NGÔ THỊ HỒNG YẾN
Tên thường gọi là Diễm. Sinh năm 1986, tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi
vTrường Trung học Huỳnh Thị Hưởng (cấp 2 và cấp 3)
Lớp 9 – niên học 2000-2001: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Giáo dục công dân (giải Ba).
Thạc sĩ chuyên ngành Trồng trọt.
Hiện đang làm việc tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang.
26. VÕ THỊ PHƯƠNG UYÊN
Sinh năm 1986, tại khu vực Đường Đấp thuộc ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi
vTrường Trung học Huỳnh Thị Hưởng (cấp 2 và cấp 3)
Lớp 9 – niên học 2000-2001: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Giáo dục công dân (giải Ba).
Năm 2009, du học sang Pháp; đến năm 2013 tốt nghiệp Thạc sĩ Luật quốc tế và Luật châu Âu. Năm 2014, là giảng viên Khoa Luật của Trường Đại học Cần Thơ.
27. ĐỖ ĐỨC THIỆN
Là con trai trưởng của thầy Đỗ Đức Tạo – cố giáo viên dạy môn Sử - Địa Trường Trung học Huỳnh Thị Hưởng.
Sinh năm 1987 tại ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi
vTrường Trung học Huỳnh Thị Hưởng (cấp 2 và cấp 3)
Lớp 9 – niên học 2001-2002: Học sinh giỏi cấp tỉnh.
- Môn Hóa lý thuyết (giải Nhì)
- Môn Hóa thực hành (giải Ba)
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng (cấp 3)
Lớp 11 – niên học 2003-2004: Huy chương Đồng môn Đá cầu đôi nam nữ - Hội Khỏe Phù Đổng cấp tỉnh.
Lớp 12 – niên học 2004-2005: Học sinh giỏi cấp tỉnh.
- Môn Hóa lý thuyết (giải Nhì).
- Môn Hóa thực hành (giải Nhì).
Học sinh xuất sắc toàn trường.
Danh hiệu “Đậu Thủ Khoa” Trường Đại học Y dược Cần Thơ (niên khóa 2005-2006)
Hiện đã là bác sĩ điều trị tại Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang.
28. NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN
Sinh năm 1987, tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh khá
vTrường Trung học Huỳnh Thị Hưởng (cấp 2 và cấp 3)
Lớp 8 – niên học 2000-2001: Huy chương Vàng môn Đá cầu đơn nữ - Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh.
Lớp 10 – niên học 2002-2003: Huy chương Vàng môn Đá cầu đơn nữ - Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh.
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng (cấp 3)
Lớp 11 – niên học 2003-2004: Huy chương Bạc môn Đá cầu đơn nữ - Đại hội thể thao cấp tỉnh.
Hiện là nhân viên của Công ty Truyền thông cổ phần Sản xuất Thương mại “Những gương mặt âm nhạc” tại thành phố Hồ Chí Minh.
29. NGUYỄN THỊ DIỄM ÁI
Sinh năm 1988, tại khu vực UBND xã Hội An, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 1998-1999:
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Phi Phượng
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhì).
vTrường Trung học Huỳnh Thị Hưởng (cấp 2 và cấp 3)
Lớp 9 – niên học 2002-2003:
Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lý (giải Nhì).
vTrường Trung học phổ thông chuyên Thoại Ngọc Hầu
Lớp 12 – niên khóa 2005-2006: Học sinh giỏi Toán cấp tỉnh (giải Ba).
Hiện đang học Thạc sĩ ở Hàn Quốc khoa Công nghệ vật liệu.
30. TRẦN QUANG KHẢI
Sinh năm 1988, tại ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng, huyện Thạnh Hưng, tỉnh Đồng Tháp (nay là xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên khóa 1998-1999:
Chủ nhiệm lớp: cô Nguyễn Thị Nghi (học kỳ I), cô Nguyễn Kim Tuyến (học kỳ II).
Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhất).
Học sinh xuất sắc toàn trường
vTrường Trung học Huỳnh Thị Hưởng (cấp 2 và cấp 3)
Lớp 9 – niên học 2002-2003: Học sinh giỏi Toán cấp tỉnh (giải Nhất).
Lớp 12 – niên học 2005-2006: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lý thực hành (giải Nhì); Học sinh giỏi giải Toán trên máy tính bỏ túi cấp tỉnh (giải Nhất). Học sinh xuât sắc khối lớp 12.
Dự tuyển sinh đại học đậu 3 trường:
- Thủ khoa Trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
- Đại học Kinh tế Đối ngoại thành phố Hồ Chí Minh.
- Đại học Y dược Cần Thơ.
Hiện là Thạc sĩ Bác sĩ, giảng viên Trường Đại học Y dược Cần Thơ, chuẩn bị sang Pháp học Tiến sĩ Y khoa.
31. VÕ THANH QUANG
Là con thứ ba của thầy Võ Kim Thanh và cô Nguyễn Thị Thu Hồng, giáo viên Trường Trung học cơ sở Hội An.
Sinh năm 1988, tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi
vTrường Trung học Huỳnh Thị Hưởng (cấp 2 và cấp 3)
Lớp 9 – niên học 2002-2003: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa lý thuyết (giải Ba)
Hiện làm việc tại Sở Công thương thành phố Cần Thơ.
32. NGUYỄN NHẬT TRƯỜNG
Là con trai trưởng của thầy Nguyễn Văn Tài – HT. Trường Phổ thông trung học Hội An và cô Nguyễn Kim Tuyến – HT. Trường Tiểu học “C” Hội An.
Sinh năm 1988, tại ấp An Quới, xã Hội An Đông, huyện Thạnh Hưng (nay là huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi.
vTrường Trung học Huỳnh Thị Hưởng (cấp 2 và cấp 3)
Học sinh giỏi.
Lớp 12 – niên học 2005-2006: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lý thực hành (giải Ba).
Hiện làm việc ở Ngân hàng Xây dựng Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.
33. LÊ QUỐC DŨNG
Sinh năm 1989 tại chợ Cái Tàu Thượng thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 1999-2000
Chủ nhiệm lớp: cô Nguyễn Kim Tuyến
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhì).
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Học sinh giỏi
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Lớp 12 – niên học 2006-2007: Học sinh giỏi Toán cấp tỉnh (giải Nhì); Học sinh giỏi môn giải Toán trên máy tính bỏ túi cấp tỉnh (giải Khuyến khích).
Đã học xong Sư phạm Toán - Trường Đại học Cần Thơ.
34. ĐÀO THỊ THANH HOÀN
Là con của một gia đình vượt khó. Sinh năm 1989, tại khu vực chợ Cái Tàu Thượng thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi.
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2003-2004: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa thí nghiệm thực hành (giải Ba).
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Lớp 12 – niên học 2006-2007: Học sinh giỏi môn Sinh cấp tỉnh (giải Ba).
Hiện là điều dưỡng viên Khoa Dụng cụ phụ mổ - Gây mê phẫu thuật của Bệnh viện Hạnh Phúc (Long Xuyên).
35. NGUYỄN NGỌC THANH
Sinh năm 1989, gần bến đò Cái Tàu qua Bình Tấn thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 1999-2000
Chủ nhiệm lớp: cô Lương Thị Kim Hứa
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2003-2004: Học sinh giỏi môn tiếng Anh cấp tỉnh (giải Ba).
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Lớp 12 – niên học 2006-2007: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn tiếng Anh (giải Ba); Học sinh giỏi cấp tỉnh môn giải Toán bằng máy tính bỏ túi (giải Nhì).
Hiện làm việc tại Ngân hàng Nông nghiệp thị trấn Mỹ Luông.
36. TRƯƠNG THỊ MINH THƯ
Sinh năm 1989 tại ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng, huyện Thạnh Hưng, tỉnh Đồng Tháp (nay là xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2003-2004: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Giáo dục công dân (giải Ba).
Hiện là nhân viên kế toán Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh tỉnh Đồng Tháp.
37. HUỲNH PHI YẾN
Sinh năm 1989 tại ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 1999-2000
Chủ nhiệm lớp: cô Nguyễn Thị Phi Phượng
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
Hiện là Kế toán trưởng Công ty Phúc Kha (cung ứng thiết bị văn phòng) thành phố Long Xuyên.
38. LÊ HUỲNH TIẾN ĐẠT
Là con thứ hai của cô Huỳnh Thị Tư – giáo viên dạy môn Sinh Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An.
Sinh năm 1990, gần mương Bà Kỷ thuộc ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi.
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2004-2005: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh thực hành (giải Ba).
Hiện là kỹ sư thủy sản Công ty Vĩnh Hoàng (TP. Cao Lãnh Đồng Tháp).
39. LÊ THỊ NGỌC HÂN
Sinh năm 1990 tại khu vực mương Ba Đon thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 2), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Là học sinh vượt khó.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2004-2005: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý (giải Nhất).
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Lớp 12 – niên học 2007-2008: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh (giải Ba).
Hiện là nhân viên kế toán Công ty TNHH Công nghệ Sinh học xanh (tỉnh Long An).
40. TRỊNH VĂN BỜ EM
Sinh năm 1990 tại ấp An Bình, xã Mỹ An Hưng, huyện Thạnh Hưng, tỉnh Đồng Tháp (nay là xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2000-2001
Chủ nhiệm lớp: cô Nguyễn Thị Phi Phượng
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhì).
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2004-2005: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Lớp 12 – niên học 2007-2008: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lý (giải Ba).
Hiện đang học Thạc sĩ (2014-2015) ngành Xét nghiệm - Trường Đại học Khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh.
41. NGUYỄN THỊ HUỲNH GIAO
Sinh năm 1990 tại khu vực Đường Đấp thuộc ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2001-2002
Chủ nhiệm lớp: cô Nguyễn Thị Phi Phượng
Giải Lê Quý Đôn (do nhà trường tổ chức): Trạng Nguyên.
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhì).
Hiện công tác tại Chi cục Lưu trữ văn thư (trực thuộc Sở Nội vụ tỉnh An Giang).
42. NGUYỄN THỊ TỐ KHUYÊN
Sinh năm 1990, tại khu vực UBND xã Hội An, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2004-2005
Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa lý thuyết (giải Nhì), môn Hóa thực hành (giải Ba).
Hiện là cán bộ Cục Thuế thành phố Cần Thơ.
43. NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
Sinh năm 1990 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi.
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Lớp 10 – niên học 2005-2006
Tham dự Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh môn Bóng bàn:
- Đơn nữ: Huy chương Bạc
- Đôi nam nữ: Huy chương Đồng
Hiện là nhân viên Phòng khám đa khoa - Bệnh viện Lấp Vò.
44. LÊ THỊ TRÚC PHƯƠNG
Là con của cô Nguyễn Thị Thu Thủy – giáo viên Trường Tiểu học “A” Hội An. Sinh năm 1990 tại ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi.
vTrường Trung học phổ thông Châu Văn Liêm
Lớp 9 - niên học 2004-2005: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa (giải Ba).
vTrường Trung học phổ thông chuyên Thoại Ngọc Hầu.
Học sinh giỏi.
Hiện là nhân viên Ngân hàng V.P. Bank thành phố Long Xuyên.
45. LÊ NHỰT TIẾN
Là con của cô Lê Kim Mánh – cựu giáo viên dạy môn Hóa Sinh Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng.
Sinh năm 1990, tại khu vực chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2000-2001:
Chủ nhiệm lớp: cô Nguyễn Thị Phi Phượng
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhì).
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2004-2005:
- Thủ khoa môn Hóa cấp tỉnh
- Học sinh đạt giải Nhất kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh
- Thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp phổ thông cơ sở.
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Lớp 11 – niên học 2006-2007: Dự thi Đường lên đỉnh Olympia vòng tỉnh (hạng Nhì).
Lớp 12 – niên học 2007-2008:
- Học sinh giỏi nhất khối.
- Danh hiệu “Hoa Trạng nguyên” của Bộ Giáo dục & Đào tạo phong tặng.
Hiện đang tiếp tục học Thạc sĩ Y khoa (2014).
46. NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
Là con của thầy Nguyễn Văn Tài – Hiệu trưởng Trường Phổ thông trung học Hội An và cô Nguyễn Kim Tuyến đang là Hiệu trưởng Trường Tiểu học “C” Hội An.
Sinh năm 1990 tại ấp An Quới, xã Hội An Đông, huyện Thạnh Hưng (nay là huyện Lấp Vò), tỉnh Đồng Tháp.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2000-2001
Chủ nhiệm lớp: Thầy Đoàn Hữu Có
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2004-2005: Học sinh giỏi Hóa cấp tỉnh (giải Ba).
Hiện là phiên dịch viên tại Công ty Hyosun Hàn Quốc (Đồng Nai).
47. TRỊNH HỮU NHÂN
Là con của thầy Trịnh Hữu Thông – giáo viên dạy Toán Trường phổ thông trung học Hội An.
Sinh năm 1991 tại ấp Thị (nay là ấp Thị 2), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2001-2002
Chủ nhiệm lớp: cô Nguyễn Thị Phi Phượng
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2005-2006:
Dự thi Hội khỏe Phù Đổng tỉnh An Giang môn Cờ vua: Giải Khuyến khích
Học sinh giỏi toàn trường.
Hiện làm việc tại Công ty Thiết kế web Nắng Xanh - thành phố Hồ Chí Minh.
48. DƯƠNG QUẾ TRÂN
Là con của thầy Dương Chung Thinh và cô Lê Thu Vân - giáo viên dạy cấp I Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An.
Sinh năm 1991 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5- niên học 2001-2002
Chủ nhiệm lớp: cô Nguyễn Thị Phi Phượng
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhì).
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2005-2006: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn tiếng Anh (giải Nhì).
Hiện là nhân viên Công ty Truyền thông “Dòng sông Hoa Lan” tại thành phố Hồ Chí Minh.
49. TRƯƠNG THỊ THANH TRÚC
Sinh năm 1991, gần vàm rạch Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi.
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2005-2006: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
Hiện làm việc tại Công ty “LI and LIM” của Philippines tại thành phố Hồ Chí Minh.
50. LÊ THỊ BÍCH TUYỀN
Là học sinh vượt khó, sinh năm 1991 tại ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2001-2002
Chủ nhiệm lớp: cô Nguyễn Thị Phi Phượng
Giải Lê Quý Đôn (do nhà trường tổ chức): danh hiệu Trạng Nguyên
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2005-2006: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Văn (giải Ba), môn Hóa thực hành (giải Nhì).
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Lớp 12 – niên học 2008-2009
Học sinh giỏi nhất khối.
Danh hiệu “Hoa Trạng Nguyên” do Trường Đại học Tân Tạo phong tặng.
Hiện theo học Cao học năm thứ hai (2014-2015) ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường (thuộc Viện Môi trường và Tài nguyên - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh), được sự tài trợ của Quỹ tiếp sức tài năng An Giang.
51. LÊ THỊ KIM XOÀN
Là con thứ ba của cô Trương Kim Tùng - giáo viên dạy mẫu giáo ở xã Hội An.
Sinh năm 1991 tại ấp An Bình, xã Mỹ An Hưng, huyện Thạnh Hưng (nay là xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò), tỉnh Đồng Tháp.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2001-2002
Chủ nhiệm lớp: cô Nguyễn Thị Phi Phượng
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhì).
Hiện đang làm nhân viên Công ty giấy Vũ Hoàng Minh tại thành phố Hồ Chí Minh.
52. NGUYỄN THỐNG GIANG
Sinh năm 1992 tại xã Khánh An, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Cư trú tại khu vực chợ Cái Tàu Thượng thuộc ấp Thị, xã Hội An.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2006-2007: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh thực hành (giải Ba).
Hiện đang học năm thứ tư (2014-2015) khoa Nông học – Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
53. TRƯƠNG HOÀNG KHA
Là con của thầy Trương Ngọc Chiến – giáo viên môn Sinh – Công nghệ của Trường Trung học cơ sở Hội An.
Sinh năm 1992, gần vàm rạch Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi.
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2006-2007: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý (giải Nhì).
Hiện là nhân viên Ngân hàng Phát triển nhà (HD Bank) tại thành phố Hồ Chí Minh.
54. TRƯƠNG ĐĂNG KHOA
Sinh năm 1992 gần vàm rạch Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2002-2003
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Phi Phượng
Thành tích: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Khuyến khích).
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2006-2007: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán (giải Khuyến khích).
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Lớp 12 – niên học 2009-2010
- Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lý (giải Nhì).
- Hội khỏe Phù Đổng tỉnh An Giang: Huy chương Đồng môn Cờ vua.
Hiện (2014-2015) theo học ngành Công nghệ thông tin thuộc Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
55. PHAN NHỰT MINH
Là con của cô Nguyễn Kim Thu - giáo viên dạy cấp I của Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An.
Sinh năm 1992 tại ấp An Phú, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2002-2003
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Phi Phượng
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2006-2007
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh: môn tiếng Anh (giải Nhất); môn Hóa (giải Nhì).
vTrường Trung học phổ thông chuyên Thoại Ngọc Hầu.
Lớp 12 – niên học 2009-2010: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán (giải Nhì); môn giải toán nhanh bằng máy tính bỏ túi (giải Nhì). Đạt giải Hóa do Hoàng gia Úc tổ chức ở Long Xuyên.
Học năm thứ tư (2013-2014) ngành Kinh tế đối ngoại Trường Đại học Kinh tế Luật thành phố Hồ Chí Minh.
56. TRƯƠNG THỊ THANH THẢO
Là con trưởng của cô Ngô Thị Hồng – giáo viên dạy môn Sinh của Trường Trung học cơ sở Hội An. Sinh năm 1992 tại ấp An Quới, xã Hội An Đông, huyện Thạnh Hưng (nay là Lấp Vò), tỉnh Đồng Tháp.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2002-2003.
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị phi Phượng.
Danh hiệu: Học sinh vở sạch chữ đẹp cấp tỉnh - giải Khuyến khích.
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2006-2007: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn tiếng Anh (giải Ba).
vTrườngTrung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Khối lớp 12 – niên học 2009-2010: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh – lý thuyết và thực hành (giải Ba).
Hiện học tại Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM – ngành Nhật Bản học.
57. LÊ THỊ HOÀI DUNG
Sinh năm 1993 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2003-2004
Chủ nhiệm lớp: Cô Hứa Thị Ngọc Sương
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Học sinh giỏi
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Lớp 12 – niên học 2010-2011: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán (giải Ba).
Hiện đang học năm thứ tư (2014-2015) khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Tôn Đức Thắng thành phố Hồ Chí Minh.
58. TRỊNH KIM TƯỜNG DUY
Sinh năm 1993 tại ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2003-2004
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Kim Tuyến
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhất).
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Học sinh giỏi
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Lớp 12 – niên học 2010-2011: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Văn (giải Ba).
Hiện đang học năm thứ tư (2014-2015) khoa Kinh tế trường Đại học Cần Thơ.
59. NGUYỄN TRÚC GIANG
Sinh năm 1993 tại khu vực UBND xã, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 4 – niên học 2002-2003
Cô phụ trách: Cô Trần Thu Thảo
Danh hiệu: Học sinh giỏi về chăm sóc răng miệng cấp tỉnh (giải Nhất).
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Học sinh giỏi
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Học sinh giỏi cấp tỉnh môn tiếng Anh (giải Nhì).
Hiện đang học năm thứ tư (2014-2015) khoa Quản trị ngoại thương Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Được cấp học bổng liên tục 2 năm.
60. NGUYỄN THỊ HỒNG HÂN
Sinh năm 1993 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Học sinh khá
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Lớp 11 – niên học 2009-2010:
Dự thi Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh môn Bóng bàn:
- Đơn nữ: Huy chương Bạc
- Đôi nữ: Huy chương Vàng
Hiện đã học xong Trung cấp Dược và đang làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh.
61. LÊ HUỲNH ĐĂNG KHOA
Là con thứ ba của cô Huỳnh Thị Tư – giáo viên dạy môn Sinh trường phổ thông cơ sở “A” Hội An.
Sinh năm 1993 tại ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi.
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Học sinh giỏi
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Lớp 12 – niên 2010-2011: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lý thực hành (giải Ba).
Hiện đang học năm thứ tư (2014-2015) khoa Công nghệ sinh học Trường Đại học Cần Thơ.
62. LÊ HỒNG PHÚC
Là con của ông Lê Hồng Tợ – cựu Chủ tịch UBND xã Hội An.
Sinh năm 1993 tại ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Giải Lê Quý Đôn (do nhà trường tổ chức):
- Khối lớp 3 – niên học 2001-2002: Thám hoa.
- Khối lớp 4 – niên học 2002-2003: Bảng nhãn.
- Khối lớp 5 – niên học 2003-2004
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Phi Phượng
Danh hiệu: Trạng nguyên
Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhì).
Hiện đang học năm thứ tư (2014-2015) ngành Phát triển nông thôn Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên thiên nhiên tại Trường Đại học An Giang.
63. TRẦN THỊ DIỄM QUYÊN
Sinh năm 1993 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2003-2004
Chủ nhiệm lớp: Cô Hứa Thị Ngọc Sương
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
Đã tốt nghiệp Y sĩ đa khoa, Y sĩ dự phòng Trường Trung học Y tế An Giang (niên khóa 2013-2014).
64. NGUYỄN NGỌC HUYỀN TRÂN
Sinh năm 1993 tại khu vực UBND xã, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2003-2004
Chủ nhiệm lớp: Cô Trần Thị Bạch Huệ
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Học sinh giỏi.
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Lớp 12 – niên học 2010-2011: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lý (giải Ba).
Hiện đang học năm thứ tư (2014-2015) ngành Tài chính Ngân hàng Trường Đại học An Giang.
65. NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂN
Là con của thầy Nguyễn Thành Công – giáo viên Trường Tiểu học Hội An Đông.
Sinh năm 1993 tại ấp An Quới, xã Hội An Đông, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2003-2004
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Kim Tuyến
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Học sinh giỏi.
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
- Nhất khối lớp 11 – niên học 2009-2010.
- Khối lớp 12.
- Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lý thực hành (giải Ba).
- Học sinh Danh dự toàn trường.
- Học sinh Xuất sắc nhất khối.
- Danh hiệu “Hoa Trạng nguyên” do Tập đoàn Tân Tạo phong tặng.
Hiện đang là sinh viên năm thứ Tư (2014-2015) khoa Quản trị kinh doanh Học viện Hàng Không Việt Nam.
66. NGUYỄN HỒNG NHƯ THỦY
Là con của thầy Nguyễn Hữu Phước – Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Bình Phước Xuân (Chợ Mới, An Giang).
Sinh năm 1993 tại khu vực chùa Bà Lê, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Giải Lê Quý Đôn (do nhà trường tổ chức):
- Lớp 3 – niên học 2001-2002: Thám hoa.
- Lớp 4 – niên học 2002-2003: Bảng nhãn.
- Lớp 5 – niên học 2003-2004:
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Phi Phượng
Danh hiệu: Trạng nguyên.
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
Cũng trong năm này, Như Thủy đã tham gia đầy đủ các hoạt động của nhà trường nên cuối năm có đến 9 phần thưởng để khen tặng.
Các khối lớp 6, 7 và 8, Như Thủy đều đạt thành tích học sinh giỏi. Nhưng cuối năm học lớp 8 thì đã vắn số qua đời.
67. HÀ LÊ TƯỜNG VI
(Ghi tiêu biểu của bộ môn bóng chuyền nữ)
Là con của thầy Hà Thanh Vân và cô Lê Thị Nãi - giáo viên dạy môn Văn của Trường Trung học cơ sở Bình Phước Xuân.
Sinh năm 1993 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 3 – niên học 2001-2002:
Giải Lê Quý Đôn (do nhà trường tổ chức): Thám hoa.
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2007-2008:
Dự thi Hội khỏe Phù Đổng tỉnh An Giang môn Bóng chuyền nữ: Huy chương Vàng.
Học ngành Ngôn ngữ Anh Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh.
68. TRẦN LÊ PHƯƠNG ÁNH
Sinh năm 1994 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 6 – niên học 2005-2006:
Dự thi Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh môn Bóng bàn.
- Đơn nữ: Huy chương Đồng
- Đôi nam nữ: Huy chương Đồng
Lớp 8 – niên học 2007-2008:
Dự thi Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh môn Bóng bàn.
- Đơn nữ: Huy chương Vàng
- Đôi nam nữ: Huy chương Vàng
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Lớp 10 – niên học 2009-2010:
Dự thi Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh môn Bóng bàn.
- Đơn nữ: Huy chương Vàng.
- Đôi nam nữ: Huy chương Vàng.
- Đôi nữ: Huy chương Vàng.
Lớp 12 – niên học 2010-2011: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học (giải Ba); môn Giải toán bằng máy tính bỏ túi (giải Khuyến khích).
Dự thi Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh môn Bóng bàn
- Đơn nữ: Huy chương Vàng
- Đôi nam nữ: Huy chương Vàng
Hiện đang học năm thứ ba (2014-2015) Cao đẳng Tài chánh Kế toán Trường Đại học Sài Gòn.
Năm 2013, tham gia Đại hội Thể dục thể thao cấp Thành phố môn Bóng bàn: Huy chương Đồng.
69. TRƯƠNG CÔNG LẬP
Sinh năm 1994 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Giải Lê Quý Đôn (do nhà trường tổ chức):
- Lớp 3 – niên học 2002-2003: Thám hoa.
- Lớp 4 – niên học 2003-2004: Bảng nhãn.
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2008-2009: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa (giải Ba).
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Lớp 12 – niên học 2011-2012: Danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa lý thuyết (giải Nhì); môn Hóa thực hành (giải Ba).
- Dự thi Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh: Huy chương bạc môn Bóng bàn.
- Danh hiệu học sinh giỏi cấp tính môn Giải toán bằng máy tính bỏ túi (giải Nhì).
Danh hiệu “Hoa Trạng nguyên” do Tập đoàn Tân Tạo phong tặng.
Hiện đang học năm thứ ba (2014-2015) Trường Đại học Dầu khí Việt Nam.
70. TRẦN ĐẶNG HUỲNH NHƯ
Sinh năm 1994 tại ấp An Quới, xã Hội An Đông, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2004-2005:
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Phi Phượng
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhì).
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Học sinh giỏi
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Lớp 12 – niên học 2011-2012: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhì).
Học năm thứ Ba (2014-2015) ngành Tài chính Trường Đại học Tài chính Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
71. CHÂU THỊ THÚY NGÂN
Là con của ông Châu Văn Tài – cựu Chủ tịch UBND xã Hội An Đông.
Sinh năm 1994 tại ấp An Quới, xã Hội An Đông, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2004-2005
Chủ nhiệm lớp: Cô Hứa Thị Ngọc Sương
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
Học năm thứ ba (2014-2015) Trường Trung cấp Điều dưỡng tỉnh Đồng Tháp.
72. TRẦN HOÀNG TRÚC PHƯƠNG
Là con gái thứ ba của ông Trần Phước Lộc – cựu Chủ tịch UBND xã Hội An.
Sinh năm 1994 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi.
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Học sinh giỏi.
vTrường trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Lớp 12 – niên học 2011-2012: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử (giải Nhì).
Học năm thứ ba (2014-2015) Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy - Bộ Công an.
72. NGUYỄN THỊ TUYẾT PHƯƠNG
Sinh năm 1994 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Năm học 2003-2004: Bảng nhãn.
Lớp 5 – niên học 2004-2005
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Phi Phượng
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhất).
Học sinh xuất sắc.
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2008-2009: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Anh văn (giải Ba).
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Lớp 12 – niên học 2011-2012: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn (giải Ba).
Hiện đang học năm thứ ba (2014-2015) khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh ngành Kinh doanh Quốc tế Trường Đại học Cần Thơ.
74. ÔNG THỊ HỒNG SƯƠNG
Sinh năm 1994 tại ấp Thị (nay là ấp Thị 2), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2004-2005
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Kim Tuyến
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh – giải Ba
Học năm thứ ba (2014-2015) khoa Kế toán Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Cần Thơ.
75. NGUYỄN THIẾP
Là cháu nội của thầy Nguyễn Văn Na – Hiệu trưởng Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”.
Sinh năm 1994 tại ấp An Bình, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2004-2005
Chủ nhiệm lớp: Cô Hứa Thị Ngọc Sương
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhì).
vTrường Trung học Nguyễn Trãi thành phố Long Xuyên
Học sinh giỏi
vTrường Trung học Phổ thông Chuyên Thoại Ngọc Hầu
Lớp 12 – niên học 2011-2012
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lý (giải Nhất).
Hiện đang học năm thứ ba (2014-2015) khoa Xây dựng Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh.
76. TRẦN KIM TÚ TRÂN
Sinh năm 1994 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên khóa 2004-2005
Chủ nhiệm lớp: Cô Trần Thị Bạch Huệ
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Khuyến khích).
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên khóa 2008-2009
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Tiếng Anh (giải Ba).
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Học sinh giỏi nhất khối
Hiện đang học năm thứ ba (2014-2015) ngành Tài chính Ngân hàng Trường Đại học Quốc tế - Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
77. NGUYỄN XUÂN TRINH
Sinh năm 1994 tại Mương Hội Đồng thuộc ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Giải Lê Quý Đôn do nhà trường tổ chức:
- Lớp 3 – niên học 2002-2003: Thám hoa.
- Lớp 4 – niên học 2003-2004: Bảng nhãn.
- Lớp 5 – niên học 2004-2005:
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Phi Phượng
Danh hiệu: Trạng Nguyên
Học sinh Vở sạch Chữ đẹp cấp tỉnh (giải Nhì).
Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhì).
Học sinh Danh dự toàn trường.
Học sinh Kể chuyện vòng tỉnh - giải cá nhân (giải Nhất).
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2008-2009
Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa lý thuyết (giải Ba)
Học sinh Danh dự toàn trường.
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Lớp 12 – niên học 2011-2012:
Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh thực hành và thí nghiệm (giải Ba); môn Ngữ văn (giải Ba).
Hiện đang học năm thứ ba (2014-2015) khoa Quan hệ quốc tế Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học thành phố Hồ Chí Minh.
78. ĐỖ HẢI AN
Là con thứ ba của thầy Đỗ Đức Tạo – cố giáo viên dạy môn Sử - Địa Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng.
Sinh năm 1995 tại ấp Thị (nay là ấp Thị 2), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Giải Lê Quý Đôn (do nhà trường tổ chức):
- Lớp 3 – niên học 2003-2004: Thám Hoa.
- Lớp 4 – niên học 2004-2005: Bảng nhãn.
- Lớp 5 – niên học 2005-2006:
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Phi Phượng
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhất).
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2009-2010: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa (giải Ba).
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Lớp 12 – niên học 2012-2013
Học sinh giỏi toàn trường.
Hiện đang học năm thứ hai (2014-2015) khoa Bác sĩ Đa khoa Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
79. TRẦN QUANG CƯỜNG
Là con thứ ba của cô Trần Thị Bạch Huệ - giáo viên Trường tiểu học “A” Hội An.
Sinh năm 1995 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2005-2006:
Giáo viên phụ trách: Cô Trần Thu Thảo
Dự thi Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh môn Đá cầu đơn nam: Huy chương Bạc.
Hiện đang học năm thứ hai (2014-2015) khoa Điện – Điện tử viễn thông Trường Đại học Kỹ thuật công nghệ Cần Thơ.
80. ĐINH TRẦN GIANG HƯƠNG
Là con của cô Trần Thị E - giáo viên dạy Toán Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng.
Sinh năm 1995 tại khu vực Đường Đấp thuộc ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Giải Lê Quý Đôn (do nhà trường tổ chức):
- Lớp 3 – niên học 2003-2004: Thám hoa.
- Lớp 4 – niên học 2004-2005: Bảng nhãn.
- Lớp 5 – niên học 2005-2006:
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Phi Phượng
Danh hiệu: thủ khoa(31) học sinh giỏi cấp tỉnh.
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2009-2010
Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán (giải Nhì).
Hiện đang học năm thứ hai (2014-2015) Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
81. ĐẶNG TRẦN KIM HUYỀN
Sinh năm 1995 tại ấp An Bình, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2005-2006
Cô phụ trách: Trần Thu Thảo
Dự thi Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh môn Đá cầu đôi nữ: Huy chương Bạc.
Hiện đang học năm thứ hai (2014-2015) khoa Điện – Điện tử viễn thông Trường Đại học Kỹ thuật công nghệ Cần Thơ.
82. NGUYỄN HUỲNH LÂM
Là con thứ ba của thầy Nguyễn Duy Hiển - giáo viên dạy môn Văn Trường Phổ thông cơ sở “A” Hội An.
Sinh năm 1995 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi.
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Học sinh giỏi.
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Lớp 12 – niên học 2012-2013: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa thực hành và thí nghiệm (giải Ba).
Hiện đang học năm thứ hai (2014-2015) Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
83. NGUYỄN HỮU PHƯỚC
Sinh năm 1995 tại khu vực đình Hội An thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 2), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Giải Lê Quý Đôn (do nhà trường tổ chức):
- Lớp 4 – niên học 2004-2005: Bảng nhãn.
- Lớp 5 – niên học 2005-2006:
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Cẩm Thoa
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Học sinh giỏi.
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Lớp 12 – niên khóa 2012-2013: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Giải toán trên máy tính bỏ túi (giải Ba).
Hiện đang học năm thứ hai (2014-2015) khoa Điện – Điện tử Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh.
84. TRỊNH THỊ TUYẾT PHƯƠNG
Là con thứ ba của thầy Trịnh Văn Giàu - giáo viên dạy điểm phụ Mương Bà Kỷ.
Sinh năm 1995 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2005-2006:
Giáo viên phụ trách: Trần Thu Thảo
Dự thi Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh môn Đá cầu đơn nữ: Huy chương Đồng.
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2009-2010: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa (giải Ba).
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Dự thi Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh môn Đá cầu đôi nam nữ: Huy chương Vàng
Hiện đang học năm thứ hai (2014-2015) Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
85. LÊ QUANG
Là con thứ hai của thầy Lê Quang Chủng – Hiệu phó chuyên môn Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng.
Sinh năm 1995 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2005-2006
Chủ nhiệm lớp: Cô Trần Thị Bạch Huệ
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2009-2010: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lý (giải Nhì).
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán (giải Nhì).
Hiện đang học năm thứ hai (2014-2015) Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
86. LÊ THỊ THẢO QUYÊN
Là con của thầy Lê Tấn Lợi - giáo viên dạy Toán Trường Trung học cơ sở Hội An và cô Nguyễn Thu Vấn – cựu giáo viên trường tiểu học “A” Hội An.
Sinh năm 1995 tại khu vực Đường Đấp thuộc ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2009-2010: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý (giải Ba).
Hiện đang học năm thứ hai (2014-2015) khoa Tài chính ngân hàng Trường Đại học Đồng Tháp.
87. LÊ NGỌC QUYẾN
Sinh năm 1995, tại khu vực Đường Đấp thuộc ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Giải Lê Quý Đôn (do nhà trường tổ chức):
- Lớp 4 – niên học 2004-2005: Bảng nhãn.
Lớp 5 – niên học 2005-2006:
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Cẩm Thoa
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2009-2010: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Tiếng Anh (giải Ba).
Hiện đang học năm thứ hai (2014-2015) Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
88. NGUYỄN QUỐC THIỆN
Sinh năm 1995 tại ấp An Bình, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2005-2006:
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Phi Phượng
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhì).
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2009-2010
Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lý lý thuyết (giải Nhất).
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Lớp 11 – niên học 2011-2012: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh thực hành (giải Nhì).
Lớp 12 – niên học 2012-2013: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh (giải Nhì).
Hiện đang học năm thứ hai (2014-2015) khoa Y đa khoa Trường Đại học Y dược Cần Thơ. (Trước ngày thi đại học 1 tuần, tai nạn giao thông đã làm cho Quốc Thiện bị gãy cánh tay trái. Tuy vậy, với quyết tâm “làm bác sĩ”, em đã vào y khoa bằng một số điểm rất cao. Không những thế, em còn đỗ đầu Trường Đại học Luật Cần Thơ).
89. PHẠM THỊ THÙY TRANG
Sinh năm 1995 tại Mương Ba Đon, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 2), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2005-2006
Chủ nhiệm lớp: Cô Hứa Thị Ngọc Sương
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhì).
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Học sinh giỏi
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Lớp 12 – niên học 2012-2013: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sử (giải Ba).
Hiện đang học năm thứ hai (2014-2015) khoa Kỹ thuật hóa học Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh.
90. VÕ BẢO TRÂN
Sinh năm 1995 tại khu vực Đường Đấp thuộc ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Giải Lê Quý Đôn (do nhà trường tổ chức):
Lớp 4 – niên học 2004-2005: Bảng nhãn.
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2009-2010
Dự thi Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh môn Bóng bàn đơn nữ: Huy chương Bạc.
Học sinh giỏi cấp tỉnh mônSinh (giải Nhì).
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Lớp 11 – niên học 2011-2012
Dự thi Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh môn Bóng bàn đơn nữ: Huy chương Bạc.
Lớp 12 – niên học 2012-2013: Học sinh giỏi Sinh cấp tỉnh (giải Nhì).
Hiện đang học năm thứ hai (2014-2015) khoa Kỹ thuật điện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Truyền thông – Máy tính thành phố Hồ Chí Minh.
91. HUỲNH ĐÔNG TRÚC
Là con thứ hai của cô Nguyễn Thị Cẩm Thoa - giáo viên Trường Tiểu học “A” Hội An.
Sinh năm 1995 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi.
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2009-2010: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa lý thuyết (giải Nhì).
Hiện đang học năm thứ hai (2014-2015) Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.
92. NGUYỄN BÁ TRỰC
Sinh năm 1995 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 4 – niên học 2004-2005
Giáo viên phụ trách thể thao: Cô Trần Thu Thảo
Dự thi Đại hội thể thao cấp tỉnh môn Đá cầu đơn nam: Huy chương Bạc.
Lớp 5 – niên học 2005-2006:
Dự thi Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh môn Đá cầu đơn nam: Huy chương Vàng.
Chủ nhiệm lớp: Cô Trần Thị Bạch Huệ
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 7 – niên học 2007-2008
Dự thi Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh môn Đá cầu đơn nam: Huy chương Vàng
Lớp 9 – niên học 2009-2010
- Dự thi Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh môn Đá cầu:
+ Đơn nam: Huy chương Vàng.
+ Đôi nam: Huy chương Đồng.
- Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa (giải Nhì).
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Lớp 11 – niên học 2011-2012
- Dự thi Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh môn Đá cầu:
+ Đơn nam: 2 huy chương Vàng.
+ Đôi nam: 1 huy chương Bạc.
- Lớp 12 – niên học 2012-2013: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Giải toán bằng máy tính bỏ túi (giải Khuyến khích).
Hiện đang học năm thứ hai (2014-2015) ngành Kỹ thuật máy tính Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
93. TRẦN ĐÔNG ANH
Còn có tên gọi là Thùy Dương. Con thứ hai của thầy Trần Văn Tượng - giáo viên dạy môn Văn Trường Trung học phổ thông Châu Phú “A”.
Sinh năm 1996 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Giải Lê Quý Đôn (do nhà trường tổ chức):
- Lớp 3 – niên học 2004-2005: Thám hoa.
- Lớp 4 – niên học 2005-2006: Bảng nhãn.
Cũng niên học 2005-2006: Học sinh giỏi chăm sóc răng miệng cấp tỉnh (giải Khuyến khích).
Học sinh 12 năm liền là học sinh giỏi
Hiện đang học năm thứ nhất (2014-2015) khoa Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
94. NGUYỄN NGỌC HUỲNH ANH
Là con của cô Lê Thị Nhi - giáo viên Trường Tiểu học “A” Hội An.
Sinh năm 1996 tại ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường tiểu học “A” Hội An
Lớp 3 – Niên khóa 2004-2005
Dự thi Vở sạch chữ đẹp cấp tỉnh giải Khuyến khích
Lớp 4 – Niên khóa 2005-2006
Dự thi Chăm sóc răng miệng cấp tỉnh giải Khuyến khích
vTrường trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – Niên khóa 2010-2011
Dự thi bộ môn Kịch do Sở Thương binh lao động tỉnh An Giang tổ chức (chủ đề: Phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em) - giải Ba
vTrường trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Khối lớp 12 – Niên khóa 2013-2014
Danh hiệu học sinh giỏi Sử cấp tỉnh - giải Nhì
Tốt nghiệp trung học phổ thông - Thủ khoa môn Sử
Hiện đang học năm thứ Nhất trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
94. ĐẶNG TRẦN QUỲNH ANH
Là con thứ hai của thầy Đặng Phước Hiền giáo viên dạy Hóa trường trung học cơ sở Hội An.
Sinh năm 1996 tại khu vực UBND xã, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2006-2007
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Phi Phượng
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
Học sinh Danh dự toàn trường
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2010-2011: Học sinh giỏi cấp tỉnh tiếng Anh (giải Ba).
Hiện đang học năm thứ nhất (2014-2015) Trường Đại học Nguyễn Tất Thành thành phố Hồ Chí Minh.
96. LÂM SƠN KIM CHÂU
Là con thứ tư của Lâm Hữu Sơn – Bí thư xã Hội An.
Sinh năm 1996 tại khu vực vàm Kinh Cựu Hội, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 2), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Giải Lê Quý Đôn (do nhà trường tổ chức):
- Lớp 3 – niên học 2004-2005: Thám hoa.
- Lớp 4 – Niên khóa 2005-2006: Học sinh giỏi chăm sóc răng miệng cấp tỉnh (giải Khuyến khích).
- Lớp 5 – niên học 2006-2007:
Chủ nhiệm lớp: Cô Trần Thị Bạch Huệ
Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
Học sinh Danh dự toàn trường
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2010-2011: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa lý thuyết (giải Nhì).
Học sinh xuất sắc.
Học sinh giỏi nhất khối.
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Lớp 10 – niên học 2011-2012: Học sinh giỏi nhất khối.
Hiện đang học năm thứ nhất (2014-2015) khoa Dược Trường Đại học Võ Trường Toản tỉnh Hậu Giang.
97. TRẦN MINH CƯỜNG
Sinh năm 1997 tại Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Giải Lê Quý Đôn (do nhà trường tổ chức):
Lớp 3 – niên học 2005-2006: Thám hoa.
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Anh văn (giải Nhì).
Học lớp 12 Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng niên khóa 2014-2015.
98. TRỊNH ANH KHOA
Là con của thầy Trịnh Văn Dũng – cựu giáo viên Trường Tiểu học “A” Hội An.
Sinh năm 1997 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi.
(Niên học 2007-2008 huyện và tỉnh không tổ chức thi học sinh giỏi khối lớp 5).
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2011-2012: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa lý thuyết (giải Nhất); môn Hóa thực hành (giải Nhì).
Hiện đang học lớp 12 Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng niên học 2014-2015.
99. TRỊNH NGỌC LINH
Sinh năm 1997 tại ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi.
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2011-2012: Học sinh giỏi cấp tỉnh tiếng Anh (giải Nhì).
Học lớp 12 Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng niên học 2014-2015.
100. ĐOÀN TUẤN QUỐC
Sinh năm 1997 tại ấp An Quới, xã Hội An Đông, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi.
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2011-2012: Học sinh giỏi cấp tỉnh
- Môn Vật lý lý thuyết (giải Nhất).
- Môn Vật lý thực hành (giải Nhất).
Hiện đang học lớp 12 Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng niên 2014-2015.
101. VĂNG THỊ NGỌC TRÂM
Sinh năm 1997 tại ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi.
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2011-2012
Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa lý thuyết (giải Ba).
Dự thi Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh môn Đá cầu
- Đôi nữ: Huy chương Vàng.
- Đôi nam nữ: Huy chương Vàng.
vTrường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng
Lớp 11 – niên học 2013-2014
Dự thi Đại hội thể dục thể thao cấp tỉnh môn Đá cầu:
- Đơn nữ: Huy chương Đồng.
- Đôi nữ: Huy chương Đồng.
Dự thi Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh môn Đá cầu:
- Đơn nữ: Huy chương Bạc.
- Đôi nữ: Huy chương Vàng.
Học lớp 12 Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng niên học 2014-2015.
102. PHAN THỊ MỸ KIM
Sinh năm 1998 tại khu vực Đường Đấp thuộc ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2008-2009
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Cẩm Thoa
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhất).
Hiện đang học lớp 11 (niên học 2014-2015) tại Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng.
103. NGUYỄN VĨNH PHÚ
Là con của thầy Nguyễn Thiện Tồn – giáo viên dạy môn Sinh Trường PTCS Hội An và cô Nguyễn Trần Bảo Hạnh – giáo viên Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học “A” Hội An.
Sinh năm 1998 tại ấp Thị (nay là ấp Thị 2), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh giỏi.
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2012-2013: Học sinh giỏi cấp tỉnh môn tiếng Anh (giải Ba).
Hiện đang học lớp 11 (2014-2014) Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng.
104. HUỲNH THỊ KIỀU THU
Là học sinh vượt khó học giỏi. Sinh năm 1998, tại ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – Niên khóa 2008-2009
Chủ nhiệm lớp: Cô Hứa Thị Ngọc Sương
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhì).
(Do hoàn cảnh nghèo, lại đau yếu thường xuyên nên đã tạm nghỉ học 1 năm)
Hiện đang học lớp 10 (2014-2015) Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng.
105. NGUYỄN PHƯƠNG ANH
Là con của cô Nguyễn Thị Nga – giáo viên dạy môn Giáo dục công dân Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng.
Sinh năm 1999 gần đình Hội An, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 2), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
- Giải Lê Quý Đôn (do nhà trường tổ chức)
Lớp 5 – niên học 2009-2010
Chủ nhiệm lớp: Cô Trần Thị Bạch Huệ
Danh hiệu: Trạng Nguyên
- Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhất).
Hiện đang học lớp 10 (2014-2015) Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng.
106. QUÁCH VIỄN CHÍ
Gốc người Hẹ (Trung Quốc). Sinh năm 1999 tại khu vực đình Hội An, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 2), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
- Giải Lê Quý Đôn (do nhà trường tổ chức):
Lớp 5 – niên học 2009-2010.
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Phi Phượng
Danh hiệu: Trạng nguyên.
- Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhất).
Hiện đang học lớp 10 (2014-2015) Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng.
107. TRẦN TIẾN ĐẠT
Là con của thầy Trần Văn Tổng – giáo viên dạy Trường Tiểu học Mỹ An Hưng “A” và cô Trần Thị Hồng Yến – Hiệu phó Trường tiểu học “A” Hội An.
Sinh năm 1999 tại ấp An Bình, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
- Giải Lê Quý Đôn (do nhà trường tổ chức):
Lớp 5 – niên học 2009-2010
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Cẩm Thoa
Danh hiệu: Trạng nguyên.
- Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhất).
- Học sinh Danh dự toàn trường.
Hiện đang học lớp 10 (2014-2015) Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng.
108. LÊ HOÀNG NHÂN
Sinh năm 1999 tại khu vực Đường Đấp thuộc ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường tiểu học “A” Hội An
- Giải Lê Quý Đôn (do nhà trường tổ chức):
Lớp 5 – niên học 2009-2010
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Phi Phượng
Danh hiệu: Trạng nguyên.
- Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhất).
Hiện đang học lớp 10 (2014-2015) Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng.
109. LÊ HUỲNH NHƯ
Sinh năm 1999 tại ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2009-2010
Chủ nhiệm lớp: Cô Hứa Thị Ngọc Sương
- Giải Lê Quý Đôn (do nhà trường tổ chức): Trạng nguyên.
- Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
Hiện đang học lớp 10 (2014-2015) Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng.
110. NGUYỄN MINH NHỰT
Sinh năm 1999 tại ấp An Quới, xã Hội An Đông, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
- Giải Lê Quý Đôn (do nhà trường tổ chức):
Lớp 5 – Niên khóa 2009-2010
Chủ nhiệm lớp: Cô Hứa Thị Ngọc Sương
Danh hiệu: Trạng nguyên.
- Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhì).
Hiện đang học lớp 10 (2014-2015) Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng.
111. NGUYỄN NGỌC HÀ PHƯƠNG
Sinh năm 1999 tại ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Học sinh khá.
vTrường Trung học cơ sở Hội An
Lớp 9 – niên học 2013-2014
thi Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh môn Bóng bàn
- Đơn nữ: Huy chương Vàng.
- Đôi nam nữ: Huy chương Bạc.
Hiện đang học lớp 10 (2014-2015) Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng.
112. NGUYỄN PHAN MAI QUỲNH
Là con của Bác sĩ Nguyễn Thụy Nhân.
Sinh năm 1999 tại ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
- Giải Lê Quý Đôn (do nhà trường tổ chức):
Lớp 5 – niên học 2009-2010
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Cẩm Thoa
Danh hiệu: Trạng nguyên.
- Học sinh giỏi cấp tỉnh hạng Nhất.
vTrường Trung học cơ sở Hội An
- Lớp 9 – niên học 2013-2014
Học sinh giỏi cấp tỉnh môn tiếng Anh (giải Nhì); môn tiếng Anh trên mạng (giải Nhất).
- Học sinh giỏi toàn quốc môn tiếng Anh (giải Khuyến khích).
Hiện đang học lớp 10 (2014-2015) Trường Trung học phổ thông chuyên Thoại Ngọc Hầu.
113. NGUYỄN MINH TRÍ
Là con của cựu bí thư xã Hội An Đông Nguyễn Minh Thành. Sinh năm 1999, tại vàm mương Hội Đồng, thuộc ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
- Giải Lê Quý Đôn (do nhà trường tổ chức):
Lớp 5 – niên học 2009-2010
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Phi Phượng
Danh hiệu: Trạng nguyên.
- Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
Hiện đang học lớp 10 (2014-2015) Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng.
114. TẠ NGUYỄN KIM XUÂN
Là con thứ hai của cô Nguyễn Kim Mai – giáo viên Trường Tiểu học “A” Hội An. Sinh năm 1999, tại ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
- Giải Lê Quý Đôn (do nhà trường tổ chức):
Lớp 5 – niên học 2009-2010
Chủ nhiệm lớp: Cô Hứa Thị Ngọc Sương
Danh hiệu: Trạng nguyên.
- Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhất).
- Danh hiệu học sinh xuất sắc
Hiện đang học lớp 10 (2014-2015) Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng.
115. HUỲNH HỮU AN
Sinh năm 2000 tại khu vực trạm Y tế, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2010-2011
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Phi Phượng
Danh hiệu: Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhì).
Hiện đang học lớp 9 (Trường Trung học cơ sở Hội An (2014-2015).
116. TRẦN QUỐC KHÁNH
Là con thứ ba của thầy Trần Văn Tùng – giáo viên trường tiểu học “C” Hội An.
Sinh năm 2000 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2010-2011
Chủ nhiệm lớp: Cô Trần Thị Bạch Huệ
Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Khuyến khích).
Hiện đang học lớp 9 Trường Trung học cơ sở Hội An (2014-2015).
117. PHƯƠNG THỊ TRÚC LINH
Sinh năm 2000 tại khu vực Đường Đấp thuộc ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2010-2011
Chủ nhiệm lớp: Cô Hứa Thị Ngọc Sương
Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
vTrường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi thành phố Long Xuyên
Lớp 8A13: hạng Nhất
Hiện đang học lớp 9 Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi thành phố Long Xuyên (2014-2015).
118. LÝ MỸ NA
Sinh năm 2000 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2010-2011
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Phi Phượng
Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhì).
Hiện đang học lớp 9 tại Trường Trung học cơ sở Hội An (2014-2015).
119. NGUYỄN ÁNH NHƯ
Sinh năm 2000 tại khu vực mương Hành Chánh Của, thuộc ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2010-2011
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Cẩm Thoa
Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhì).
Hiện đang học lớp 9 tại Trường Phổ thông cơ sở Hội An (2014-2015).
120. PHẠM THỊ THU NGÂN
Sinh năm 2000 tại vàm Kinh Cựu Hội thuộc ấp An Phú, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2010-2011
Chủ nhiệm lớp: Thầy Nguyễn Thành Lô
Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
Hiện đang học lớp 9 tại Trường Trung học cơ sở Hội An (2014-2015).
121. LÊ NGỌC QUÝ
Sinh năm 2000 tại khu vực Đường Đấp thuộc ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2010-2011
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Hồng Duyên
Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
Hiện đang học lớp 9 tại Trường Trung học cơ sở Hội An (2014-2015).
122. NGUYỄN THĨNH
Là cháu nội của thầy Nguyễn Văn Na – cố Hiệu trưởng Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”.
Sinh năm 2000 tại ấp An Bình, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2010-2011
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Cẩm Thoa
Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
Hiện đang học lớp 9 tại Trường Trung học cơ sở Hội An (2014-2015).
123. HUỲNH THỊ KIM TỎ
Sinh năm 2000 tại khu vực trạm Y tế, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2010-2011
Chủ nhiệm lớp: Cô Hứa Thị Ngọc Sương
Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhì).
Học sinh danh dự toàn trường.
Hiện đang học lớp 9 tại Trường Trung học cơ sở Hội An (2014-2015).
124. TRỊNH THỊ NGỌC TRÂN
Sinh năm 2000 tại ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2010-2011
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Phi Phượng
Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhì).
Hiện đang học lớp 9 tại Trường Trung học cơ sở Hội An (2014-2015).
125. PHAN BẢO TUYỀN
Sinh năm 2000 tại ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2010-2011
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Hồng Duyên
Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
Hiện đang học lớp 9 tại Trường Trung học cơ sở Hội An (2014-2015).
126. LÊ THỊ THU UYÊN
Sinh năm 2000 tại ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng “A”, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2010-2011
Chủ nhiệm lớp: Cô Hứa Thị Ngọc Sương
Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
Hiện đang học lớp 9 tại Trường Trung học cơ sở Hội An (2014-2015).
127. TRƯƠNG THỊ TƯỜNG VI
Là con của thầy Trương Thanh Tuấn và cô Phù Thiên Hoàng Lan – giáo viên Trường Tiểu học “A” Hội An.
Sinh năm 2000 gần vàm rạch Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 4 – niên học 2009-2010: Hạng Nhất khối, được đặc cách danh hiệu Trạng nguyên – Giải Lê Quý Đôn.
Lớp 5 – niên học 2010-2011
Chủ nhiệm lớp: Cô Hứa Thị Ngọc Sương
Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhất).
Học sinh xuất sắc.
Hiện đang học lớp 9 tại Trường Trung học cơ sở Hội An (2014-2015).
128. ĐẶNG HỮU ĐỨC
Là con thứ ba của thầy Đặng Phước Hiền – giáo viên dạy môn Hóa Trường Trung học cơ sở Hội An.
Sinh năm 2001 tại khu vực UBND xã, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 3 – niên học 2009-2010: Hạng Nhất khối, được đặc cách danh hiệu Trạng nguyên – Giải Lê Quý Đôn.
Lớp 5 – niên học 2011-2012
Chủ nhiệm lớp: Cô Hứa Thị Ngọc Sương
Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhì).
Danh hiệu học sinh xuất sắc
Hiện đang học lớp 8 tại Trường Trung học cơ sở Hội An (2014-2015).
129. NGUYỄN NGỌC LINDA
Sinh năm 2001 ấp An Quới, xã Hội An Đông, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2011-2012
Chủ nhiệm lớp: Cô Trần Thị Bạch Huệ
Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Khuyến khích).
Hiện đang học lớp 8 tại Trường Trung học cơ sở Hội An (2014-2015).
130. PHAN LÂM MINH MINH
Sinh năm 2001 tại ấp Thị (nay là ấp Thị 2), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2011-2012
Chủ nhiệm lớp: Cô Trần Thị Bạch Huệ
Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
Hiện đang học lớp 8 tại Trường Trung học cơ sở Hội An (2014-2015).
131. LÊ THỊ THU THẢO
Sinh năm 2001 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2011-2012
Chủ nhiệm lớp: Cô Hứa Thị Ngọc Sương
Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
Học sinh Danh dự toàn trường.
Hiện đang học lớp 8 tại Trường Trung học cơ sở Hội An (2014-2015).
132. TRẦN PHƯỚC TOÀN
Sinh năm 2001 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2011-2012
Giáo viên phụ trách: Thầy Thái Văn Sơn
Dự thi Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh môn Bóng bàn:
- Đơn nam: Huy chương Vàng.
- Đôi nam: Huy chương Vàng.
Hiện đang học lớp 8 tại Trường Trung học cơ sở Hội An (2014-2015).
133. ĐẶNG HỒNG QUANG
Là con thứ hai của thầy Đặng Hồng Khoa – giáo viên dạy tiếng Anh Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng và cô Trương Thị Mật Em – giáo viên dạy tiếng Anh Trường Trung học cơ sở Hội An.
Sinh năm 2002 tại ấp An Quới, xã Hội An Đông, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2012-2013
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Cẩm Thoa
Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
Học sinh Danh dự toàn trường.
Hiện đang học lớp 7 tại Trường Trung học cơ sở Hội An (2014-2015).
134. HUỲNH THANH THIÊN
Sinh năm 2002 tại ấp Bình Tấn, xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2011-2012
Giáo viên phụ trách: Thầy Thái Văn Sơn
Dự thi Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh môn Bóng bàn đạt thành tích:
- Đơn nam: Huy chương Bạc.
- Đôi nam: Huy chương Vàng.
Hiện đang học lớp 7 tại Trường Trung học cơ sở Hội An (2014-2015).
135. TRƯƠNG THỊ BẢO TRÂN
Là con thứ ba của cô Ngô Thị Hồng – giáo viên dạy môn Sinh Trường Trung học cơ sở Hội An.
Sinh năm 2002 tại ấp An Quới, xã Hội An Đông, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 2 – niên học 2009-2010: Hạng nhất khối, được đặc cách danh hiệu Trạng nguyên – Giải Lê Quý Đôn.
Lớp 5 – niên học 2012-2013
Chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Thị Hồng Duyên
Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhì).
Học sinh xuất sắc.
Hiện đang học lớp 7 tại Trường Trung học cơ sở Hội An (niên khóa 2014-2015).
136. CHÂU HOÀNG LÊ HUYÊN
Là con của cô Trần Lữ Tuyết Lê – giáo viên Trường Tiểu học “A” Hội An.
Sinh năm 2003, tại khu vực Đường Đấp thuộc ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2013-2014
Chủ nhiệm lớp: Cô Võ Thị Kim Lợi
Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Nhì).
Hiện đang học lớp 6 tại Trường Trung học cơ sở Hội An (2014-2015).
Danh hiệu học sinh Danh dự toàn trường (niên học này không có danh hiệu Học sinh xuất sắc).
137. NGUYỄN TRÍ THÔNG
Là con của thầy Nguyễn Thành Bửu Trí – giáo viên dạy điểm phụ Mương Bà Kỷ Trường Tiểu học “A” Hội An..
Sinh năm 2003 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2013-2014
Giáo viên phụ trách: Thầy Thái Văn Sơn
Dự thi Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh môn Bóng bàn:
- Đơn nam: Huy chương Vàng.
- Đôi nam: Huy chương Vàng.
Hiện đang học lớp 6 tại Trường Trung học cơ sở Hội An (niên khóa 2014-2015).
138. NGUYỄN THỊ THÁI TRÂN
Là con của thầy Nguyễn Thành Công – giáo viên Trường Tiểu học Hội An Đông.
Sinh năm 2003 tại ấp An Quới, xã Hội An Đông, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2013-2014
Chủ nhiệm lớp: Cô Võ Thị Kim Lợi
Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
Hiện đang học lớp 6 tại Trường Trung học cơ sở Hội An (2014-2015).
139. NGUYỄN XUÂN TƯỜNG
Sinh năm 2003 tại khu vực mương Hội Đồng, thuộc ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2013-2014
Chủ nhiệm lớp: Cô Võ Thị Kim Lợi
Học sinh giỏi cấp tỉnh (giải Ba).
Hiện đang học lớp 6 tại Trường Trung học cơ sở Hội An (2014-2015).
140. TẠ TRUNG NAM
Sinh năm 2004 tại chợ Cái Tàu Thượng, thuộc ấp Thị (nay là ấp Thị 1), xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 4 – niên học 2013-2014
Giáo viên phụ trách: Thầy Thái Văn Sơn
Dự thi Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh môn Bóng bàn:
- Đôi nam: Huy chương Vàng.
- Đôi nam nữ: Huy chương Bạc.
Hiện đang học lớp 5 tại Trường Tiểu học “A” Hội An (2014-2015).
141. TRẦN BẢO TRÂM
Là con của Thiếu tá Trần Ngô Bảo Long – Bộ đội biên phòng tỉnh An Giang và cô Trần Thị Thảo Duyên dạy tiếng Anh Trường Trung học cơ sở Hội An.
Sinh năm 2004 tại Mương Hội Đồng thuộc ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
vTrường Tiểu học “A” Hội An
Lớp 5 – niên học 2014-2015
Chủ nhiệm lớp: Cô Võ Thị Kim Lợi.
Học sinh Danh dự toàn trường (năm học này không có danh hiệu học sinh Xuất sắc).
- Tham dự Hội thi “Thiếu nhi tuyên truyền giới thiệu sách” cấp tỉnh: Giải Ba.
- Danh hiệu “Đội viên xuất sắc cấp tỉnh”.
* * *
CHÚ THÍCH
(1) Khoa thi được lấy làm 2 hạng, hạng Cử nhân được chọn làm quan, được tiếp tục thi Hội. Đỗ đầu Cử nhân gọi là Thủ khoa hay Giải nguyên. Kỳ thi Hương được chấm đậu Tú tài thì không được bổ làm quan, thường trở về làng làm thầy dạy học.
(2) Hương bộ: Hương chức chuyên coi giữ sổ sách của làng.
(3) Ông Nguyễn Văn Quế do có tật cà lăm nên người đời gọi sau lưng là “ông Cà”.
(4) Đại đội 11 thuộc lực lượng của ông Trần Văn Soái (Năm Lửa) – trung tướng quân đội Hòa Hảo. Tuy là đại đội nhưng có đến 36 trung đội, gấp 12 lần đại đội bình thường.
(5) Trụ sở của đại đội 11 tọa lạc tại đầu chợ Cái Tàu Thượng nên trường học ở xã Hội An là điểm chính. Hai điểm phụ tại:
- Vàm Mương Chùa (Hội An Đông) có các thầy: Lê Công Triều, Hà Văn Dự (Mười Tây) và Ông Kim Long.
- Chợ Mương Kinh (Hội An Đông) có các thầy cô: Phạm Văn Bỉnh, Lê Quan Thiều (thầy giáo Bo) và cô Lê Thị Cưu (cô giáo Hòn).
(6) Tham thần: Nhiều Hương cả bầu chọn Đại hương cả. Đại hương cả phải phấn đấu tạo nhiều phúc lợi cho địa phương mới được làm Kế hiền.
(7) Hương cả: Hương chức đứng đầu trong Ban hội tề để lãnh đạo làng.
(8) Tổng An Bình thời Pháp thuộc gồm có các làng: Tân Phước, Tân Đức, Phú Xuân, Mỹ Hưng và Bình Đức Đông. Kể từ năm 1956 đến năm 1964, tổng An Bình gồm có 5 xã: Mỹ Luông, Hội An, Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân. (Trụ sở của tổng An Bình tọa lạc tại chợ Mỹ Luông).
(9) Lớp luyện thi đệ thất.
(10) Cầu mang tên ông Trần Thanh Trị. Sinh khoảng năm 1810, tại thôn Tân Phước, tổng An Toàn, huyện Đông Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang (nay là ấp Bình Tấn, xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Theo truyền khẩu, ông là chủ trại mộc lớn nhất của xứ cù lao Giêng, chuyên đóng xuồng, ghe và hòm, tọa lạc ngang vàm rạch Cái Tàu Thượng.
Do trại mộc của ông có nuôi cơm cho thợ nên đến giờ ăn, người nhà của ông phải đánh trống gọi thợ.
Cầu ván bắc ngang khai long để qua trại mộc của ông được mọi người gọi là cầu Trại Trị. (nay đúc bê-tông).
(11) Quản lý việc dạy và học trong toàn xã.
(12) Theo qui định, tạm hoãn thi hành quân dịch vì những lý do như sau: Sức khỏe, gia cảnh, học vấn, sắc tộc, công tác chuyên môn. Riêng về tu sĩ, những người có thương tật ảnh hưởng đến tác chiến được miễn dịch.
(13) Thành lập vào năm 1971 do ngân sách địa phương và sự đóng góp của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo.
(14) Từ khi tỉnh Sa Đéc trở thành một quận của tỉnh Vĩnh Long thì 3 ấp An Thái, An Ninh và An Bình nhập lại thành 1 ấp có tên là Thái Ninh Bình. Đến năm 1973 trở lại như cũ. Hiện nay tổng diện tích của 3 ấp này là xã Mỹ An Hưng “A”.
(15) Tài liệu này chỉ ghi gốc người Hoa tính từ đời ông nội và cha (không kể nhiều đời trước).
(16) Hội đồng quản hạt: Chức danh đại biểu nhân dân (ở mỗi cấp, có trách nhiệm giám sát và đôn đốc chánh quyền ngang cấp và cấp dưới. Khác với Hội đồng địa hạt (chỉ là đại biểu danh dự).
(17) Từ thời Pháp thuộc cho đến thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, Hôn thú và Khai sanh có ghi rõ “Vợ chánh” hay “Vợ thứ”.
(18) Cô Trần Hạnh Châu là bạn học cùng khóa với cô Lê Ngọc Ảnh – cựu giáo viên của trường. Cô Hạnh Châu dạy học ở Kiến An (Chợ Mới, An Giang). Năm 1978, cha mẹ cô đều qua đời. Hai năm sau, cô xuất gia, pháp danh là Hạnh Giác.
(19) Tỉnh Long Châu Sa: Gồm các quận: Chợ Mới (tỉnh Long Xuyên), Tân Châu (tỉnh Châu Đốc), Lai Vung (tỉnh Sa Đéc).
(20) Hương sư: Chức vụ đứng sau Hương cả và Hương chủ trong Ban hội tề.
(21) Từ năm 1950 trở về trước, đàn ông đa phần đều hút thuốc lá, đàn bà thì ăn trầu xỉa thuốc. Do vậy đã có nghề xắt lá thuốc (thường gọi là “thợ xắt thuốc”).
(22) Thời Pháp thuộc gọi tên tiếng Việt là Trường Nữ trung học Áo tím. Đến đời Tổng thống Ngô Đình Diệm đến năm 1974 được đổi tên là Trường Nữ trung học Gia Long. Sau ngày thống nhất đất nước, trường được mang tên Nguyễn Thị Minh Khai (nam nữ học chung).
(23) Một bộ tộc của Trung Hoa đa phần chuyên về thuốc Bắc.
(24) Hương hào: Người có uy tín ở trong làng được chọn vào làm thành viên Ban hội tề.
(25) Kế hiền: Nhiều vị Hương cả mãn nhiệm để bần chọn Đại Hương cả. Khi đã làm Đại Hương cả thì phải làm nhiều phúc lợi cho dân mới được tôn vinh là Kế hiền. Tột đỉnh của Kế hiền lả Tham thần (Kế hiền và Tham thần được gọi là Lão làng).
(26) Chủ sự Phòng Hoạt vụ: Trưởng của một Ban (trực thuộc Tổng nha Cảnh sát), có trách nhiệm lo đôn đốc, nhắc nhở các cấp thừa hành phải hoàn thành nhiệm vụ.
(27) Năm 1927, nhân dịp cất mới miếu thờ Bảy Bà ở đầu chợ Cái Tàu Thượng. Ông Kế hiền Lê Thành Sang đã cất 5 căn phố tại chợ Cái Tàu Thượng để cho thầy cô giáo ở xa thuê.
(28) Bệnh viện Ngô Quyền: Tọa lạc tại đường Ngô Quyền thuộc quận 5 Sài Gòn. Đây là bệnh viện trung ương của chính quyền Sài Gòn chuyên trị bệnh lao cho quân đội (Quân y viện), nay đã phá bỏ.
(29) Sau khi Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống, ông đã quân phiệt nền hành chánh, từ cấp quận phải thấp nhất là Trung úy Quận trưởng, cấp tỉnh là Thiếu tá Tỉnh trưởng. Cấp phó thì phải xuất thân từ Học viện Quốc gia hành chánh.
(30) Việt Nam Cộng hòa theo cơ cấu của Hoa kỳ nên có lưỡng viện Quốc hội là:
- Thượng Nghị viện: Đại biểu gọi là Thượng nghị sĩ.
- Hạ Nghị viện: Đại biểu gọi là Dân biểu.
(31) Đinh Trần Giang Hương và Đỗ Hải An học cùng lớp, cùng dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Do số điểm của Giang Hương vượt trên qui định về thứ hạng nên Đỗ Hải An đạt giải Nhất; Đinh Trần Giang Hương điểm cao hơn nên Ban tổ chức đặc cách Thủ khoa./.
PHỤ LỤC
BÀI VÈ CHÁY CHỢ CÁI TÀU THƯỢNG
(Thầy Bùi Xuân Hòa cảm tác năm 1888)
1. Khoanh tay thở vắn, chắc lưỡi than dài.
2. Mậu Tý niên, trong tháng mười hai
3. Quý Đông ngoạt, nhằm ngày hăm bốn.
4. Nhà Thị Lánh lễ đưa ông Bổn
5. Đốt pháo rơi cháy hết phố phường
6. Thấy cuộc đời thêm thảm thêm thương.
7. Nhìn sự thế, ngán Đời quá ngắn
8. Nhà Năm Quắn cột rường tiêu tán.
9. Nát chữ vàng đã hóa ra tro
10. Lầu Bảy Sênh sự nghiệp rất to
11. Thương người ngọc nằm trong đống lửa
12. Bởi chắc ý, lên lầu đóng cửa.
13. Vận khiến hư xuống đất bỏ nhà
14. Thợ lỗ Ban rày đã ra ma
15. Còn đâu nữa chạm dơi, chạm trĩ.
16. Giàu Thạch Thị nay đà hóa quỉ
17. Đã rồi đời làm Cách làm Kiêu
18. Dường như Miên Chúa đốt nhà thiêu
19. Ví chẳng khác Trụ Vương lên giàn hỏa
20. Người nhà lá cháy đà tan rã
21. Hớn hở thay, ghe lá đua chen
22. Bợm sĩ hành cháy đã tan tành
23. Tức tối mấy ghe hàng lơ láo
24. Người thương phát gạo, kẻ tưởng cho tre
25. Bảy ngày xuân tiếng pháo vắng hoe
26. Ba bữa tết hơi hương lạnh ngắt
27. Đến khi lửa tắt, thấy những tro tàn
28. Bợm bắt heo tỏ đến mặt quan
29. Tay ôm gối chán chường Cai tổng
30. Gò lũng đoạn trống trơ trống lổng
31. Chốn thị thiềng sạch bách sạch trơn
32. Miễu Bảy Bà trơ trọi giữa càn khôn
33. Nhà Sáu hái trẻn tràng trong võ trụ
34. Phước đức mấy một nhà thầy Hữu
35. May mắn thay cái phố Bang Cương
36. Thương là thương thầy Lưỡng, thầy Dương
37. Cám là cám Bộ Miên, Bộ Quế
38. Hỏa hạng quan dầu tha thuế
39. Thân bần đây ai lại thương cho
40. Ngán ngẫm thay ông xã rủi ro
41. Mới ban ấn chợ kia liền cháy
42. Bát ngát mấy thầy Hương tức tối
43. Mới lãnh bằng lầu nọ bị thiêu
44. Tiệm Quảng Xương hàng hóa tiêu điều
45. Phường thuốc Bắc – Quế, Sâm cháy nát
46. Lửa cháy lan một lát
47. Của chẳng biết mấy muôn
48. Chệt nhộn nhàng nước mắt đượm tuôn
49. Dân xao xuyến chơn mày lửa cháy
50. Lộn lạo kẻ khôn người dại
51. Xô bồ dân Việt khách Ngô
52. Người khi không chạy đến giựt đồ
53. Kẻ bị lửa bỗng liền mất của
54. Cháy không còn chiếc đũa
55. May đâu cuốn được cái mùng
56. Nhà biện Ngưu, hia Mãn nói khôn cùng
57. Phố hương Hạc, bang Giàu nên quá tiếc
58. Bởi vì ai tắc nghiệt
59. Mua cân già lại bán cân non
60. Tại mấy đứa vô nghì
61. Tráo thước đủ lại đo thước thiếu
62. Vậy nên nỗi hiệu Thiên phát điếu
63. Bởi khiến nên ngọc thạch khu phần
64. Phố trăm căn lửa cháy phừng phừng
65. Trời năm thức khói bay mịt mịt
66. Chớ rằng:
67. Mỗ thổi lông tìm vết
68. Bởi vì ai vẽ rắn thêm chưn
69. Thấy cuộc đời ta dửng dừng dưng
70. Thôi cất bút nói làm chi nữa
71. Nghe quan trên dạy sửa
72. Dân dưới đã an bài
73. Một hai ngày tình cũ đã phai
74. Ta sắp tính phố phường lập lại
75. Xin dân làng đừng có ngại
76. Lập cơ đồ dốc để trăm năm
77. Lạy trời Nam ơn bủa vững bền
78. Xin chúng dân no đủ
79. Chợ Cái Tàu trăm năm qui củ
80. Làng Hội An muôn thuở vững bền.
Bài vè này do thầy Nguyễn Văn Na chuyển từ bản văn chữ Nôm có sự trợ giúp của thầy Bảy Cao (danh Nho ở xã Hội An) và thầy Sáu Ninh (Đông y sĩ), sao chép xong vào năm 1961.
GIẢI NGHĨA CHỮ HÁN HOẶC NÔM
- Câu 3. Quý Đông ngoạt: Tháng thứ 3 của tiết mùa đông (tức tháng 12 âm lịch).
- Câu 4. Thị Lánh là bà Ông Thoại Lan; ông Bổn: vị thần, gọi theo tục người Việt là ông Táo.
- Câu 8. Ông Năm Quắn: Tên chữ Việt là ông Ông Vạn Quảng.
- Câu 10. Bảy Sênh: tức ông Ông Trường Thanh, cha đẻ của bà Ông Thoại Lan.
- Câu 16. Thạch Thị: Chủ tiệm buôn ở chợ Cái Tàu Thượng, gốc Khmer có tánh kiêu căng.
- Câu 22. Bợm sĩ hành: châm biếm người dốt mà hay nói chữ Nho.
- Câu 29. Cai tổng: Chánh tổng. Tổng gồm một số xã.
- Câu 30. Gò lũng đoạn: sân chợ.
- Câu 32. Miếu Bảy Bà: Vị trí miếu phía sau những ki-ốt đầu chợ ngày nay.
- Câu 33. Sáu Hái: tức ông Ông Trường Hải.
- Câu 35. Bang Cương (Tạ Đại Cung) cai quản cộng đồng người Hoa ở một khu vực (địa phương).
- Câu 36. Thầy Lưỡng, thầy Dương: 2 thầy có tiếng văn hay thời bấy giờ.
- Câu 37. Bộ Miên, bộ Quế: 2 ông hương chức tân và cựu làm Hương bộ (cháu nội là Huỳnh Ngọc Ấn hiện ngụ đầu cầu ván phía bờ Mỹ An Hương.
- Câu 38. Hoả hạng: Thời Pháp thuộc có chữ Patente là thuế môn bài.
- Câu 40. Ông Xã rủi ro: Vừa được chọn làm Xã trưởng, mới lãnh tờ cử thì bị cháy.
- Câu 44. Tiệm buôn hiệu Quảng Xương bán thuốc Bắc.
- Câu 48. Chệt: Gọi chung người Hoa sang Việt Nam làm ăn sinh sống.
- Câu 51. Ngô: Ám chỉ người Hoa.
- Câu 56. Biện Ngưu: Thơ ký Ngưu; hia Mãn: anh Mãn (“hia” tiếng Triều Châu là “anh”).
- Câu 58. Phố Hương Hạc: Nhà 1 hương chức có tên là Hạc.
- Câu 59. Tắc nghiệt: Gây việc ác.
- Câu 62. Hiệu Thiên phát điếu: ý nói làm việc ác mới gặp quả bị cháy tiêu hết sản nghiệp.
- Câu 63. Ngọc thạch khu phần: Của quý giá như kim cương, cẩm thạch, vàng bạc bị lửa cháy thành một khối lộn xộn.
- Câu 67. Mỗ: tiếng xưng “ta đây” (người có tư thế).
(Phần trích dẫn tên người và giải nghĩa chữ Hán Nôm là thủ bút của thầy Nguyễn Văn Na – cố Hiệu trưởng Trường Tiểu học cộng đồng Hội An “A”, hoàn chỉnh vào năm 1989).
_________
MỘT NĂM LÀM HIỆU TRƯỞNG
(Trích Hồi ký ĐƯỜNG ĐỜI – NGUYỄN KIM NƯƠNG)
Đầu tháng 8/1978, tôi nhận được Quyết định bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường PTCS “A” Hội An. Thật quá bất ngờ! Bởi tôi mới bắt đầu nhận nhiệm sở ở Trường Cấp II Hội An từ tháng 12 năm 1976, dạy môn Văn mới có 3 học kỳ, kinh nghiệm giảng dạy chưa được bao nhiêu nói chi đến kinh nghiệm quản lý! Gia đình lại rất đơn chiếc. Ba tôi bị suyễn ngày một nặng hơn, Má thì ốm yếu chỉ lo việc nội trợ, công việc đồng áng toàn thuê mướn người làm nên sau mùa rẫy tính ra thì từ huề vốn đến lỗ. Nợ nần day dưa mãi không trả hết được. Nguyện vọng khi ra trường được về quê là nhằm tiếp giúp gia đình, nay nếu nhận nhiệm vụ mới nặng nề như thế thì e việc trường không tốt mà việc nhà cũng chẳng xong.
Trường PTCS “A” Hội An bấy giờ gồm 3 điểm (1 điểm cấp II và 2 điểm cấp I). Giáo viên cấp II thì tuổi tác sàn sàn với mình (năm đó tôi 24 tuổi) hoặc lớn hơn chút đỉnh; ngại nhất là giáo viên cấp I, nhiều người lớn tuổi, có người là thầy của tôi ngày xưa.
Sau nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ, tôi quyết định lên Phòng Giáo dục năn nỉ để gởi lại quyết định, đề nghị Phòng chọn người khác làm Hiệu trưởng. Nhưng sau khi nghe lãnh đạo Phòng động viên, phân tích…, tôi đành mang quyết định trở về trường mà trong lòng ngổn ngang với biết bao nỗi lo.
Nguồn động viên lớn đối với tôi lúc bấy giờ là những thầy Hiệu phó: thầy Bắc phụ trách Chuyên môn cấp I, thầy Hiền phụ trách Chuyên môn cấp II, thầy Châu phụ trách Lao động và CSVC; ai cũng nhiệt tình và giỏi chuyên môn. Vì vậy, tôi tự động viên mình, dù phải quản lý một ngôi trường khá lớn (63 CB, GV & NV với gần 2.000 HS) nhưng chung quanh còn có nhiều người tài giỏi giúp sức.
Khoảng gần cuối tháng 8/1978, Ty Giáo dục triệu tập hiệu trưởng toàn tỉnh để triển khai nhiệm vụ năm học mới. “Ôm” một “đống” công việc mới toanh đi về trường, tôi liền lên một kế hoạch hoạt động trong tháng 9, tập trung nhất là lo cho công tác khai giảng năm học mới. Gần ngày khai giảng, tôi được tin có cô Ba Hoanh – Phó Trưởng ty Giáo dục An Giang - sang dự với trường, cả Ban giám hiệu ai cũng phấn khởi, tôi thì vừa mừng vừa lo. Trước hôm khai giảng, tôi họp các bộ phận để kiểm tra công tác chuẩn bị. Tất cả đều báo cáo với tôi là đã hoàn tất công việc chuẩn bị, vậy mà tối hôm đó tôi không ngủ được, suốt đêm cứ trăn trở, suy nghĩ xem còn việc gì chưa làm nữa không. Báo hại, sáng hôm sau tôi bị khàn tiếng, đọc diễn văn khai giảng nghe chẳng khí thế chút nào!
Ngày khai giảng năm học ấy (1978-1979) là 4/9, nhằm mùng 3 tháng 8 âm lịch. Đến rằm tháng 8, nước dâng lên ngập cả hành lang, phòng học của cả 3 điểm trường. Kế hoạch của tôi là ngay trong tuần lễ đầu tiên phải làm con đường phía sau trường cho sạch sẽ bị “phá sản”. Lệnh của Ty Giáo dục cho HS của nhiều trường trong tỉnh nghỉ học, trong đó có Trường PTCS “A” Hội An. Học sinh thì được nghỉ học, riêng BGH và giáo viên thì phải phân công luân phiên trực trường. Vậy là trường chỉ mới hoạt động được có 2 tuần lễ thì phải ngưng cùng với 90% trường học trong tỉnh.
Tôi rất lo lắng cho cơ sở vật chất của trường vì ngôi trường này đã được xây cất rất lâu. Hầu như ngày nào tôi cũng đến trường. Nhà tôi cách trường hơn 3 cây số. Sáng sớm, thay đồ xong là tôi ngồi đón xuồng ai đi chợ ngang qua thì quá giang. Qua được lộ đá thì xắn quần lội nước. Nước ngập sâu có chỗ khỏi gối. Đường đá lổm chổm khó đi, lại sợ sụp ổ gà. Trưa, tôi ở lại trường mua ổ bánh mì chan mỡ hành ăn cho qua bữa rồi chiều mới về nhà. Chuyến về thì tôi khỏi phải đợi xuồng để quá giang, lội nước ướt hết quần áo, nhưng không sao, tắm luôn mà! Thương cho thầy Huấn và thầy Tủ, hai thầy vẫn ăn ngủ trong Thư viện của nhà trường (vì trường không đủ chỗ ở cho các thầy). Một bữa, tôi vừa đến trường thì thấy hai thầy mặc quần đùi lom khom vớt những cuốn sách đang trôi lều bều trong sân trường. Các kệ sách đã được kê lên, đâu ngờ đến khuya nước dâng cao dữ vậy! Tôi áy náy hỏi các thầy cô có cực khổ lắm không, ai nấy đều cười tươi nói: “Đâu có gì chị! Nước ngập cá nhiều lắm, tụi tui câu cá rô, cá lòng tong ăn không hết”.
Phòng Giáo dục Chợ Mới mời các hiệu trưởng về họp để nắm tình hình nhằm chỉ đạo kịp thời trong việc đối phó với cơn lũ dữ. Đường sá ngập lụt, xe đò không chạy được, xe cá nhân (chủ yếu là xe đạp) cũng không chạy được vì nhiều đoạn đường bị sạt lở. Đi bộ ngang qua chỗ lộ lở phải nắm tay nhau thật chặt thành một đường dây mà trì kéo, không khéo rất dễ bị nước cuốn trôi xuống ruộng. Trong sổ công tác của tôi còn ghi lại một số thông tin trong buổi họp hôm đó: Tại thị xã Long Xuyên, nhiều đường phố bị ngập sâu, đi xuồng được. Trong toàn tỉnh có đến 5-6 vạn người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Đã có hơn 30 người bị chết đuối, phần lớn là trẻ em…Tôi ứa nước mắt, lo sợ không biết trong số các em bị chết đuối đó có học trò của mình hay không!
Thiên tai gây thiệt hại to lớn, địch họa kéo theo nhiều công tác cấp bách. Cuộc phản công của quân đội ta ở biên giới Tây Nam và cả trên đất Campuchia chống lại bọn Khmer đỏ dã man đã đặt ra cho lực lượng Đoàn TNCS HCM một nhiệm vụ hết sức nặng nề là phải tích cực góp phần bảo vệ lãnh thổ VN, bảo vệ người dân vô tội, kể cả nhân dân CPC thoát khỏi bàn tay diệt chủng của bọn Pôn Pốt. Tôi cùng với các đoàn viên TN của xã Hội An (trong đó có đoàn viên giáo viên) đi vận động nghĩa vụ quân sự. Có lần chúng tôi lội nước đến tận ấp An Thái, dân thương các cô giáo vất vả, họ nấu cơm mời chúng tôi ăn. Cực khổ nhưng hiệu quả công tác cao, chúng tôi rất vui vì Hội An năm nào cũng được khen là xã vượt chỉ tiêu về số thanh niên tòng quân. Giáo viên chúng tôi nhiều người được Huyện đội trưởng Huyện đội Chợ Mới tặng giấy khen.
Nước đã rút dần, Phòng Giáo dục mời các hiệu trưởng về họp trong 2 ngày 6 và 7/11. Trong buổi họp cuối cùng, các hiệu trưởng phải tính toán số gạch, đá, xi măng… trên cơ sở hư hao của trường mình để Phòng tập hợp báo cáo đề nghị tỉnh hỗ trợ. Tôi loay hoay mãi chẳng biết tính toán ra sao. Hồi đó, nghe điện thoại kêu đi họp là đi chứ tôi không hỏi xem cần phải chuẩn bị những gì, nên mới khổ đến thế! Mà hình như chẳng có vị hiệu trưởng nào biết yêu cầu đó của cấp trên mà chuẩn bị trước. Tuy nhiên, các anh có thực tế, có kinh nghiệm thì tính toán một hồi cũng ra các con số; riêng tôi, từ nhỏ đến lớn chỉ biết ăn và học, ra trường đi dạy có một năm rưỡi thì gặp “nạn” này, nên thua! Quay ra phía sau, tôi cầu cứu thầy Nghĩa – HT Trường PTCS “A” Long Kiến. Thầy Nghĩa nhiệt tình giúp. Thế là tôi cứ phỏng chừng hư hao bao nhiêu mét vuông, thầy tính cho tôi các con số vật liệu xây dựng.
Trở về trường tôi mừng lắm. Các công việc tái khai giảng bắt đầu. Vui nhất là thầy trò bơi xuồng đi dọc các con sông, rạch để phát loa thông báo cho học sinh trở lại trường.
Trường PTCS “A” Hội An “đóng cửa” gần 2 tháng. Thứ hai ngày 13 tháng 11 (13/10 âl), trường tái khai giảng. Mừng là không có HS nào bị chết đuối nhưng rất tội nghiệp cho học trò của tôi, chúng phải học tập trong những lớp học nhếch nhác, nền và tường bị lở lói, có chỗ kê bàn không được, phải chêm gạch mà bàn ghế vẫn nhúc nhích, rất khó viết bài, còn hành lang thì hư khoảng 80%. Tôi còn lo sợ mấy phòng học quá cũ kỹ, xuống cấp có thể bị sập bất cứ lúc nào vì vách tường đã bị mục bởi ngấm nước quá lâu. Mong từng ngày để được nhận vật tư về sửa chữa trường lớp.
Khoảng đầu tháng 12/1978, trường nhận được thông báo lên Mỹ Luông nhận vật tư. Thầy Châu phụ trách lên Mỹ Luông nhận được 60 bao xi măng và một số cây cột gỗ (hình như là cột tràm). Chỉ có thế! Không tiền, không cát, không đá… làm sao đây? Ban giám hiệu họp bàn tìm cách xoay sở: cát thì nhờ mấy lò đường trong xã đem ghe ra ngoài sông Tiền múc về; thợ xây thì thông báo xem trong phụ huynh HS ai biết làm hồ đề nghị đến giúp trường; còn đá, tìm đâu ra? Anh em nảy ra sáng kiến. Bấy giờ ngoài lộ, do nước ngập nên đá trải đường tróc lên, mình cho các em HS cấp II đẩy xe đi lượm những viên đá tróc này. Một anh trong BGH còn có thêm ý kiến độc đáo: nên cho các em nó thi đua, 4 khối lớp thi đua với nhau thì mới nhiều đá, mới đủ số mình cần. Tôi phân công: thầy Bắc lo khâu “thợ hồ”; thầy Châu lo khâu “cát” và bố trí lực lượng lao động; thầy Hiền chỉ huy HS đi lượm “đá tróc”; còn tôi thì chịu trách nhiệm liên hệ với cấp ủy và chính quyền địa phương nhờ hỗ trợ về mọi mặt trong công tác tu sửa trường lớp, khắc phục những thiệt hại do cơn lũ gây ra.
Thật không thể ngờ, chỉ trong một ngày chủ nhật, các học trò của tôi đã đẩy về đổ ở sân trường 4 đống đá to. Sáng thứ hai, vào trường, tôi và có lẽ tất cả các thầy trong BGH nhìn 4 đống đá đều hài lòng. Nhưng lát sau, tôi được mời ra gặp Chủ tịch UBND xã (bấy giờ là chú Tư Thêm). Chú Tư nói với tôi “Dân người ta méc với tôi là học trò của cô ra lộ cạy đá, cô về trường rầy tụi nó!”. Tôi cũng có phân trần vài câu rồi nhận khuyết điểm với Chủ tịch, hứa sẽ “chấn chỉnh”. Về trường, nhìn mấy đống đá mà tôi tức cười. Sau này, đi học quản lý, thầy dạy về tính hai mặt của thi đua, tôi lại nhớ mấy đống đá mà cười một mình!
Có xi măng, có đá rồi, chỉ đợi có cát nữa là bắt tay vào việc sửa chữa. Ủy ban xã đã hứa với tôi là sẽ chỉ đạo cho mấy lò đường đi múc cát, chờ hoài mà không thấy, sốt ruột vô cùng. Nghe nói xi măng để lâu bị “chết” tôi cũng lo. Một buổi chiều, giáo viên mách mới tôi là ở Xã đội có một bàn tiệc, trong đó có ông Chủ tịch và có cả ông Bí thư nữa (tôi đoán chắc xã hội họp gì đó, xong rồi thì ăn cơm). Tôi đến ngay bàn tiệc ấy xin gặp chú Chín Là (Bí thư) và chú Tư Thêm (Chủ tịch) để nhắc chuyện xin cát về sửa trường. Hai vị lãnh đạo địa phương và tất cả những người trong bàn tiệc đều ủng hộ và hứa sẽ chỉ đạo sớm thực hiện công việc này, với một điều kiện: tôi phải uống hết ly rượu. Từ trước đến giờ, tôi chưa hề “mím môi” các thứ bia rượu, nay mấy chú mời uống một ly, lại là rượu đế nữa chứ, tôi ngại quá; nhưng uống để có cát sửa trường thì tôi ráng. Vậy là một trăm phần trăm (!). Tối hôm đó, với một tâm trạng lạ kỳ, tôi không tài nào ngủ được. Lần đầu tiên tôi uống rượu, lần đầu tiên tôi được những người đàn ông vỗ tay tán thưởng vì thành tích cạn ly! Tôi lo, rồi đây họ sẽ nghĩ ra sao về tôi, các giáo viên có đánh giá con người tôi như vậy là không tốt không, học trò biết được tôi uống rượu đế chúng nó có cười tôi không, có bất kính với tôi không? Rồi ba má tôi biết được sẽ rầy tôi (vì ông bà rất kỹ lưỡng trong việc dạy con cái)! Mấy ý nghĩ đó đeo đuổi tôi rất lâu, dù sau ly rượu bất đắc dĩ ấy, mấy chú liền cho người đi liên hệ với các lò đường ngay.
Chỉ vài ngày sau là ghe chở cát cặp bến Bà Huyện. Học trò mang thau, thúng đến chuyển cát từ ghe lên đổ đống ở sân trường. Không mấy chốc mà cả một ghe cát đầy đã được các em học sinh vét sạch. Có xi măng, cát, đá, giờ chỉ còn nhờ bàn tay của các thợ hồ nữa là có thể làm cho hành lang và các phòng học được bằng phẳng trở lại như xưa. Thầy Châu – Hiệu phó Lao động – thông báo cho PHHS, ai biết làm hồ thì đến giúp trường. Thật tôi không ngờ có nhiều PHHS đến giúp như vậy; và đặc biệt, nhiều giáo viên như thầy Bắc, thầy Châu, thầy Điển… cũng có dịp trổ nghề “tay trái” của mình!
Ngoài xi măng do tỉnh cấp, còn các vật liệu khác thì xin và lượm, với “công nhà”, trường đã được khắc phục hư hao do cơn lũ tàn phá mà không tốn một xu. Thật đúng là “khó vạn lần dân liệu cũng xong”!
“Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt”, đó là quyết tâm của thầy trò lúc bấy giờ.
Tết Kỷ Mùi 1979 là một cái tết không bao giờ quên đối với tôi. Tưởng mùa lũ năm 1978 với bao khó khăn chồng chất đã làm cho không khí dạy học của trường nhuốm màu u ám; nào ngờ tết năm ấy, phong trào văn nghệ lại rất sôi nổi. Những thầy cô giáo trẻ như thầy Hiền, thầy Sang… trổ tài làm “đạo diễn”. Học sinh các lớp thi đua với nhau biểu diễn văn nghệ gây quỹ. Khán giả (đông nhất là PHHS) đến xem chật cả sân trường, sân chợ (Cái Tàu). Tiếng lành đồn xa, Phòng GD Chợ Mới “mời” lên biểu diễn ở huyện. Cả “đoàn hát” kéo đi “lưu diễn”. Giọng hát của em Cẩm Hường nổi tiếng từ ấy. Qua tết, tôi nói chuyện không ra tiếng!
Cuối tháng 2 năm 1979, tôi tham dự lớp bồi dưỡng “cơ sở đảng” tại Trường Đảng tỉnh, cuối tháng 3 là trở về trường. Đầu tháng 4 là nhận lệnh tổ chức học quân sự. Giáo viên xã Hội An (PTCS “A” và “B”) được “biên chế” thành một Liên đội, do đồng chí Tho ở Xã đội Hội An huấn luyện. Việc Trung Quốc cho 60 vạn quân xâm lược, tàn phá, giết hại dã man người dân thuộc 6 tỉnh ở biên giới phía bắc nước ta đầu năm 1979 đã gây cho mọi người dân Việt Nam sự căm phẫn tột độ. Tuy việc học quân sự là bắt buộc nhưng giáo viên ai cũng thể hiện tính tự giác. Cô Còn mang bầu bụng khá to cũng không xin nghỉ, người huấn luyện cho phép cô miễn những động tác “trường”, “bò”. Cuối đợt học ở trường thì tất cả Liên đội lên Mỹ Luông để bắn súng đạn thật (ở đấy 3 ngày). Trường bắn được lập tại sân vận động Mỹ Luông. Trước giờ bắn súng, Liên đội được người của Huyện đội duyệt lại các điều lệnh của quân đội. Một kỷ niệm khó quên là sau khi điểm quân số, tôi tiến đến trước mặt vị chỉ huy là Thiếu tá Tính (Huyện đội trưởng) để báo cáo. Đang giơ tay chào kiểu nhà binh một cách rất nghiêm trang thì phía sau tôi có một giọng nam nói nho nhỏ “Chỉ huy của người ta có colt, chỉ huy mình không có colt”, rồi cười khúc khích. Tôi biết vị nào đó chọc ghẹo tôi, nói hai nghĩa. Phía sau, tiếng khúc khích càng lúc càng rõ, tôi phải cố nín cười dữ lắm thì mới khỏi bị phạt híc đất! Lần kiểm tra bắn súng đó, tôi là người bắn đầu tiên (vì là Liên đội trưởng), đạt 25 điểm (3 viên đạn). Thiếu tá Tính khen: “Vậy là chết được một thằng giặc”!
Xong năm học, tháng 6 tôi lại đi học lớp quản lý ở tỉnh do Ty Giáo dục mở để bồi dưỡng cho các hiệu trưởng. Thời gian này, tôi cũng hoàn tất hồ sơ để chuẩn bị đi học lớp Trung cấp Mác Lê – nin tại Thủ Đức do Phòng Giáo dục đề cử.
Tháng 8/1979, một thầy của trường thay tôi giữ chức vụ hiệu trưởng để tôi đi học; nhưng thầy đó lại trả Quyết định cho cấp trên, không nhận nhiệm vụ này. Cho đến giờ tôi cũng chẳng biết lý do vì sao. Tôi lại tiếp tục lao vào công việc chuẩn bị năm học mới trong một tâm trạng lo sợ rằng mình sẽ không được đi học. Ngày cưới của tôi cũng gần kề, không có thời gian để lo cho việc riêng của mình. Chỉ có hai bộ đồ để về nhà chồng mà không có thời gian để may, cũng hơi tủi thân!
Đến khoảng cuối tháng 9 hay đầu tháng 10 gì đó, Phòng Giáo dục mới cử cô Xoa làm hiệu trưởng thay tôi. Tôi không đi học lớp Trung cấp được. Ty Giáo dục hứa sẽ cho đi học Trường Cán bộ quản lý & nghiệp vụ - Bộ Giáo dục - nhưng rồi sau đám cưới, tôi cũng không thể đi học được vì “vỡ kế hoạch”. Cho đến năm 1984, khi đã chuyển về Ty Giáo dục, đứa con đầu lòng lên 4, tôi mới đi học tập trung 3 năm tại TP.HCM.
Giờ nghĩ lại thời gian làm Hiệu trưởng Trường PTCS “A” Hội An, tôi thương các giáo viên thời ấy quá. Sống trong thời bao cấp, đến tháng lãnh lương và nhận hàng nhu yếu phẩm, ai cũng như ai, chẳng có gì để so bì hơn thua. Trường thiếu phòng học, có giáo viên phải đảm nhận dạy 2 lớp sáng chiều hoặc một lớp sáng và một lớp ca trưa. Rất vất vả! Trường có 8 lớp phải học ca trưa vì thiếu phòng học. Thật là tội nghiệp các em HS học ca trưa (thường bố trí lớp 3 và lớp 4 luân phiên nhau học ca trưa). Tôi sợ các em ngủ gục mà ảnh hưởng đến chất lượng học tập nên tôi đi tới đi lui ngang qua lớp học hoài, một là để động viên tinh thần các giáo viên, hai là trông chừng để các em HS đừng ngủ gục. Trường có lớp ca trưa, nhà tôi lại cách trường khoảng 3 cây số, nên tôi thường ở lại luôn buổi trưa, chỉ bỏ bụng bằng một ổ bánh mì chan mỡ hành (không biết vì tôi thích ăn như vậy hay vì tiết kiệm?). Ăn uống như thế nên tôi bị đau dạ dày day dưa. Mà lúc bấy giờ hình như tôi cũng chẳng chú ý lắm đến sức khỏe của mình, chỉ muốn làm sao cho công việc được tốt thôi. Đến lúc cưới, nhìn ảnh mình thì mới thấy sức khỏe bị sa sút nhiều. Bạn bè “quở”: mới có mấy năm mà trông lạ!
Giáo viên Trường PTCS “A” Hội An đa số đều có tay nghề rất giỏi. Tôi nể các thầy cô tốt nghiệp từ Trường Sư phạm Vĩnh Long. Trong kỳ thi Giáo viên dạy giỏi cấp huyện được tổ chức tại Mỹ Luông, cô Hồng (vợ thầy Bắc) được Hội đồng Giám khảo hết lời khen ngợi. Tôi cũng được thơm lây!
Những kỷ niệm một năm làm hiệu trưởng, giờ vẫn đầy ắp trong trong tôi!
Long Xuyên, 18.6.2015.
___________________
KHOAI LANG BỒ
Lê Văn Hiền (nguyên Tổ trưởng chuyên môn cấp II Trường PTCS A Hội An)
Tôi tốt nghiệp sau giải phóng, đổi về Trường PTCS Hội An (Chợ Mới, An Giang). Trận lụt 1978 đã nhấn chìm nhiều cánh đồng lúa trong biển nước mênh mông. Tình hình lương thực bấy giờ rất khó khăn, một số gia đình vùng quê nghèo phải trông chờ “cứu đói”. Trong nồi cơm của họ, thường phải “độn” thêm khoai hoặc chuối! Trong dân chúng, ai đó truyền tai nhau: “Có người tận dụng khoảng đất trống của gia đình, dựng bồ trồng khoai rất trúng”. Rồi trong nhiều trường PTCS thôn quê rộ lên phong trào trồng khoai lang bồ.
Nghe cũng có lý! Bồ đất cao, mỗi lớp đất chỉ việc ghim dây cho khoai bò. Cứ 3 tấc cao quanh bồ, coi như được một liếp khoai, bồ cao 2 mét, ít nhất cũng 6-7 liếp. Vậy là hai lớp 9A, 9P chọn tiết lao động để canh tác khoai lang bồ.
Lớp 9P tôi chủ nhiệm. Sau khi vận động, phân công các em đem tre, cộc, chuyển đất từ nơi khác đến, thầy trò hăng hái, tích cực dựng một bồ đất ngang 1m, dài 5m, cao 2m. Kế đến chọn dây giống; điều này tôi đã tham khảo kỹ, phải chọn dây gây mầm từ khoai mới tốt.
Sau một tháng, 2 bồ khoai ở khoảng đất trống sau trường xanh tốt hẳn lên. Mọi người xung quanh trường trầm trồ bàn tán... ! ?
Công việc tưới rất khó, vì tưới bằng thùng vòi sen nên phần trên của bồ, các em phải tạt nước lên cao. Có hôm, các em trực tưới bồ khoai ướt cả người.
Thắm thoát ngày thu hoạch cũng đến. Cả lớp háo hức bang bồ ra lượm củ. Hởi ơi! Chỉ có lớp trên cùng là có củ, nhưng củ cũng nhỏ vì đất ở mô quá cao. Còn những lớp phía dưới toàn những dây; có lẽ do độ nén của đất lớn quá nên củ không phát triển được.
Sau buổi thu hoạch, bằng lời chân thật, phụ huynh hỏi thầy trò tôi: “Bồ khoai lang vỡ ra được chừng bao nhiêu thầy?”. Thầy trò tôi bẻn lẻn! Ai đó trả lời bâng quơ: “Tập các em lao động để phát triển toàn diện vậy mà...! ?”. Sau này, tôi có nghe cô hiệu trưởng của trường kể lại, cuối năm đó, họp tổng kết tại Phòng Giáo dục huyện Chợ Mới, cô được đề nghị báo cáo điển hình về việc tổ chức cho học sinh trồng khoai lang bồ. Cô đồng ý báo cáo, nhưng mà không phải “điển hình thành công” mà là “điển hình thất bại”.
Người thầy là một mẫu mực để học trò tôn kính. Trong đó, kiến thức rất quan trọng. Trồng khoai không phải là chuyên môn của tôi (tôi dạy Toán – Lý). Thiếu hiểu biết, chưa có kinh nghiệm, không tham khảo... các bác nông dân, chỉ nghe hô hào trồng khoai lang bồ rồi bắt chước, tôi và nhiều giáo viên dạo ấy đã làm giảm đi một phần sự tin tưởng, kính trọng của học sinh và phụ huynh.
Những em học sinh được tôi “chỉ đạo” trồng khoai lang bồ ngày ấy, giờ đã nên người, có em đã lên vai nội, ngoại. Những lần họp mặt, thỉnh thoảng các em vui vẻ nhắc lại một thời canh tác khoai lang bồ. Lòng tôi cảm thấy vui vui, thèn thẹn!
______________
Bằng tốt nghiệp Tiểu học (trên) và Bằng khả năng Sư phạm (dưới).
Bằng khen.
Huy chương.
Huy chương
Tại Sở Học chánh tỉnh Sa Đéc năm 1940.
Trường Tiểu học Cái Tàu Thượng ngày khai giảng năm học mới.
Một lớp học trong giờ thi Đố em.
Khen thưởng HS đại “Giải Lê Quý Đôn” (do nhà trường tổ chức).
+ Thượng tướng Bùi Văn Huấn (Út Lê), ủng hộ 10.000.000 đồng.
+ Gia đình Chú Bùi Ngươn Mật & các con : đã gởi ủng hộ 10.000.000 VND.
+ Ban giám hiệu Trường Tiểu Học A Hội An: đóng góp 6.200.000đồng
+ Anh Lê Hồng Khâm, Ủy viên Ban thường vụ - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy AG (cũng là CHS) đóng góp 5.000.000 đồng.
+ BS Phạm Ngọc Trung - PGĐ BVĐKTT An Giang và dược sĩ Trần Thị Diệu Hiền - Trưởng khoa Dược BV Tim mạch LX đóng góp 5.000.000 đồng.
+ Ks. Nguyễn Hữu Nghĩa & Bs. Trần Kim Thi ủng hộ 5.000.000VND
+ Ông Nguyễn Văn Bé và vợ là Bà Nguyễn Thị Tre đóng góp 4.000.000 đồng
+ Bà Trương Thị Cầu (DNTN Nhọn) đóng góp 2.000.000 đồng
+ Ông Nguyễn Ngọc Ẩn (con Ô. Nguyễn Ngọc Tùng) đóng góp 1.000.000 đồng
+ Chi Hội Khuyến Học Trường Tiểu Học A Hội An ủng hộ 3.000.000VND
+ Thạc sỹ Nguyễn Kim Nương gởi tiền in sách 3.000.000 VND ủng hộ.
+ Bs. Nguyễn Thanh Hùng-Trưởng Khoa nội-BVĐK Kiêng Giang đóng góp 3.000.000VND
+ Hội Cựu Giáo Chức Xã Hội An đã ủng hộ 2.400.000VND
+ Ông Nguyễn Tấn Lực đã gởi ủng hộ in ấn là 2.000.000VND.
+ Ls. Đặng Thanh Huy đã chuyển số tiền 2.000.000VND ủng hộ.
+ BS. Lê Nhựt Tiến (Bv Mắt - TMH - RHM AG) đóng góp 2.000.000 đồng.
+ Ks. Nguyễn Quốc Trạng (CHS), hiện là PGĐ. Sở Xây dựng Đồng Tháp ủng hộ 1.000.000 đồng
+ Thạc sỹ Nguyễn Thị Tâm - Khoa Ngoại Ngữ - Trường Đại học AG ủng hộ 1.000.000 VND.
+ Cô Văn Thị Hía Cựu Giáo Viên trường A Hội An đã ủng hộ 1.000.000VND
+ Thầy Bùi Trung Hưng (năm Hưng) đã ủng hộ 1.000.000VND
+ BGH Trường Cấp II "A" Hội An đã ủng hộ tiền in 10 quyển sách
+ Cô Lê Ngọc Ánh Cựu Giáo Viên trường A Hội An đã ủng hộ 1.000.000VND
+ Thầy Nguyễn Hùng Thắm Hiệu trưởng Trường A Hội An đã ủng hộ 1.000.000VND
+ Bs. Trần Quang Khải - Đại học Cần Thơ ủng hộ 1.000.000VND
+ Cô Nguyễn Kim Thu Cựu Giáo Viên trường A Hội An đã ủng hộ 500.000VND
+ Cháu Nguyễn Trần Quân - Học sinh Trường Huỳnh Thị Hưởng - ủng hộ 200.000 VNĐ